Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Ôn tập giữa học kì I

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa học kì I được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I 

Tiết 1

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Ôn luyện lại các văn bản truyện đã học từ đầu học kì II đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.
  • Ôn luyện viết chữ hoa: viết đúng các chữ A , N, M, Đ, P, R, B hoa cỡ nhỏ, tên người, tên địa danh Việt Nam và câu ứng dụng.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Phiếu cho HS bắt thăm đoạn đọc và câu hỏi.
  • Mẫu chữ viết hoa Ă, Â, N, M, ĐP, R, B (cỡ nhỏ).
  • -Hình ảnh bản đồ Việt Nam và tranh ảnh về Nà Mạ, Đồng Tháp Mười (nếu có).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS ôn lại đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 1.

+ Đáp án:

●        Chiếc nhãn vở đặc biệt: Bạn nhỏ cảm thấy thích thú khi ngắm những quyển vở mặc áo mới

●        Cậu học sinh mới: Ngoài giờ học Lu - i và các bạn thường:

Chơi bắn bi

Chơi bóng

Câu cá

●        Gió sông Hương: Điểm đặc biệt trong cách tự giới thiệu của bạn Nhã Uyên là giọng nói của bạn rất hay và ngọt ngào.

●        Phần thưởng: Ngày đầu vào lớp Một, Nhi thích chiếc khăn quàng đỏ trên vai các anh chị lớp lớn hơn.

- GV cho nhóm bốn HS bắt thăm, đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.

- GV mời một số HS đọc và trả lời câu hỏi trước lớp.

- GV mời HS còn lại nhận xét và GV nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi bằng bông hoa cảm xúc.

Hoạt động 2: Ôn luyện viết chữ Ă, Â, N, M, Đ, P, R, B hoa (cỡ nhỏ)

a. Mục tiêu: HS ôn luyện viết chữ Ă, Â, N, M, Đ, P, R, B hoa (cỡ nhỏ)

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS quan sát mẫu chữ Ă, Â, N, M, Đ, P, R, B hoa (cỡ nhỏ), xác định chiều cao, độ rộng các chữ, cấu tạo nét của các chữ hoa (theo nhóm chữ).

+ Chữ A hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ A hoa gồm nét móc ngược tría, nét móc ngược phải và nét lượn

+Chữ Ă hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ A hoa gồm nét móc ngược tría, nét móc ngược phải, nét lượn và dấu mũ ngược

+Chữ Â hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ A hoa gồm nét móc ngược tría, nét móc ngược phải, nét lượn và dấu mũ

+Chữ N hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ N gồm nét móc ngược trái, nét xiên trái và nét móc phải.

+Chữ M hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ M gồm nét móc ngược trái, nét thẳng đứng, nét xiên phải và nét móc ngược phải.

+Chữ D hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ D gồm nét móc ngược trái, nét thắt, nét cong phải và nét cong trái

+Chữ Đ hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ Đ gồm nét móc ngược trái, nét thắt, nét cong phải, nét cong trái và nét ngang.

+Chữ P hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ P gồm nét móc trái, nét cong trái và nét cong phải.

+Chữ R hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo gồm nét móc ngược trái, nét cong trái, nét cong phải, nét thắt và nét móc ngược phải.

+Chữ B hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo gồm nét móc ngược trái và nét cong phải, nét cong phải kết hợp với nét thắt.

- GV viết mẫu hoặc cho HS  quan sát qua phần mềm viết chữ (có thể gọi HS có kĩ thuật viết tốt viết mẫu) và nêu quy trình viết 1-2 chữ hoa cỡ nhỏ.

 

- GV cho  HS viết chữ A, C, N, M, Đ, P, R, B hoa cỡ nhỏ vào VTV.

Hoạt động 3: Ôn luyện viết từ ứng dụng (tên người, tên địa danh)

a. Mục tiêu: Ôn luyện viết từ ứng dụng (tên người, tên địa danh)

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS làm BT 2

- GV yêu cầu HS đọc tìm hiểu về tên địa danh Nà Mạ (Tên một thôn ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, quê hương của anh Kim Đồng và cũng là nơi Đội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập). GV giới thiệu cho HS nghe và xác định vị trí tỉnh Cao Bằng trên bản đồ Việt Nam, vị trí thôn Nà Mạ trên bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng.

- GV yêu cầu HS về tên riêng Điệc Thanh (Tên người phụ trách đầu tiên của Đội Nhi đồng Cứu quốc khi mới thành lập, nay là Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh); Thanh Minh (Tên thật là Lý Văn Tịnh, là một trong năm đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh).

- GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét cách viết các tên tiếng Nà Mạ, Thanh Minh, Đức Thanh, và xác định độ cao các con chữ, vị trí đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các tiếng,...

 

 

- GV viết mẫu cho HS nhìn từ Nà Ma, Thanh Minh, Đức Thanh (có thể gọi HS có kĩ thuật viết tốt viết mẫu)

- GV cho HS viết các tên riêng Nà Mạ, Thanh Minh, Đức Thanh vào VTV

Hoạt động 4: Luyện viết câu ứng dụng

a. Mục tiêu: Luyện viết câu ứng dụng

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS làm BT 3

- GV cho HS đọc và tìm hiểu nghĩa của bài ca dao:

Đông Tháp Mười cò bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm

Ai đi Châu Đốc, Nam Vang,

Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen.

+ Ca dao (Ca ngợi vẻ đẹp trù phủ của vùng Đồng Tháp Mười - một vùng đất ngập nước của đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là sản vật nơi đây vô cùng phong phú với nhiều cả tôm và trồng rất nhiều hoa sen, hoa súng,...)

- GV cho HS viết câu ứng dụng vào VTV.

* DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn luyện lại các văn bản truyện đã học từ đầu học kì II đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.

+Ôn luyện viết chữ hoa: viết đúng các chữ A , N, M, Đ, P, R, B hoa cỡ nhỏ, tên người, tên địa danh Việt Nam và câu ứng dụng.

+ Chuẩn bị tiết 2 : Ôn luyện lại các văn bản thông tin đã học từ đầu học kì I: đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS bắt thăm, đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.

- HS đọc và trả lời câu hỏi trước lớp.

- HS nghe bạn và GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát mẫu chữ Ă, Â, N, M, Đ, P, R, B hoa (cỡ nhỏ), xác định chiều cao, độ rộng các chữ, cấu tạo nét của các chữ hoa (theo nhóm chữ).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS  quan sát qua phần mềm viết chữ (có thể gọi HS có kĩ thuật viết tốt viết mẫu) và nêu quy trình viết 1-2 chữ hoa cỡ nhỏ.

- HS viết chữ A, C, N, M, Đ, P, R, B hoa cỡ nhỏ vào VTV.

 

 

 

 

 

- HS làm BT 2

- HS đọc tìm hiểu về tên địa danh Nà Mạ. HS nghe và xác định vị trí tỉnh Cao Bằng trên bản đồ Việt Nam, vị trí thôn Nà Mạ trên bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng.

 

- HS về tên riêng Điệc Thanh, Thanh Minh

 

 

- HS quan sát và nhận xét cách viết các tên tiếng Nà Mạ, Thanh Minh, Đức Thanh, và xác định độ cao các con chữ, vị trí đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các tiếng,...

- HS quan sát GV viết mẫu từ Nà Ma, Thanh Minh, Đức Thanh

 

- HS viết các tên riêng Nà Mạ, Thanh Minh, Đức Thanh vào VTV

 

 

 

- HS làm BT 3

- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của bài ca dao

 

 

 

 

 

 

 

- HS viết câu ứng dụng vào VTV.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

 

 

Tiết 2

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Ôn luyện lại các văn bản thông tin đã học từ đầu học kì I: đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.
  • Nghe - viết được bài thơ Con tàu của em, ôn luyện cách viết hoa tên người, phân biệt ay / ây hoặc iêc/ iêt.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Phiếu cho HS bắt thăm đoạn đọc và câu hỏi,
  • Thẻ từ để tổ chức hoạt động chính tả.Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu:  HS ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 1.

+ Đáp án:

●        Lắng nghe những ước mơ: Những chi tiết cho thấy Hà Thu thích trở thành cô giáo dạy mĩ thuật: Lúc rảnh thường vẽ tranh hoặc chơi gấp giấy

●        Triển lãm Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy: Việc Bác Hồ dành phòng khách cho thiếu nhi tổ chứ phòng triển lãm nói lên: Bác là người rất yêu thương và quan tâm các cháu thiếu nhi, Bác luôn muốn dành những gì tốt nhất để các em được học tập và phát triển

●        Bản tin ngày hội nghệ sĩ nhí: Số lượng người tham gia ngày hội nói lên: Ngày hội được đông đảo phụ huynh và học sinh tham gia

●        Đơn xin vào Đội: Theo bạn nhỏ, Đội là tổ chức: tốt nhất giúp bạn nhỏ học tập, rèn luyện trở thành người có ích cho đất nước

-GV chia HS thành nhóm bốn HS bắt thăm, đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.

 

 

- GV mời một số HS đọc và trả lời câu hỏi trước lớp.

- GV nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi bằng bông hoa cảm xúc.

Hoạt động 2: Nghe – viết

a. Mục tiêu: HS ôn luyện khả nưng nghe – viết

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT 2

- GV cho HS đọc bài thơ Con tàu của em, trả lời câu hỏi về nội dung bài viết: Trường, lớp được bạn nhỏ so sánh với những gì?

 

- GV cho HS đánh vần một số tiếng từ ngữ khó đọc, dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: tàu, mỗi, chuyển rang...

 

- GV đọc từng dòng cho HS viết bài thơ vào VBT.

- GV đọc lại bài viết cho HS nghe, tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.

- GV nhận xét một số bài viết.

 

Hoạt động 3: Ôn luyện cách viết hoa tên riêng

a. Mục tiêu: HS ôn luyện cách viết hoa tên riêng

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 3.

- GV cho HS nhắc lại cách viết hoa tên riêng và thực hiện vào VBT (Đáp án: lâm Thanh Yên Đan ->Lâm Thanh Yên Đan; nguyễn khánh linh -> Nguyễn Khánh Linh, Lê định Huy -> Lê Đình Huy; Trần phúc nguyên -> Trần Phúc Nguyên).

- GV mời 1-2 HS trình bày BT đã chữa trước lớp

- GV nhận xét.

Hoạt động 4: Phân biệt ay/ây hoặc iêc/iêt

a. Mục tiêu: HS phân biệt ay/ây hoặc iêc/ iêt

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 4, lựa chọn BT phương ngữ cần thực hiện

 - GV cho HS tìm trong nhóm đối tượng phù hợp với mỗi bông hoa và thực hiện BT vào VBT.

 

- Gv cho HS chơi trò chơi Tiếp sức để chữa BT (Đáp án ay/ây: máy- mây – thầy – bày máy - đầy; iêc/iêt: việc - viết-miết – biếc – tiếc - xiếc).

- GV yêu cầu HS giải nghĩa và đặt câu với từ ngữ vừa điền.

- GV nhận xét và tổng kết.

 

* DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn luyện lại các văn bản thông tin đã học từ đầu học kì I: đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.

+ Chuẩn bị tiết 3: Ôn luyện lại các văn bản thơ đã học từ đầu học kì I: đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích và chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài.Ôn luyện MRVT Măng non, đặt câu với từ ngữ tìm được về hoạt động của trẻ em.

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành nhóm bốn HS bắt thăm, đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.

- HS đọc và trả lời câu hỏi trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

 

- HS xác định yêu cầu BT 2

- HS đọc bài thơ Con tàu của em, trả lời câu hỏi về nội dung bài viết: Trường, lớp được bạn nhỏ so sánh với những gì?

- HS đánh vần một số tiếng từ ngữ khó đọc, dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: tàu, mỗi, chuyển rang...

 

 

- HS viết bài thơ vào VBT.

- HS nghe, tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.

- HS lắng nghe GV nhận xét một số bài viết.

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 3.

 

 

 

- HS nhắc lại cách viết hoa tên riêng và thực hiện vào VBT

 

 

- HS lắng nghe bạn trình bày

- HS lắng nghe và nhận xét.

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 4, lựa chọn BT phương ngữ cần thực hiện

 

 

 

 

 

 

- HS tìm trong nhóm đối tượng phù hợp với mỗi bông hoa và thực hiện BT vào VBT.

- HS chơi trò chơi Tiếp sức để chữa BT.

 

- HS giải nghĩa và đặt câu với từ ngữ vừa điền.

- HS lắng nghe GV nhận xét và tổng kết.

 

- HS lắng nghe ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

 

 

 

Tiết 3

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Ôn luyện lại các văn bản thơ đã học từ đầu học kì I: đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích và chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài.
  • Ôn luyện MRVT Măng non, đặt câu với từ ngữ tìm được về hoạt động của trẻ em.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm,hoạt động cá nhân, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Phiếu cho HS bắt thăm đoạn thơ và câu hỏi.
  • Hình ảnh của huy hiệu Đội, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, hình ảnh trẻ em, hình ảnh chào cờ.
  • Tranh ảnh các phong trào, các hoạt động, việc làm của thiếu nhi.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Ôn đọc thuộc lòng

a. Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc thuộc lòng cho HS

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT1.

- GV chia HS thành nhóm bốn thi học thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích và chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài.

 

- GV mời một số HS đọc bài trước lớp.

- GV nhận xét phần đọc thuộc lòng bằng bông hoa cảm xúc.

 

Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ Măng non

a. Mục tiêu: HS mở rộng vốn từ Măng non

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 2, quan sát ô chữ và đọc các gợi ý.

- GV cho HS thi giải ô chữ trong nhóm hoặc trước lớp, có thể tổ chức thành các đội thi (Đáp án: 1. BÚP MĂNG, 2. CHĂM CHỈ, 3. NHIĐỒNG 4. DŨNG CẢM; 5. KHIÊM TỐN 6. CHÀO CỜ 7, KẾ HOẠCH NHỎ -Từ khoá: MĂNG NON).

- GV cho HS tìm hiểu thêm về một số từ ngữ tìm được ở hàng ngang, hàng dọc bằng hình ảnh, vật thật.

- GV nhận xét.

Hoạt động 3: Đặt câu về hoạt động của trẻ em

a. Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng đặt câu về hoạt động của trẻ em cho HS

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 3.

- GV cho HS đọc lại các từ ngữ tìm được ở BT 2 và quan sát hình gợi ý.

-GV cho HS đặt câu trong nhóm đối và viết vào VBT.

-GV mời 1- 2 HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét và tổng kết.

 

* DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn luyện lại các văn bản thơ đã học từ đầu học kì I: đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích và chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài. Ôn luyện MRVT Măng non, đặt câu với từ ngữ tìm được về hoạt động của trẻ em.

+ Chuẩn bị tiết 4: Ôn luyện lại các văn bản miêu tả đã học từ đầu học kì I đọc thành tiếng một đoạn trong bài và nói về một hình ảnh đẹp trong bài. Ôn luyện viết đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật.

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT1.

 

 

 

 

- HS thành nhóm bốn thi học thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích và chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài.

- HS đọc bài trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét phần đọc thuộc lòng bằng bông hoa cảm xúc.

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 2, quan sát ô chữ và đọc các gợi ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- thi giải ô chữ trong nhóm hoặc trước lớp.

 

 

- HS tìm hiểu thêm về một số từ ngữ tìm được ở hàng ngang, hàng dọc bằng hình ảnh, vật thật.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 3.

 

 

 

 

- HS đọc lại các từ ngữ tìm được ở BT 2 và quan sát hình gợi ý.

- HS đặt câu trong nhóm đối và viết vào VBT.

- 1- 2 HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét và tổng kết.

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

- HS làm theo.

 

Tiết 4

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Ôn luyện lại các văn bản miêu tả đã học từ đầu học kì I đọc thành tiếng một đoạn trong bài và nói về một hình ảnh đẹp trong bài.
  • Ôn luyện viết đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Phiếu cho HS bắt thăm đoạn đọc.
  • Tranh ảnh, vật thật một số loại đồ chơi trẻ em.
  • Hình ảnh phóng to của sơ đồ tư duy tả đồ chơi
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi của HS

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 1.

- GV cho HS hoạt động nhóm bốn thi đọc thành tiếng một đoạn trong bài văn em thích và nói về một hình ảnh đẹp trong bài.

 

- GV mời một số HS đọc bài trước lớp.

- GV nhận xét phần đọc bài bằng bông hoa cảm xúc.

Hoạt động 2: Ôn luyện viết đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật

a. Mục tiêu: rèn luyện khả năng viết đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật của HS

b. Cách thức tiến hành

-GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 2.

- GV cho HS quan sát sơ đồ và các hình ảnh hoặc đồ chơi thật để gợi ý.

- GV mời HS chia sẻ nhanh về đồ chơi em thích trong nhóm đôi, góp ý, bổ sung cho nhau.

 

- GV cho HS viết đoạn văn ngắn vào VBT.

-GV mời 1-2 HS chia sẻ bài làm trước lớp.

- GV nhận xét, nhắc lại một số lưu ý khi viết đoạn văn miêu tả đồ vật.

* DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn luyện lại các văn bản miêu tả đã học từ đầu học kì I đọc thành tiếng một đoạn trong bài và nói về một hình ảnh đẹp trong bài. Ôn luyện viết đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật

+ Chuẩn bị tiết 5: Ôn luyện khả năng đọc.

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 1.

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm bốn thi đọc thành tiếng một đoạn trong bài văn em thích và nói về một hình ảnh đẹp trong bài.

- HS đọc bài trước lớp

- HS lắng nghe GV nhận xét phần đọc bài bằng bông hoa cảm xúc.

 

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 2.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát sơ đồ và các hình ảnh hoặc đồ chơi thật để gợi ý.

- HS chia sẻ nhanh về đồ chơi em thích trong nhóm đôi, góp ý, bổ sung cho nhau.

- HS viết đoạn văn ngắn vào VBT

- 1-2 HS chia sẻ bài làm trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ

 

 

 

 

- HS làm theo

 

 

 

 

Tiết 5

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc trôi chảy bài đọc Cô Hiệu trưởng, ngắt nghỉ đóng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, bước đầu đọc phân biệt được lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật với giọng phù hợp.
  • Hiểu được nội dung bài đọc: Cô Hiệu trưởng đã giúp đỡ Tre – một HS gặp khó khăn khi nói – trở nên mạnh dạn bằng tình yêu thương và cách giảng dạy phù hợp.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm,hoạt động cá nhân, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Thẻ lựa chọn cho HS tham gia trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Ôn luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu

a. Mục tiêu: rèn luyện kĩ năng đọc của HS

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc tên bài, quan sát tranh, phỏng đoán nội dung bài đọc trong nhóm nhỏ.

 

- GV giới thiệu bài đọc “Cô Hiệu trưởng”

- GV cho HS đọc nối tiếp các đoạn của bài trong nhóm nhỏ, đọc cả bài trong nhóm đối và trước lớp.

 

- GV cho HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó

Hoạt động 2: Ôn luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho HS

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

a. Tre làm gì khi vừa tới phòng cô Hiệu trưởng?

b. Tre gặp khó khăn gì?                       

c. Tre dùng cách nào để trả lời cô hiệu trưởng

d. Theo em, cô hiệu trưởng đã làm gì để giúp Tre trở nên mạnh dạn

e. Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao?

- GV mời một vài nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét kết quả và nhận xét bài học.

 

* DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ HS rèn luyện kĩ năng đọc: Đọc trôi chảy bài đọc Cô Hiệu trưởng, ngắt nghỉ đóng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, bước đầu đọc phân biệt được lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật với giọng phù hợp. Hiểu được nội dung bài đọc: Cô Hiệu trưởng đã giúp đỡ Tre – một HS gặp khó khăn khi nói – trở nên mạnh dạn bằng tình yêu thương và cách giảng dạy phù hợp.

+ Chuẩn bị cho tiết 6: Ôn luyện nhận diện và nêu tác dụng của biện pháp tu từ So sánh. Ôn luyện đặt và mở rộng cầu về đồ chơi hoặc trò chơi.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc tên bài, quan sát tranh, phỏng đoán nội dung bài đọc trong nhóm nhỏ.

- HS lắng nghe

- HS đọc nối tiếp các đoạn của bài trong nhóm nhỏ, đọc cả bài trong nhóm đối và trước lớp.

- HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

- Một vài nhóm HS chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp:

a. Khi vừa tới phòng cô Hiệu trưởng Tre la toáng lên: "Quê Tây Nguyên".

b. Tre gặp khó khăn khi nói.

c. Tre dùng cách Ghép hình để trả lời cô hiệu trưởng.

d. Để giúp Tre trở nên mạnh dạn hơn, cô hiệu trưởng đã đặt câu hỏi để Tre trả lời.

e. Em thích nhân vật cô hiệu trưởng. Vì cô là một người bao dung, độ lượng, biết yêu thương trẻ em và rất hiền hòa, cô biết cách để giúp cho học sinh của mình hòa nhập với môi trường nhanh hơn

- HS lắng nghe GV nhận xét kết quả và nhận xét bài học.

 

 

- HS lắng nghe ghi nhớ.

 

 

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết 6

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Ôn luyện nhận diện và nêu tác dụng của biện pháp tu từ So sánh.
  • Ôn luyện đặt và mở rộng cầu về đồ chơi hoặc trò chơi.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Một vài hình ảnh cánh diều
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Ôn luyện viện pháp tu từ so sánh

a. Mục tiêu: Ôn lại biện pháp tu từ so sánh cho HS

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 1

- GV cho HS đọc các đoạn thơ, đoạn văn và tìm hình ảnh so sánh trong nhóm đối (Đáp án: Cánh diều nhat dấu á; Diều là hạt cau; Cánh diều như cảnh bướm).

- GV mời HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV nhận xét kết quả và giải thích thêm về các hình ảnh so sánh bằng vật thật, hình ảnh, video.

-GV mời 1- 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV cho HS thảo luận trong nhóm nhỏ và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh (Gợi ý: Giúp câu thơ, câu văn sinh động hơn, HS cảm nhận cánh diều quen thuộc, gần gũi hơn).

- GV nhận xét kết quả.

Hoạt động 2: Đặt câu về đồ chơi hoặc trò chơi

a. Mục tiêu: ôn luyện khả năng đặt câu về đồ chơi hoặc trò chơi cho HS

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS xác định yêu cầu của BT 2 và quan sát các gợi ý

- GV cho HS hoạt động nói trong nhóm nhỏ (khuyến khích HS nói nối tiếp các cấu thành đoạn ngắn).

- GV mời 1-2 HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV cho HS thực hiện BT vào VBT.

- GV nhận xét.

Hoạt động 3: Mở rộng cầu bằng từ ngữ trả lời câu hỏi khi nào? hoặc ở đâu?

a. Mục tiêu: rèn luyện kĩ năng mở rộng câu cho HS

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 3, đọc các câu cho trước.

- GV cho HS trao đổi trong nhóm, viết các câu được mở rộng bằng từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? hoặc Ở đâu? vào VBT (Gợi ý a. Giờ ra chơi,..; b, trên sân/ trên sân trường,...;  c. trên sân/ trên cành cây/ bên cửa sổ...)

- GV mời 2-3 HS chữa bài trước lớp.

- GV nhận xét kết quả.

 

* DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ HS về nhà ôn luyện nhận diện và nêu tác dụng của biện pháp tu từ So sánh.  Ôn luyện đặt và mở rộng cầu về đồ chơi hoặc trò chơi.

+ HS chuẩn bị trước tiết 7: Ôn luyện viết đoạn văn ngắn giới thiệu một người bạn của em. Trang trí và trình bày bài viết.

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 1

- HS đọc các đoạn thơ, đoạn văn và tìm hình ảnh so sánh trong nhóm đối

 

- HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

- 1- 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS thảo luận trong nhóm nhỏ và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh

 

- HS lắng nghe GV nhận xét kết quả.

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 2 và quan sát các gợi ý.

 

- HS hoạt động nói trong nhóm nhỏ

 

- 1-2 HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS thực hiện BT vào VBT.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 3, đọc các câu cho trước.

- HS trao đổi trong nhóm, viết các câu được mở rộng bằng từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? hoặc Ở đâu? vào VBT

- 2-3 HS chữa bài trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét kết quả.

 

- HS lắng nghe ghi nhớ:

 

 

 

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết 7

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Ôn luyện viết đoạn văn ngắn giới thiệu một người bạn của em.
  • Trang trí và trình bày bài viết.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm,hoạt động cá nhân, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Sơ đồ tư duy giới thiệu một người bạn.
  • Một số bài tự giới thiệu đã học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Ôn luyện viết đoạn văn ngắn giới thiệu một người bạn của em

a. Mục tiêu: rèn luyện khả năng viết đoạn văn của HS

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 1 và sơ đồ gợi ý.

- GV cho HS trao đổi đoạn văn tự giới thiệu trong nhóm đối, đọc lại các bài tự giới thiệu đã học để tìm ý cho đoạn viết.

 

- GV cho HS thực hiện vào VBT.

-GV mời 1- 2 HS đọc đoạn văn trước lớp.

- GV nhận xét bài viết.

Hoạt động 2: trang trí và trưng bày bài viết

a.Mục tiêu: rèn luyện khả năng trang trí và trưng bày bài viết của HS

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS trang trí và trưng bày bài viết bằng kĩ thuật Phòng tranh.

- GV cho HS quan sát, đọc và nhận xét bài viết của bạn.

- GV tổng kết bài học.

*DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Chuẩn bị cho chủ điểm mới: Chủ điểm 5: Ước mơ tuổi thơ

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 1 và sơ đồ gợi ý.

 

- HS trao đổi đoạn văn tự giới thiệu trong nhóm đối, đọc lại các bài tự giới thiệu đã học để tìm ý cho đoạn viết.

- HS thực hiện vào VBT.

- 1- 2 HS đọc đoạn văn trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét bài viết.

 

 

 

 

- HS trang trí và trưng bày bài viết bằng kĩ thuật Phòng tranh.

- HS quan sát, đọc và nhận xét bài viết của bạn.

- HS lắng nghe GV tổng kết bài học.

 

- HS lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

- HS lằm theo

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Ôn tập giữa học kì I . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận