Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 12 Ôn Tập Giữa Học Kì II

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Ôn Tập Giữa Học Kì II được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 1- 7)

Tiết 1

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Ôn luyện lại các văn bản truyện đã học từ đầu học kì II đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.
  • Ôn luyện viết chữ hoa: viết đúng các chữ V, H, O, Q, U, Ư, Y, X, Y hoa cỡ nhỏ, tên người, tên địa danh Việt Nam và câu ứng dụng.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Phiếu cho HS bắt thăm đoạn đọc và câu hỏi.
  • Mẫu chữ viết hoa V, H, O, Q, U, Ư, Y, X, Y (cỡ nhỏ).
  • -Hình ảnh bản đồ Việt Nam và tranh ảnh về Hồ Gươm, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn,  Đài Nghiên, Tháp Bút (nếu có).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh

- SHS.

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS ôn lại đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 1

+ Đáp án:

- Các loài hoa bất chợt nhận ra cái cây khẳng khiu mọi khi giờ đã khoác lên mình một chiếc áo đẹp tuyệt vời

- Vì bản nhạc rất trong sáng và đáng yêu

- Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài chải chuốt ra dáng một nhà vô địch

- Vì nó đã được chị vành khuyên uống vào

-GV cho nhóm bốn HS bắt thăm, đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.

- GV mời một số HS đọc và trả lời câu hỏi trước lớp.

- GV mời HS còn lại nhận xét và GV nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi bằng bông hoa cảm xúc.

 

Hoạt động 2: ôn luyện viết chữ V, H, O, Q, U, Ư, Y, X ( cỡ nhỏ)

a.   Mục tiêu: HS ôn luyện viết chữ V, H, O, Q, U, Ư, Y, X ( cỡ nhỏ)

b.  Cách thức tiến hành

- GV cho HS quan sát mẫu chữ V, H, O, Q, U, Ư, Y, X hoa (cỡ nhỏ), xác định chiều cao, độ rộng các chữ, cấu tạo nét của các chữ hoa (theo nhóm chữ).

+ Chữ V hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ V  hoa gồm nét móc ngược tría, nét móc ngược phải và nét lượn

+Chữ H hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ H hoa gồm nét móc ngược tría, nét móc ngược phải, nét lượn và dấu mũ ngược

+Chữ O hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ O hoa gồm nét móc ngược tría, nét móc ngược phải, nét lượn và dấu mũ

+Chữ Q hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ Q gồm nét móc ngược trái, nét xiên trái và nét móc phải.

+Chữ U hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ U gồm nét móc ngược trái, nét thẳng đứng, nét xiên phải và nét móc ngược phải.

+Chữ Ư hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ Ư gồm nét móc ngược trái, nét thắt, nét cong phải và nét cong trái

+Chữ Y hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ Y gồm nét móc ngược trái, nét thắt, nét cong phải, nét cong trái và nét ngang.

+Chữ X hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ X gồm nét móc trái, nét cong trái và nét cong phải.

- GV viết mẫu hoặc cho HS  quan sát qua phần mềm viết chữ (có thể gọi HS có kĩ thuật viết tốt viết mẫu) và nêu quy trình viết 1-2 chữ hoa cỡ nhỏ.

- GV cho  HS viết chữ V, H, O, Q, U, Ư, Y, X hoa cỡ nhỏ vào VTV.

Hoạt động 3: Luyện viết từ ứng dụng (tên địa danh)

a.    Mục tiêu: Ôn luyện viết từ ứng dụng ( tên địa danh

b.   Cách thức tiến hành

-       GV yêu cầu HS tìm hiểu về địa danh Quốc Oai ( một huyện nằm ở phía Tây Thủ Đô Hà Nội), Ứng Hòa ( một huyện nằm ở phía Nam thủ đô Hà Nội), Yên Viên ( một thị trấn thuộc huyện Gia Lâm – Hà Nội). GV giới thiệu vị trí Hà Nội trên bản đồ Việt Nam, vị trí huyện Quốc Oai, huyện Ứng Hóa, huyện Gia Lâm và thị trấn Yên Viên trên bản đồ hành chính

-       GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét cách viết Quốc Oai, Ứng Hòa, Yên Viên, Gia Lâm

-       GV cho HS xác định độ cao các con chữ, vị trí đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các tiếng

-       GV viết mẫu chữ Yên Viên

-       GV cho HS viết các tên riêng vào VTV

Hoạt động 4: Luyện viết câu ứng dụng

a.    Mục tiêu: Luyện viết câu ứng dụng

b.   Cách thức tiến hành

-   GV cho HS làm BT3

-   GV cho HS tìm hiểu nghĩa bài ca dao

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này

+ Ca dao ( Ca ngợi vẻ đẹp cổ kính của Thăng Long – Hà Nội) gửi gắm niềm tự hào của tác giả về giá trị văn hóa mà cha ông để lại nhắn nhủ con cháu biết ơn công lao của  cha ông, biêt trân trọng gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc

- GV cho Hs viết câu ứng dụng vào VTV

* DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn luyện lại các văn bản truyện đã học từ đầu học kì II đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.

+Ôn luyện viết chữ hoa: viết đúng các chữ V, H, O, Q, U, Ư, Y, X hoa cỡ nhỏ, tên người, tên địa danh Việt Nam và câu ứng dụng.

+ Chuẩn bị tiết 2 : Ôn luyện lại các văn bản thông tin đã học từ đầu học kì I: đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-   HS xác định yêu cầu của BT 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       HS bắt thăm, đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.

-       HS đọc và trả lời câu hỏi trước lớp.

-        HS nghe bạn và GV nhận xét.

 

 

 

 

- HS quan sát mẫu chữ V, H, O, Q, U, Ư, Y, X hoa (cỡ nhỏ), xác định chiều cao, độ rộng các chữ, cấu tạo nét của các chữ hoa (theo nhóm chữ).

- HS  quan sát qua phần mềm viết chữ (có thể gọi HS có kĩ thuật viết tốt viết mẫu) và nêu quy trình viết 1-2 chữ hoa cỡ nhỏ.

- HS viết chữ V, H, O, Q, U, Ư, Y, X hoa cỡ nhỏ vào VTV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm BT 2

- HS đọc tìm hiểu về tên địa danh Quốc Oai, Ứng Hòa, Yên Viên. HS nghe và xác định vị trí tỉnh Hà Nội trên bản đồ Việt Nam, vị trí các địa danh trên bản đồ hành chính Hà Nội

- HS quan sát và nhận xét cách viết các tên tiếng Quốc Oai, Ứng Hòa, Yên Viên, Gia Lâm, và xác định độ cao các con chữ, vị trí đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các tiếng,...

- HS quan sát GV viết mẫu từ Yên Viên

- HS viết các tên riêng Quốc Oai, Ứng Hòa, Yên Viên, Gia Lâm vào VTV

 

- HS làm BT 3

- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của bài ca dao

 

 

 

 

 

 

- HS viết câu ứng dụng vào VTV.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

 

 


 

Tiết 2

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Ôn luyện lại các văn bản thông tin đã học từ đầu học kì II: đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.
  • Nghe - viết được bài Cá linh, ôn luyện cách viết hoa tên người và địa danh phân biệt s/x hoặc ăc/ăt
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Phiếu cho HS bắt thăm đoạn đọc và câu hỏi,
  • Thẻ từ để tổ chức hoạt động chính tả.Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh

- SHS.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu:  HS ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 1.

+ Đáp án

·        Cuộc đua ghe ngo bắt đầu khi tiếng còi vang lên báo hiệu lệnh xuất phát, theo nhịp lệnh của người chỉ huy các thành viên đồng loạt mạnh mẽ vung mái chèo đưa ghe tiến về đích.

·        Em thích hài kịch Câu chuyện ngày xuân vì dí dỏm và vui nhộn

·        Người đóng góp lớn cho thể thao Việt Nam là Nguyễn Thị Ánh Viên, thuộc bộ môn bơi lội

·        Hình ảnh những đám mây nhuộm sắc xà cừ óng ánh điệu đà.

- GV chia HS thành nhóm bốn HS bắt thăm, đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.

- GV mời một số HS đọc và trả lời câu hỏi trước lớp.

- GV nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi bằng bông hoa cảm xúc.

Hoạt động 2: Nghe – viết

a.    Mục tiêu: HS ôn luyện khả năng nghe viết

b.   Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT 2

- GV cho HS đọc bài Cá linh , trả lời câu hỏi về nội dung bài viết: Ánh mắt cá linh được so sánh với cái gì?

 

- GV cho HS đánh vần một số tiếng từ ngữ khó đọc, dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: lai láng, cá linh, sền sệt, thủy tinh

 

- GV đọc từng dòng cho HS viết bài thơ vào VBT.

- GV đọc lại bài viết cho HS nghe, tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.

- GV nhận xét một số bài viết

 

Hoạt động 3: Ôn luyện cách viết các tên nước ngoài

a. Mục tiêu: HS ôn luyện cách viết hoa tên riêng

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 3.

GV cho HS nhắc lại cách viết hoa tên riêng và thực hiện vào VBT

- GV mời 1-2 HS trình bày BT đã chữa trước lớp

- GV nhận xét.

 

Hoạt động 4: Phân biệt s/x hoặc ăc/ăt

a. Mục tiêu: HS phân biệt s/x hoặc ăc/ăt

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 4, lựa chọn BT phương ngữ cần thực hiện

- GV cho HS tìm trong nhóm đối tượng phù hợp với mỗi bông hoa và thực hiện BT vào VBT.

 

- Gv cho HS chơi trò chơi Tiếp sức để chữa BT (Đáp án s/x: sao, sương, xôi, xấu, sẻ, sóc; ăc/ăt: mắt, sắc, sắc, mặc, ngắt).

- GV yêu cầu HS giải nghĩa và đặt câu với từ ngữ vừa điền.

- GV nhận xét và tổng kết.

* DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn luyện lại các văn bản thông tin đã học từ đầu học kì II: đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.

+ Chuẩn bị tiết 3: Ôn luyện lại các văn bản thơ đã học từ đầu học kì II: đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích và chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành nhóm bốn HS bắt thăm, đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.

 

 

 

- HS đọc và trả lời câu hỏi trước lớp.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

 

- HS xác định yêu cầu BT 2

- HS đọc bài Cá linh trả lời câu hỏi về nội dung bài viết: Ánh mắt cá linh được so sánh với cái gì?

- HS đánh vần một số tiếng từ ngữ khó đọc, dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: lai láng, cá linh, sền sệt, thủy tinh

- HS viết bài thơ vào VBT.

- HS nghe, tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.

- HS lắng nghe GV nhận xét một số bài viết.

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 3.

- HS nhắc lại cách viết hoa tên riêng và thực hiện vào VBT

- HS lắng nghe bạn trình bày

- HS lắng nghe và nhận xét.

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 4, lựa chọn BT phương ngữ cần thực hiện

- HS tìm trong nhóm đối tượng phù hợp với mỗi bông hoa và thực hiện BT vào VBT.

- HS chơi trò chơi Tiếp sức để chữa BT.

 

- HS giải nghĩa và đặt câu với từ ngữ vừa điền.

- HS lắng nghe GV nhận xét và tổng kết.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

 

 

 

 


 

Tiết 3

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Ôn luyện lại các văn bản thơ đã học từ đầu học kì II: đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích và chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài.
  • Ôn tập về từ ngữ theo chủ đề đã học từ đâu học kì II; Giải được ô chữ  Niềm vui, đặt được câu với từ ngữ tìm được
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm,hoạt động cá nhân, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Phiếu cho HS bắt thăm đoạn thơ và câu hỏi.
  • Hình ảnh của huy hiệu Đội, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, hình ảnh trẻ em, hình ảnh chào cờ.
  • Tranh ảnh các phong trào, các hoạt động, việc làm của thiếu nhi.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh

- SHS.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Ôn đọc thuộc lòng

a. Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc thuộc lòng cho HS

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT1.

- GV chia HS thành nhóm bốn thi học thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích và chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài.

 

- GV mời một số HS đọc bài trước lớp.

- GV nhận xét phần đọc thuộc lòng bằng bông hoa cảm xúc.

 

 

Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ

a.    Mục tiêu: HS mở rộng vốn từ

b.   Cách thức tiến hành

-        GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 2, quan sát ô chữ và đọc các gợi ý.

 

- GV cho HS thi giải ô chữ trong nhóm hoặc trước lớp, có thể tổ chức thành các đội thi (Đáp án: 1. ĐÁ BÓNG, 2.HỘI, 3. CHÚ HỀ, 4. VỖ TAY, 5.THU, 6.CƯỜI)- TỪ KHÓA: NIỀM VUI

- GV cho HS tìm hiểu thêm về một số từ ngữ tìm được ở hàng ngang, hàng dọc bằng hình ảnh, vật thật.

Hoạt động 3: Đặt câu về hoạt động của trẻ em

a. Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng đặt câu về hoạt động của trẻ em cho HS

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 3.

- GV cho HS đọc lại các từ ngữ tìm được ở BT 2 và quan sát hình gợi ý.

-GV cho HS đặt câu trong nhóm đối và viết vào VBT.

-GV mời 1- 2 HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét và tổng kết

 

 

 

 

 

* DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn luyện lại các văn bản thơ đã học từ đầu học kì I: đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích và chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài.

+ Chuẩn bị tiết 4: Ôn luyện lại các văn bản miêu tả đã học từ đầu học kì II đọc thành tiếng một đoạn trong bài và nói về một hình ảnh đẹp trong bài. Ôn luyện viết đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật

 

 

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT1.

 

 

 

- HS thành nhóm bốn thi học thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích và chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài.

- HS đọc bài trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét phần đọc thuộc lòng bằng bông hoa cảm xúc.

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 2, quan sát ô chữ và đọc các gợi ý.

 

 

 

 

 

 

 

- thi giải ô chữ trong nhóm hoặc trước lớp.

 

 

- HS tìm hiểu thêm về một số từ ngữ tìm được ở hàng ngang, hàng dọc bằng hình ảnh, vật thật.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 3.

- HS đọc lại các từ ngữ tìm được ở BT 2 và quan sát hình gợi ý.

- HS đặt câu trong nhóm đối và viết vào VBT.

- 1- 2 HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét và tổng kết.

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

- HS làm theo.

 

Tiết 4

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Ôn luyện lại các văn bản miêu tả đã học từ đầu học kì II đọc đúng đoạn văn trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn vừa học.
  • Ôn luyện viết đoạn văn ngắn thuật lại môt hoạt động ở trường
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Phiếu cho HS bắt thăm đoạn đọc.
  • Tranh ảnh, vật thật một số loại đồ chơi trẻ em.
  • Hình ảnh phóng to của sơ đồ tư duy tả đồ chơi
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh

- SHS.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi của HS

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 1.

- GV cho HS hoạt động nhóm bốn thi đọc thành tiếng một đoạn trong bài văn em thích và nói về một hình ảnh đẹp trong bài.

 

- GV mời một số HS đọc bài trước lớp.

- GV nhận xét phần đọc bài bằng bông hoa cảm

xúc.

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Ôn luyện viết đoạn văn ngắn thuật lại 1 hoạt động ở trường mà em thích dựa vào gợi ý?

a.    Mục tiêu: Rèn luyện khả năng viết đoạn văn ngắn thuật lại 1 hoạt động ở trường mà em thích

b.   Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 2.

- GV cho HS quan sát sơ đồ và các hình ảnh hoặc đồ chơi thật để gợi ý.

- GV mời HS chia sẻ nhanh về đồ chơi em thích trong nhóm đôi, góp ý, bổ sung cho nhau.

- GV cho HS viết đoạn văn ngắn vào VBT.

-GV mời 1-2 HS chia sẻ bài làm trước lớp.

- GV nhận xét, nhắc lại một số lưu ý khi viết đoạn văn miêu tả đồ vật.

* DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn luyện lại các văn bản miêu tả đã học từ đầu học kì II đọc thành tiếng một đoạn trong bài và nói về một hình ảnh đẹp trong bài. Ôn luyện viết ngắn thuật lại 1 hoạt động ở trường mà em thích

+ Chuẩn bị tiết 5: Ôn luyện khả năng đọc.

 

 

 

 

 

HS xác định yêu cầu của BT 1.

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm bốn thi đọc thành tiếng một đoạn trong bài văn em thích và nói về một hình ảnh đẹp trong bài.

- HS đọc bài trước lớp

- HS lắng nghe GV nhận xét phần đọc bài bằng bông hoa cảm xúc.

 

 

HS xác định yêu cầu của BT 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát sơ đồ và các hình ảnh hoặc đồ chơi thật để gợi ý.

- HS chia sẻ nhanh về đồ chơi em thích trong nhóm đôi, góp ý, bổ sung cho nhau.

- HS viết đoạn văn ngắn vào VBT

- 1-2 HS chia sẻ bài làm trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ

 

 

 

 

- HS làm theo

 

 

 


 

Tiết 5

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc trôi chảy bài đọc Hoa thắp lửa, ngắt nghỉ đóng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, bước đầu đọc phân biệt được lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật với giọng phù hợp.
  • Hiểu được nội dung bài đọc: Hoa thắp lửa – ngợi ca vẻ đẹp của cây gạo bà trồng cảnh vật và tình cảm bà cháu.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm,hoạt động cá nhân, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Thẻ lựa chọn cho HS tham gia trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh

- SHS.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Ôn luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu

a. Mục tiêu: rèn luyện kĩ năng đọc của HS

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc tên bài, quan sát tranh, phỏng đoán nội dung bài đọc trong nhóm nhỏ.

- GV giới thiệu bài đọc “Hoa thắp lửa”

- GV cho HS đọc nối tiếp các đoạn của bài trong nhóm nhỏ, đọc cả bài trong nhóm đối và trước lớp.

- GV cho HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó

Hoạt động 2: Ôn luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho HS

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

a. Cây gạo trước nhà Thắm do ai trồng?

b. tháng Ba cây gạo thay đổi thế nào?

* Nở hoa đỏ ối một góc trời

* Thưa thớt rồi rụng lá, héo khô

* Nở vàng cả bến sông

c. Theo mẹ Thắm vì sao cây gạo ra hoa thưa thớt rồi rụng lá, héo khô?

d. VÌ sao khi hoa cải nở vàng và chim chóc bay về ven sông, Thắm thấy nhớ bà nội?

e. Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với mỗi từ sau

g. Đặt một câu có hình ảnh so sánh về hoa gạo

- GV mời một vài nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- GV nhận xét kết quả và nhận xét bài học.

* DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ HS rèn luyện kĩ năng đọc: Đọc trôi chảy bài đọc Hoa thắp lửa ngắt nghỉ đóng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, bước đầu đọc phân biệt được lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật với giọng phù hợp. Hiểu được nội dung bài đọc: Hoa thắp lửa – ngợi ca vẻ đẹp của cây gạo bà trồng cảnh vật và tình cảm bà cháu

+ Chuẩn bị cho tiết 6: Ôn luyện nhận diện và nêu tác dụng của biện pháp tu từ So sánh. Ôn luyện đặt và mở rộng cầu về đồ chơi hoặc trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc tên bài, quan sát tranh, phỏng đoán nội dung bài đọc trong nhóm nhỏ.

- HS lắng nghe

- HS đọc nối tiếp các đoạn của bài trong nhóm nhỏ, đọc cả bài trong nhóm đối và trước lớp.

- HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi

- Một vài nhóm HS chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp:

a. Cây gạo trước nhà Thắm là do bà nội trồng

b. Tháng ba cây gạo nở đỏ ối một góc trời.

c. Thoe mẹ Thắm cây gạo ra hoa thưa thớt rồi rụng lá héo khô vì nó  buồn do nhớ bà

d. Thắm nhớ đến cây gạo và nhớ đến bà nội

e. Buồn >< vui

Mới >< cũ

Nhớ >< quên

c.               Hoa gạo trông như những ngọn lửa đỏ rực cả góc trời

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe ghi nhớ.

 

 

 

 

 

- HS làm theo.

 

 


 

Tiết 6

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Ôn luyện về dấu câu: dấu phẩy.
  • Ôn luyện về câu: câu cầu khiến, câu cảm
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Một vài hình ảnh cánh diều
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh

- SHS.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Ôn luyện về dấu câu

a. Mục tiêu: Ôn lại dấu câu

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 1

- GV cho HS thêm dấu phẩy vào câu.

* Bóng đá, bơi lội,  cờ vua, võ thuật là những môn thể thao được trẻ em yêu thích

* Lớp em tham gia tốp ca, diễn kịch, nhảy dân vũ

* Sáng sớm, khi mặt trời vừa lên những chú chim đã cất tiếng véo von

- GV mời HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV nhận xét kết quả và giải thích thêm về dấu phảy và tác dụng.

-GV mời 1- 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV cho HS thảo luận trong nhóm nhỏ và nêu tác dụng của dấu phảy (Gợi ý: để tách các bộ phận, thành phần có vai trò tương đương nhau trong câu).

- GV nhận xét kết quả.

Hoạt động 2: Ôn luyện về câu

a.    Mục tiêu: ôn luyện  về câu

b.   Cách thức tiến hành

I.     GV cho Hs xác định yêu cầu BT2 và quan sát gợi ý

II. GV cho HS hoạt động trong nhóm nhỏ

Đáp án:

a.   Câu cảm thán “Ôi chao con cá sấu to quá”

b.   Câu cầu khiến “Ở đây chơi với chúng em một chút nào!”

- GV mời HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV nhận xét kết quả và giải thích thêm về các câu cầu khiến, câu cảm.

-GV mời 1- 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV nhận xét kết quả.

* DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ HS về nhà ôn luyện nhận diện và nêu tác dụng của dấu phẩy.  Ôn luyện đặt câu cảm về một con vật hay một loài cây

+ HS chuẩn bị trước tiết 7: Ôn luyện viết đoạn văn ngắn giới thiệu một người bạn của em. Trang trí và trình bày bài viết.

 

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 1 và quan sát các gợi ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1-2 HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS thực hiện BT vào VBT.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS xác uđịnh yêu cầu của BT 2 và quan sát các gợi ý.

 

- HS hoạt động nói trong nhóm nhỏ

 

- 1-2 HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS thực hiện BT vào VBT.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

- HS lắng nghe ghi nhớ:

 

 

 

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

 

 


 

Tiết 7

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Ôn luyện viết đoạn văn ngắn về việc góp phần bảo vệ môi trường dựa vào gợi ý
  • Trang trí và trình bày bài viết.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm,hoạt động cá nhân, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Sơ đồ tư duy giới thiệu một việc tốt mà em làm.
  • Một số bài tự giới thiệu đã học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh

- SHS.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Ôn luyện viết đoạn văn ngắn về một việc làm góp phần bảo vệ môi trường

a. Mục tiêu: rèn luyện khả năng viết đoạn văn của HS

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 1 và sơ đồ gợi ý.

- GV cho HS trao đổi đoạn văn tự giới thiệu trong nhóm đối, đọc lại các bài tự giới thiệu đã học để tìm ý cho đoạn viết.

 

- GV cho HS thực hiện vào VBT.

-GV mời 1- 2 HS đọc đoạn văn trước lớp.

- GV nhận xét bài viết.

Hoạt động 2: trang trí và trưng bày bài viết

a.Mục tiêu: rèn luyện khả năng trang trí và trưng bày bài viết của HS

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS trang trí và trưng bày bài viết bằng kĩ thuật Phòng tranh.

- GV cho HS quan sát, đọc và nhận xét bài viết của bạn.

- GV tổng kết bài học.

*DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Chuẩn bị cho chủ điểm mới: Chủ điểm Quê hương tươi đẹp

 

 

 

 

 

 

 

 

II. HS xác định yêu cầu của BT 1 và sơ đồ gợi ý.

 

- HS trao đổi đoạn văn tự giới thiệu trong nhóm đối, đọc lại các bài tự giới thiệu đã học để tìm ý cho đoạn viết.

- HS thực hiện vào VBT.

- 1- 2 HS đọc đoạn văn trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét bài viết.

 

 

 

 

 

 

- HS trang trí và trưng bày bài viết bằng kĩ thuật Phòng tranh.

- HS quan sát, đọc và nhận xét bài viết của bạn.

- HS lắng nghe GV tổng kết bài học.

 

- HS lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

- HS lằm theo



Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 12 Ôn Tập Giữa Học Kì II . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận