Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 8 Bài 1: Ông Ngoại

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 1: Ông Ngoại được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 8. MÁI ẤM GIA ĐÌNH (TUẦN 16 - 17)

BÀI 1: ÔNG NGOẠI (TIẾT 1 – 4)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Nói về hoạt động của người trong tranh, nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài đọc và tranh minh hoạ.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đóng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, bước đầu đọc lời nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Ông ngoại là người yêu thương, luôn chăm lo, chỉ bảo mọi điệu cho bạn nhỏ những ngày chuẩn bị vào lớp Một.
  • Tìm đọc một bài thơ về gia đình, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn về nội dung bài thơ.
  • Viết đúng kiểu chữ hoa: I,K, tên người và câu ứng dụng.
  • MRVT về Gia đình, mở rộng câu Vì sao?, Nhờ đầu?.
  • Viết được lời cảm ơn gửi tới thầy giáo hoặc cô giáo đầu tiên của em.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái của bản thân.
  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực
  • Bồi dưỡng tình cảm yêu thương cha mẹ, anh chị em, ông bà, người thân, thể hiện tình cảm, trách nhiệm với ông bà, cha mẹ và người thân bằng các việc làm cụ thể,...
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm,hoạt động cá nhân, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh, video clip người thân giúp con em học tập, cùng các em vui chơi,... (nếu có).
  • Bảng phụ ghi đoạn từ Ông còn nhấc bổng tôi trên tay... đến hết.
  • Mẫu chữ viết hoa I, K cỡ nhỏ.
  • Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi khi thực hiện các BT luyện từ và câu.
  • Một số mẫu lời cảm ơn (nếu có).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • HS mang theo sách có bài thơ về gia đình và Phiếu đọc sách đã ghi chép về bài thơ đã đọc.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

Tiết 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV giới thiệu tên chủ điểm Mái ấm gia đình, HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm.

 

- GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi.

- GV nêu yêu cầu: Nói về hoạt động của mọi người trong một bức tranh dưới đây:

- GV gợi ý HS: HS nói về nội dung tranh -> Ông bà, cha mẹ là những người luôn quan tâm, chăm sóc con cháu từ ăn ngủ, học hành, vui chơi,..., đọc tên bài, phỏng đoán nội dung bài đọc.

- GV mời đại diện 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV yêu cầu HS đọc tên bài “Ông ngoại”, quan sát tranh minh họa bài đọc và phỏng đoán về nội dung bài học.

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Ông ngoại” có phải là người thân yêu gần gũi với mỗi chúng ta, ông ngoại của bạn nhỏ cũng vậy sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu tình cảm của hai ông cháu bạn nhỏ trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Ông Ngoại (Tiết 1)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài “Ông ngoại” với giọng người dẫn chuyển thong thả, trìu mến, thể hiện thái độ trân trọng, giọng ông ngoại trầm ấm, thể hiện thái độ thân thương, yêu quý cháu, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ cảnh sắc bầu trời mùa thu, khung cảnh trường học, việc làm, thái độ của ông ngoại, từ ngữ chỉ việc làm, thái độ của người cháu

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe 1 lượt bài “Ông ngoại”:

+ Giọng người dẫn chuyển thong thả, trìu mến, thể hiện thái độ trân trọng.

+Giọng ông ngoại trầm ấm, thể hiện thái độ thân thương, yêu quý cháu.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ cảnh sắc bầu trời mùa thu, khung cảnh trường học, việc làm, thái độ của ông ngoại, từ ngữ chỉ việc làm, thái độ của người cháu.

- GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc một số từ khó: lặng lẽ, vắng lặng, loang lổ, trong trẻo,...

+ Cách ngắt nghỉ một số câu dài:

·        Những cơn gió nóng mùa hè. đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng.//

·        Trời xanh ngắt trên cao,/ xanh như dòng sông trong,/ trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.//

·        Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy/ là tiếng trống trường đầu tiên/, âm vang mãi trong đời đi học của tôi/ sau này://;...

 + Giải thích một số từ ngữ khó:

·        Lặng lẽ: im lặng, không có tiếng động, tiếng ồn.

·        Vắng lặng:vắng vẻ và yên tĩnh....

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc “Phần thưởng”; rút ra được nội dung của bài học. 

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc một lần nữa.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Tìm những hình ảnh đẹp của thành phố khi sắp vào thu.

+ Câu 2: Ông ngoại đã làm những gì cho bạn nhỏ khi chuẩn bị vào lớp Một?

+Câu 3: Em thích nhất việc làm nào của hai ông cháu khi đến thăm trường? Vì sao?

+ Câu 4: Vì sao bạn nhỏ gọi ông Ngoại là thầy giáo đầu tiên?

+ Câu 5: Nói với bạn về thầy giáo hoặc cô giáo đầu tiên của em.

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Ông ngoại là người yêu thương, luôn chăm lo, chỉ bảo mọi điệu cho bạn nhỏ những ngày chuẩn bị vào lớp Một.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài “Ông ngoại” cho người thân nghe, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 2: Luyện đọc bại “ Ông ngoại” và đọc mở rộng – Đọc một bài thơ về gia đình.

 

 

 

 

- HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Mái ấm gia đình

- HS hoạt động nhóm đôi.

- HS lắng nghe yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

- Đại diện 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- HS đọc tên bài “Ông ngoại”, quan sát tranh minh họa bài đọc và phỏng đoán về nội dung bài học.

- Đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu một lượt bài “Ông ngoại”

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm.

- 1 HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm lại bài đọc một lần nữa.

- HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi:

+ Câu 1: Thành phố sắp vào thu có nhiều nét đẹp: những cơn gió nóng mùa hè nhường chỗ cho luồng khí mát dịu vào mỗi sáng. Trời cao xanh ngắt như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.

+ Câu 2: Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học: ông dẫn bạn đi mua vở, chọn bút, ông hướng dẫn cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy những chữ cái đầu tiên.

+ Câu 3: Có thể chọn hình ảnh sau: "Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này."

+ Câu 4: Bạn nhỏ gọi ông là người thầy đầu tiên vì:

- Ông là người đã dạy cho cậu bé những chữ cái đầu tiên.

- Là người đầu tiên đưa cậu bé tới trường, tham quan lớp học.

+ Câu 5: Với em thầy giáo đầu tiên của em chính là mẹ, mẹ là người dạy em những nét chữ đầu tiên, những con số đầu tiên. Mẹ còn dạy em khi là học sinh cần phải chăm chì và cần cù

- HS lắng nghe GV nhận xét, kết luận.

 

 

 

- HS lắng nghe nghi nhớ

 

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

 

 

 

 

Tiết 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và nhắc lại bài cũ

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS xác định được giọng đọc của bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài.( giọng người dẫn chuyển thong thả, trìu mến, thể hiện thái độ trân trọng, giọng ông ngoại trầm ấm, thể hiện thái độ thân thương, yêu quý cháu, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ cảnh sắc bầu trời mùa thu, khung cảnh trường học, việc làm, thái độ của ông ngoại, từ ngữ chỉ việc làm, thái độ của người cháu)

- GV đọc lại đoạn từ Ông còn nhấc bổng tôi trên tay... đến hết cho HS nghe

- GV cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Ông còn nhấc bỗng tôi trên tay... đến hết.

 

- GV cho HS khá, giỏi đọc cả bài.

- GV nhận xét.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết phiếu đọc sách

a. Mục tiêu: HS tìm đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,...) một bài thơ về gia đình theo hướng dẫn của giáo viên.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn học sinh viết vào phiếu đọc sách những điều mà HS thấy thú vị.

 

- GV nhận xét, đánh giá việc viết Phiếu đọc sách của cả lớp.

Hoạt động 2: Chia sẻ với bạn về nội dung bài thơ

a. Mục tiêu: HS chia sẻ với bạn trong nhóm về Phiếu đọc sách của mình

b. Cách thức tiến hành

- GV chia HS hoạt động thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.

- GV cho HS một vài gợi ý để hoạt động nhóm:

+ Bài thơ nói về nội dung gì?

+ Tình cảm giữa nhưng người trong gia đình thế nào?

+ ...

- Kết thúc thời gian hoạt động nhóm GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm của lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài “Ông ngoại” cho người thân nghe, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 3: Ôn tập viết chữ I, K hoa.  Luyện viết từ, câu ứng dụng

 

 

 

 

- HS xác định được giọng đọc của bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài.

 

 

 

 

 

- HS nghe GV đọc đoạn từ Ông còn nhấc bổng tôi trên tay... đến hết

- HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Ông còn nhấc bỗng tôi trên tay... đến hết.

- HS khá, giỏi đọc cả bài.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

-  HS viết vào Phiếu đọc sách những điều mà HS thấy thú vị: Tên bài thơ, tên tác giả, nội dung, vần thơ,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.

- HS HS trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV:

 

 

 

- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm của lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

- HS lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

 

 

Tiết 3

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Ôn lại cho HS cách viết chữ I, K hoa và luyện viết từ, câu ứng dụng.

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS quan sát mẫu chữ I hoa, nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét của chữ hoa.

­+Chữ I hoa có độ cao 2,5 ô li, cấu tạo chữ I hoa gồm nét cong trái và nét móc ngược trái.

- GV viết mẫu, nhắc lại quy trình viết chữ I hoa.

- GV cho HS viết chữ I hoa cỡ nhỏ vào bảng con (nếu HS viết tốt, có thể bỏ qua bước này, cho HS viết vào VTV).

- GV cho HS quan sát mẫu chữ K hoa, nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ trong mỗi quan hệ so sánh với chữ I hoa.

+ Chữ K hoa có độ cao 2,5 ô li cấu tạo gồm nét cong trai, nét móc ngược trái, nét móc phải, nét thắt và nét móc ngược phải.

- GV viết mẫu (hoặc quan sát qua phần mềm viết chữ hoa) và nhắc lại quy trình viết chữ K hoa (nếu HS viết tốt có thể chọn một HS thay GV viết chữ Khoa trên bảng cho cả lớp quan sát).

- GV cho HS viết chữ I, K hoa vào VTV.    

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện viết từ ứng dụng

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu từ Yết Kiêu

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ ứng dụng Yết Kiêu (1242 - 1303, là một anh hùng chống giặc ngoại xâm vào đời nhà Trần. Ông là một trong năm mãnh tướng của Trần Hưng Đạo. Ông là người có công giúp nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thuỷ chiến).

- GV nhắc lại cách nối từ chữ K hoa sang chữ I (nếu cần).

- GV viết chữ Yết Kiêu cho HS quan sát.

- GV cho HS viết chữ Yết Kiêu vào VTV.

Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu nghĩa câu ứng dụng :

Tủ sách im lặng thế thôi

Kể bao chuyện lạ trên đời cho em.

Phan Thị Thanh Nhàn

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng:

Câu thơ nói về giá trị của sách, cung cấp cho em biết bao câu chuyện, bài thơ, trị thức cần thiết cho cuộc sống,..

- GV cho HS viết câu ứng dụng vào VTV.

Hoạt động 3: Luyện viết thêm

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu nghĩa từ Khánh Hòa

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ Khánh Hoà (Là một tỉnh ở miền Trung, có thành phố biển Nha Trang đẹp nổi tiếng) và câu ứng dụng Khi vào lớp Một, ông ngoại đã dạy tôi bài học đầu tiên.

- GV cho HS viết nội dung luyện viết thêm vào VTV.

- GV nhận xét.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại cách viết chữ I, K hoa và các từ, câu ứng dụng

+ Chuẩn bị trước tiết 4: Đọc bài luyện từ và câu

 

 

 

 

- HS quan sát mẫu chữ I hoa, nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét của chữ hoa.

 

 

 

 

- HS viết chữ I hoa cỡ nhỏ vào bảng con

 

- HS quan sát mẫu chữ K hoa, nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ trong mỗi quan hệ so sánh với chữ I hoa.

 

 

 

 

-HS viết chữ I, K hoa vào VTV.

 

 

 

 

- HS đọc và phát biểu ý nghĩa của từ Yết Kiêu.

 

 

 

 

-  HS quan sát GV viết mẫu chữ Yết Kiêu và cách nối từ chữ K hoa sang chữ I

- HS quan sát GV viết chữ Yết Kiêu

 

 

 

- HS viết chữ Yết Kiêu vào VTV.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và phát biểu ý nghĩa của câu ứng dụng.

 

 

- HS viết câu ứng dụng vào VTV.

 

 

 

- HS đọc và phát biểu ý nghĩa của từ Khánh Hoà và câu ứng dụng Khi vào lớp Một, ông ngoại đã dạy tôi bài học đầu tiên.

 

- HS viết nội dung luyện viết thêm vào VTV.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

- HS lắng nghe ghi nhớ.

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

 

Tiết 4

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Mở rộng vốn từ Gia đình

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 1.

- GV cho HS đọc mẫu, tìm từ cá nhân và chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ. Chữa bài bằng hình thức chơi Truyền điện/ Chuyền hoa (Đáp án: chú bác, cô bác, cô dượng, chú thím, cậu dì, dì dượng,...).

 

 

- GV nhận xét kết quả.

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 2.

- GV cho HS thảo luận, xếp các từ ngữ thành ba nhóm trong nhóm nhỏ.

- GV cho HS chữa bài trước lớp bằng hình thức chơi Tiếp sức (Đáp án mong đợi: mong chờ, trông mong, chờ đợi, thương yêu: yêu thương, yêu quý, thương mến; chăm sóc: chăm chút, chăm nom, săn sóc,...).

- GV nhận xét kết quả.

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 3.

- GV cho HS làm bài vào VBT.

-GV cho 1- 2 HS chữa bài trước lớp (Đáp án: a. chăm sóc săn sóc; b, yêu quý/ yêu thương; c. mong chờ, mong đợi, ).

- GV nhận xét kết quả.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện tập về từ ngữ trả lời câu hỏi Vì sao ?, Nhờ đâu ?

a. Mục tiêu: HS luyện tập về từ ngữ trả lồi câu hỏi Vì Sao ?, Nhờ đâu ?

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 4, đọc các thẻ màu xanh và các thẻ màu hồng

- GV cho HS làm bài cá nhân vào VBT, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ.

- GV mời 1-2 HS chữa bài trước lớp.

 - GV cho HS đọc lại các câu văn, tim từ ngữ trả lời câu hỏi Vì sao? Nhờ đâu?

- GV nhận xét kết quả.

Hoạt động 2: Vận dụng

a. Mục tiêu: HS xác định yêu cầu của hoạt động: Viết lời cảm ơn thầy giảo hoặc cô giáo đầu tiên của em.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động: Viết lời cảm ơn thầy giảo hoặc cô giáo đầu tiên của em.

- GV cho HS viết lời cảm ơn dựa vào gợi ý của GV:

+ Thầy giáo hoặc cô giáo đầu tiên của em là ai? Vì sao?

+ Em muốn nói gì để cảm ơn người đó?

- GV cho HS trao đổi về cách gửi lời cảm ơn đến thầy giáo hoặc cô giáo đầu tiên của em.

 

- GV nhận xét và tổng kết bài học.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn tập về vốn từ chỉ Gia đình, luyện tập về từ ngữ trả lời câu hỏi Vì sao?, Nhờ đâu?

+ Chuẩn bị trước tiết 5: đọc trước bài 2: Vườn thược dược của ngoại

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 1.

HS đọc mẫu, tìm từ cá nhân và chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ. Chữa bài bằng hình thức chơi Truyền điện/ Chuyền hoa (Đáp án: chú bác, cô bác, cô dượng, chú thím, cậu dì, dì dượng,...).

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS xác định yêu cầu của BT 2.

 

 

- HS thảo luận, xếp các từ ngữ thành ba nhóm trong nhóm nhỏ.

- HS chữa bài trước lớp bằng hình thức chơi Tiếp sức

 

 

 

- HS lắng nghe GV nhận xét

- HS xác định yêu cầu của BT 3.

 

 

 

 

- HS làm bài vào VBT.

- 1- 2 HS chữa bài trước lớp

 

 

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 4, đọc các thẻ màu xanh và các thẻ màu hồng

 

 

- HS làm bài cá nhân vào VBT, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ.

- 1-2 HS chữa bài trước lớp.

- HS đọc lại các câu văn, tim từ ngữ trả lời câu hỏi Vì sao? Nhờ đâu?

- HS lắng nghe HS nhận xét.

 

 

 

 

-

 

- HS xác định yêu cầu của hoạt động: Viết lời cảm ơn thầy giảo hoặc cô giáo đầu tiên của em.

- HS viết lời cảm ơn dựa vào gợi ý của GV

 

 

- HS trao đổi về cách gửi lời cảm ơn đến thầy giáo hoặc cô giáo đầu tiên của em.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ

 

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 8 Bài 1: Ông Ngoại . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận