Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 10 Bài 4: Tiếng đàn

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 4: Tiếng đàn được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 4: TIẾNG ĐÀN ( TIẾT 12 – 14)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Chia sẻ được với bạn về một âm thanh em thích, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu được nội dung bài học: Khiêm tốn, biết ơn cội nguồn, biết cùng bạn bè góp sức mang lại vẻ đẹp chung.
  • Tìm được từ ngữ miêu tả âm thanh của một số hiện tượng, sự vật
  • Nghe kể được truyện Thi nhạc theo gợi
  • Nói và viết đoạn văn ngắn về tình cảm cảm xúc
  • Nói được câu về bìa truyện tranh hoặc tờ quảng cáo phim hoạt hình em thích
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng những kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  1. 3. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng ước mơ cũng như sở thích của bản thân.
  • Bồi dưỡng tình yêu nhà trường, học tập của bản thân.
  • Khiêm tốn biết ơn cội nguồn từ đó biết cùng bạn bè góp sức xây dựng đất nước quê hương.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án
  • Tranh ảnh, video clip về biểu diễn đàn vi ô lông
  • Bảng phụ viết sẵn từ đoạn đầu đến khẽ rung động.
  • Tranh ảnh, video clip các loài cỏ, hoa lá mang nhiều hình dáng, màu sắc, hương thơm khác nhau
  • Tệp ghi âm và video clip minh họa nội dung chuyện Thi nhạc
  • Máy tính, máy chiếu ( nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SHS
  • Chuẩn bị tranh ảnh bìa truyện tranh, tờ quảng cáo phim hoạt hình, video clip một số nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình các loại em thích
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học ( nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 12

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.  HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.   Mục tiêu : tạo tâm thế hứng thú cho HS về những hình ảnh âm thích mà em yêu thích

b.     Cách thức tiến hành

-       GV yêu cầu HS tách thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ

-       GV yêu cầu : Nói về một âm thanh mà em thích : tiếng chim hót, tiếng thác đổ, tiếng mưa rơi….

-         GV đọc tên bài và hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạt nội dung khởi động để phỏng đoán nội dung

-       GV giới thiệu bài mới và ghi tên bài đọc mới : Thiên nhiên ban tặng cho con người những âm thanh vô cùng phong phú độc đáo và con người sẽ dùng tai để nghe, dùng trái tim để cảm nhận. Tiếng đàn là một thứ âm thanh vô cùng đặc biệt hãy cùng tìm hiểu về nó qua bài «TIếng đàn » ( Tiết 1)

B.  HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : luyện đọc thành tiếng

a.    Mục tiêu : HS đọc được cả bài Tiếng đàn với giọng đọc trong sáng vui tươi nhấn giọng những từ chỉ âm thanh của tiếng đàn, vẻ đẹp của Thủy, cảnh vật xung quanh,…

b.   Cách thức tiến hành

-       GV cho HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp

-       GV hướng dẫn HS :

+ Đọc 1 số từ khó : vi ô lông, trắng trẻo, ắc sê, mát rượi, trong trẻo…

+ Cách ngắt nghỉ một số câu dài :

·     Khi ắc sê/ vừa khẽ chạm vào những dây đàn/thì như có phép lạ/, những âm thanh trong trẻo/ vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.//

·     Vầng trán cô bé/ hơi tái đi/nhưng gồ má ửng hồng/, đôi mắt sẫm màu hơn/, làn mi rậm cong dài/ khẽ rung động.//

+ Giải thích nghĩa 1 số từ khó :

·     Vi ô lông hay còn gọi là vĩ cầm một loại đàn bốn dây.

….

-       GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm : HS chia đoạn tự luyện tập

-       GV mời 1 HS đứng dậy đọc bài trước lớp

-       GV nhận xét đánh giá luyện đọc của HS

Hoạt động 2 : Luyện đọc hiểu

a.   Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài « Tiếng đàn » rút ra được nội dung bài học

b.  Cách thức tiến hành

-        GV yêu cầu HS đọc thầm bài 1 lần nữa

-       GV chia HS thành nhóm đẻ thảo luận các câu hỏi :

+ Câu 1 : Thủy làm những gì trước khi vào phòng thi ?

+ Câu 2 : Tiếng đàn của Thủy được tả bằng hình ảnh nào ?

+ Câu 3 : Tìm câu văn cho thấy Thủy rất tập trung khi kéo đàn ?

+ Câu 4 : Khung cảnh bên ngoài gian phòng có gì đẹp ?

+ Câu 5 : Theo em bức tranh thiên nhiên đẹp hơn nhờ điều gì ? VÌ sao ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-        GV mời HS trả lời câu hỏi

-       GV nhận xét đánh giá, bổ sung

Hoạt động 3 : Luyện đọc lại

a.   Mục tiêu : Trên cơ sở đã đọc được bài và trả lời được câu hỏi tìm hiểu bài HS xác định được giọng đọc toàn bài và các nhấn giọng khi đọc

b.  Cách thức tiến hành

-        GV cho HS nhắc lại giọng đọc của toàn bài giọng đọc trong sáng vui tươi nhấn giọng những từ chỉ âm thanh của tiếng đàn, vẻ đẹp của Thủy, cảnh vật xung quanh,…

-        GV đọc lai đoạn từ đầu đến khẽ rung động

-        GV mời 1 vài HS đọc lại từ đoạn đầu đến khẽ rung động

-        GV mời HS đọc lại toàn bài

-        GV nhận xét về bài đọc của HS

·     CỦNG CỐ DẶN DÒ

-       GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học

-       GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi HS tích cực và nhắc nhở động viên HS còn chưa tích cực, nhút nhát

-       GV nhắc nhở HS :

+ HS về nhà đọc lại bài « tiếng đàn » cho người thân nghe

+ HS đọc trước tiết 13

 

 

 

 

 

 

-  HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS đọc bài

-  HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS đọc bài

-  HS chia nhóm thảo luận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  Đại diện HS đứng dậy trả lời các câu hỏi :

+ Câu 1 ; Thủy nhận đàn, lên dây và kéo thử vài nốt trước khi bước vào phòng thi

+ Câu 2 : Tiếng đàn của Thủy bay ra vườn vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống, dưới đường lũ trẻ rủ nhau thả thuyền giấy, ngoài Hồ Tây dân chài tung lưới bắt cá, hoa mười giờ đỏ nở quanh lối đi ven hồ, mấy con cim bồ câu lướt nhanh trên mái nhà cao thấp….

+ Câu 3 : Câu văn thể hiện Thủy tập trung đánh đàn là «  Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn làn mi rậm cong dài khẽ rung động »

+ Câu 4 : Khung cảnh bên ngoài như lắng đọng khi nghe tiếng đàn của Thủy

+ Câu 5 : Bức tranh thiên nhiên đẹp hơn nhờ có âm thanh tiếng đàn. Nó khiến cuộc sống trở nên thú vị hơn.

-  HS lắng nghe nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

-  HS nhắc lại giọng đọc toàn bài

 

 

-  HS thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS lắng nghe thực hiện

 


 

Tiết 13

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.  HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.   Mục tiêu: HS tìm được những từ ngữ chỉ âm thanh và ghi trước lớp

b.   Cách thức tiến hành

-       GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi Tiếp sức để miêu tả âm thanh của tiếng hát, tiếng đàn, tiếng gió thổi….

-       GV mời 1 vài nhóm HS nói trước lớp

-       GV nhận xét nội dung

B.  HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nói và nghe

a.   Mục tiêu: HS đọc và trả lời được các câu hỏi theo yêu cầu

b.   Cách thức tiến hành

-       GV cho HS đọc tên truyện tranh minh họa và phỏng đoán nội dung truyện

-        GV kể chuyện kết hợp câu hỏi phỏng đoán nhằm kích thích trí tò mò của HS

-        GV kể 1 đoạn và hướng dẫn kể các đoạn dựa vào 1 số gợi ý

-        GV mời HS đọc và nhận xét

Hoạt động 2: kể từng đoạn câu chuyện

a.    Mục tiêu: HS kể được từng đoạn chuyện theo tranh gợi ý.

b.   Cách thức tiến hành

-        GV cho HS quan sát tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh kể nối tiếp đoạn

-        GV mời 1-2 nhóm HS kể nối tiếp câu chuyện trước lớp

-        GV lắng nghe nhận xét

Hoạt động 3. Kể lại toàn bộ câu chuyện

a.   Mục tiêu: HS có thể kể lại toàn bộ câu chuyện

b.  Cách thức tiến hành

-        GV hướng dẫn HS kể lai toàn bộ câu chuyện trong nhóm 4

-        GV nghe 1-2 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp

-        GV nhận xét đánh giá

Hoạt động 4: Đóng vai để nói lời đáp của các học trò khi nghe lời dặn dò của thầy giáo Vàng Anh

a.   Mục tiêu: HS có thể phân vai và thoại chuẩn với văn bản

b.  Cách thức tiến hành

-        GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT4

-        GV chia HS thành nhóm để thảo luận

-        GV chia vai cho HS

-        GV mời 1 vài nhóm HS đóng vai nói trước lớp

-       GV lắng nghe nhận xét phần đóng vai của các HS

·     CỦNG CỐ DẶN DÒ

-       GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học

-       GV nhận xét đánh giá tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát

-       GV nhắc nhở HS

+ HS đọc lại bài, ôn lại những từ ngữ chỉ âm thanh và kể lại toàn bộ câu chuyện thi nhạc bằng tranh

+ HS chuẩn bị cho tiết 14

 

 

 

 

 

 

-        HS thực hiện

-        HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

-        HS quan sát tranh minh họa và trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-        HS lắng nghe và nhận xét

 

 

 

 

 

 

-        HS lắng nghe và làm theo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       HS chia nhóm để hoạt động

-       HS chia vai trình bày trước lớp

 

 

 

 

 

-        HS lắng nghe và thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết 14

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.      HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.    Mục tiêu: Rèn luyện sự tự tin cho HS khi nói về một nghệ sĩ hoặc nhân vật trong phim hoạt hình em thích.

b.  Cách thức tiến hành

-        GV hướng dẫn HS làm BT nói về tình cảm cảm xúc của mình về một nhân vật trong phim hoạt hình em thích

-        GV nhận xét đánh giá về kết quả

B.HỌAT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: viết đoạn văn ngắn từ 7-9 câu nêu tình cảm cảm xúc với một nghệ sĩ hoặc 1 nhan vật trong phim hoạt hình em thích

a.    Mục tiêu: Rèn luyện cho HS khả năng viết văn nêu cảm xúc tình cảm của mình về một nhân vật hoặc nghệ sĩ trong phim hoạt hình em thích

b.   Cách thức tiến hành

-       GV hướng dẫn HS viết đoạn văn về một nghệ sĩ dựa trên các câu hỏi: tên nhân vật, ở bộ phim nào, câu chuyện nào, lí do vì sao mình thích?

-  GV cho 1-2 HS đọc bài trước lớp

-  GV nhận xét đánh giá kết quả

Hoạt động 3. Trang trí và trưng bày bài viết của mình

a.    Mục tiêu: HS trang trí và trình bày bài viết một cách rành mạch đẹp mắt

b.  Cách thức tiến hành

-        GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT3

-       GV cho HS đọc bài và trang trí đơn giản bài viết

-        GV cho HS trình bày bài viết bằng kĩ thuật phòng tranh trong nhóm hoặc trước lớp

-       GV cho HS tham quan phòng tranh và đọc bài viết em thích

-       GV nhận xét đánh giá kết quả

Hoạt động 4: Nói về điều em học được ở bài viết của bạn

a.   Mục tiêu: HS nhận xét đánh giá và rút ra được những điều bổ ích

b.  Cách tiến hành

-        GV xác định yêu cầu trong BT4

-        GV chia HS thành nhóm nhỏ để thảo luận

-        GV mờ HS đứng dậy phát biểu về những điều em học được từ bài viết của bạn

-       GV nhận xét đánh giá

Hoạt động 4: Vận dụng

a.    Mục tiêu: Nói 2-3 câu về bìa truyện tranh hoặc tờ quảng cáo phim hoạt hình em thích

b.  Cách thức tiến hành

-       GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT

-        GV chia HS thành nhóm nhỏ để hoạt động

-       GV mời HS lên phát biểu trước lớp

-        GV nhận xét đánh giá.

·      CỦNG CỐ DẶN DÒ

-       GV nhận xét tóm tắt lại những nội dung chính của bài học

-       GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi nững HS tích cực, nhắc nhở động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát

-        GV nhắc nhở HS:

+ HS đọc lại bài Tiếng đàn

+ HS chuẩn bị cho chủ đề 3: Niềm vui thể thao

 

 

 

 

 

 

-       Hs lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       HS lắng nghe và thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-        HS xác định yêu cầu BT3

-        HS trang trí bài viết

 

 

 

-        HS lắng nghe nhận xét

 

 

 

 

 

 

-        HS xác định yêu cầu BT4

-        HS chia nhóm để hoạt động

 

 

-        Hs lắng nghe nhận xét

 

 

-        Hs chia nhóm để xác định yêu cầu BT

-        HS đứng dậy phát biểu trước lớp

-        HS lắng nghe nhận xét

 

 

 

 

 

-        HS lắng nghe thực hiện



Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 10 Bài 4: Tiếng đàn . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận