Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 3 Bài 2 : Triển Lãm Thiếu Nhi Với 5 Điều Bác Hồ Dạy

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 2 : Triển Lãm Thiếu Nhi Với 5 Điều Bác Hồ Dạy được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2 : TRIỂN LÃM THIẾU NHI VỚI 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY ( TIẾT 5 – 7)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Trao đổi được với bạn về một việc làm thể hiện sự quan tâm của Bác Hồ với thiếu nhi; nếu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và hình ảnh minh họa
  • Đọc trôi chảy bài đọc; ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu thể hiện đúng giọng đọc văn bản thông tin; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Việc Bác Hồ dành phòng khách của Phủ Chủ tịch cho các cháu thiếu nhi tổ chứ triển lãm Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy nói lên tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của bác với các em.
  • Nói được với bạn về những việc thiếu nhi đã làm theo lời Bác Hồ dạy.
  • Nói được về hoạt động của lớp em trong tháng 9
  • Viết được bảng tin tháng 9 của lớp em.
  • Giải ô chữ và đặt câu với từ ngữ thuộc chủ điểm Thiếu nhi.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng lòng nhân ái, yêu thương mọi người xung quanh.
  • Bồi dưỡng tình yêu, sự quan tâm của bản thân
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh, video clip về một số việc làm thể hiện sự quan tâm của Bác Hồ với thiếu nhi, hoạt động thiếu nhi làm theo lời Bác Hồ dạy.
  • Bảng phụ viết sẵn đoạn từ Chị Từ ngày 22 tháng 6… đến  hết.
  • Các ô chữ để tổ chức hoạt động vận dụng.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Chuẩn bị học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy
  • Tranh ảnh hoạt động của lớp em trong tháng 9 ( nếu có).

Tiết 5

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi.

- GV nêu yêu cầu: Trao đổi với bạn về mooth việc làm thể hiện sự quan tâm của Bác với thiếu nhi mà em biết.

- GV hướng dẫn HS: HS hoạt động nhóm đôi, hoặc nhóm nhỏ nói với bạn bè về một việc làm thể hiện sự quan tâm của Bác Hồ với thiếu nhi.

- GV mời đại diện 2-3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét

- GV yêu cầu HS đọc tên bài “Triển lãm thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy”, quan sát tranh minh họa bài đọc và phỏng đoán về nội dung bài học.

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Triển lãm thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy” có phải là một triển lãm về các bạn thiếu nhi hay các bức tranh về thiếu nhi hay không?. Để tìm được câu trả lời chính xác, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Triển Lãm tranh thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy (Tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài “Triển lãm thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy” với giọng đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng: các mốc thời gian, tên triển lãm, những việc làm của Bác Hồ, số HS tham gia triển lãm,...

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe 1 lượt bài “Triển lãm thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy”:

+ Giọng đọc rõ ràng, rành mạch.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng: các mốc thời gian, tên triển lãm, những việc làm của Bác Hồ, số HS tham gia triển lãm,...

- GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc một số từ khó: triển lãm, sự kiện,,...

+ Cách ngắt nghỉ một số câu dài:

●        Trong 20 ngày có gần 10 vạn thiếu nhi/ đến xem triển lãm/ và vui chơi.//

●        Bác Hồ đã đến nói chuyện/ và dự liên hoan với 2000 thiếu nhi/ trong buổi bế mạc.//

●        Bác rất phấn khởi/ khi nhìn thấy thành tích/ à các cháu thiếu niên,/ nhi đồng đạt được.//...

+ Giải thích một số từ ngữ khó:

●        Triển lãm: tổ chức trưng bày vật phẩm, tranh ảnh hoặc hàng hóa tập trung trong một thời gian và tại một dịa điểm nhất định nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá đến mọi người trong xã hội, cộng đồng...

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc “Triển lãm thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy”; rút ra được nội dung của bài học. 

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc một lần nữa.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Dịp hè năm 1961, tại Phủ Chủ tịch diễn ra sự kiện gì?

+ Câu 2: Tìm những chi tiết cho thấy:

  1. Triển lãm thu hút được sự chú ý của thiếu niên, nhi đồng.
  2. Sự quan tâm của Bác Hồ với triển lãm.

+ Câu 3: Theo em, vì sao Bác rất phấn khởi hi nhìn thấy thành tích mà các chúa thiếu niên, nhi đồng đạt được?

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Việc Bác Hồ dành phòng khách của Phủ Chủ tịch cho các cháu thiếu nhi tổ chức triển lãm Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy nói lên tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác đối với các em.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: HS luyện đọc lại cả bài “Triển lãm Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy” với giọng đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng: các mốc thời gian, tên triển lãm, những việc làm của Bác Hồ, số HS tham gia triển lãm,...

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu 1 HS nhắc lại giọng đọc của bài đọc.

- GV cho HS luyện đọc lại đoạn từ Từ ngày 22 tháng 6... đến hết.

 

- GV mời một vài HS đọc đọc lại đoạn Từ ngày 22 tháng 6... đến hết.

- GV mời 1 HS đọc lại toàn bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+  HS ôn lại bài Triển lãm thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy, đọc lại cho người thân nghe toàn bài

+ Chuẩn bị tiết 6: Nói về những việc thiếu nhi đã làm theo lời Bác Hồ dạy

 

 

 

-

-  HS chia thành các nhóm đôi.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS chia sẻ trước lớp.

 

- HS phỏng đoán nội dung bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, theo dõi GV đọc bài; đọc thầm theo.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc từ khó, cách ngắt nghỉ câu và giải thích từ ngữ khó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

- HS đọc toàn bài; HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 - HS đọc thầm lại bài đọc.

- HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm HS lần lượt trả lời câu hỏi:

+ Câu 1. Dịp hè năm 1961, tại Phủ Chủ tịch diễn ra sự kiện: Từ ngày 22 tháng 6 đến ngày 11 tháng 7, Bác đã dành cho các cháu thiếu nhi, nhi đồng làm phòng triển lãm Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy. Trung tâm triển lãm chính là phòng khách của ngôi nhà

+ Câu 2. Tìm những chi tiết cho thấy:

a. Triển lãm thu hút được sự chú ý của thiếu niên, nhi đồng. 10 vạn thiếu nhi đến xem triển lãm và vui chơi

b. Sự quan tâm của Bác Hồ với triển lãm. Bác Hồ đã nói chuyện và dự liên hoan với 2000 thiếu nhi trong buổi bế mạc

+ Câu 3.  Bác rất phấn khởi khi nhìn thấy thành tích mà các cháu thiếu niên, nhi đồng đạt được vì: Bác luôn mong muốn dành những thứ tốt nhất cho các cháu thiếu nhi, Bác muốn các cháu được sống và học tập trong một môi trường tốt nhất có thể

 - HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại giọng đọc của bài đọc. - HS luyện đọc lại đoạn từ Từ ngày 22 tháng 6... đến hết.

 

- HS đọc đọc lại đoạn Từ ngày 22 tháng 6... đến hết.

- HS đọc toàn bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

- HS thực hiện.

 

 

 

- HS làm theo

 

 

 

 

Tiết 6

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động,

- GV phân nhóm cho HS hoạt động nhóm

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nói về những việc thiếu nhi đã làm theo lời Bác Hồ dạy

a. Mục tiêu: HS nói một vài câu về việc thiếu nhi đã làm theo lời Bác Hồ dạy

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động

- GV cho HS hoạt động nhóm, sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn nói một vài câu về việc thiếu nhi đã làm theo lời Bác Hồ dạy

+ Gợi ý: Chúng em tích cực trồng cây gây rừng, bạn nào cũng hào hứng khi được giúp đỡ mọi người;...

+ Cho các nhóm chuẩn bị và dán bản tin của nhóm mình lên góc sáng tạo để cả lớp cùng thực hiện kĩ thuật phòng tranh

- GV mời một vài HS chia sẻ cảm xúc hoặc những điều thú vị, ấn tượng về một bản tin của bạn trong nhóm trước lớp

 

- GV cho HS nhận xét về bài bạn vừa trình bày sau đó GV nhận xét

Hoạt động 2: Nói và nghe

a. Mục tiêu: HS nói về hoạt động của lớp mình trong tháng 9

b. Cách thức tiến hành

- GV giúp HS xác định và phân tích yêu cầu của hoạt động

- GV đưa ra câu hỏi gợi ý giúp HS thực hiện yêu cầu BT

+ Tháng 9 lớp em tổ chức những hoạt động gì?

+ Các cá nhân, nhóm tổ đã tham gia hoạt động ấy thế nào?

+ Kết quả ra sao?

+...

- GV cho HS hoat động, chia sẻ trong nhóm

- GV mời một vài nhóm, tổ giới thiệu trước lớp sau đó cho HS nhận xét

- GV nhận xét, đánh giá.

 

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ HS xem thêm một số tranh ảnh, video clip của các bạn thiếu nhi đã làm theo lời Bác Hồ dạy ( có thể sử dụng những hình ảnh HS tham gia hoạt động do trường, lớp tổ chức)

+Đọc chuẩn bị tiết 7: Viết sáng tạo

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của hoạt động

- HS hoạt động nhóm.

 

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của hoạt động

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm, sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn nói một vài câu về việc thiếu nhi đã làm theo lời Bác Hồ dạy

 

 

 

 

- một vài HS chia sẻ cảm xúc hoặc những điều thú vị, ấn tượng về một bản tin của bạn trong nhóm trước lớp

- HS lắng nghe bạn và GV nhận xét

 

 

 

 

 

- HS xác định và phân tích yêu cầu của hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu BT

 

 

 

 

 

- HS hoạt động, chia sẻ trong nhóm

 

- Một vài nhóm, tổ giới thiệu trước lớp

- HS lắng nghe GV nhận xét, đánh giá.

 

- HS lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

 

 

Tiết 7

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS nhận diện được thể loại viết bản tin

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT 1

- GV cho HS thảo luận để thống nhất nhanh: tên bản tin, nội dung, cách trình bày,...

 

- GV cho HS thực hiện viết bản tin theo nhóm dựa vào kết quả bài nói ở tiết trước và các nội dung đã thống nhất.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Trang trí bảng tin

a. Mục tiêu: Rèn luyện và phát triển khả năng viết bảng tin của HS.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 2

- GV cho HS thảo luận theo nhóm để thống nhất về cách trang trí bản tin: chủ đề, chi tiết, màu sắc,..

 

- GV nhận xét về nội dung và hình thức trình bày thông báo ngắn.

 

Hoạt động 2: Vận dụng

a. Mục tiêu: HS nắm được yêu cầu hoạt động: Chơi trò chơi Giải ô chữ

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu hoạt động: Chơi trò chơi Giải ô chữ

 

- GV chia HS thành các đội tham gia trò chơi

- HS và GV nhận xét, tính điểm cho các đội chơi

+ Đáp án: 1. LUYỆN TẬP; 3. XINH XẮN; 6. NGOAN; 7.RA CHƠI; 8.THÔNG MINH – từ khóa: THIẾU NHI

- GV cho HS sử dụng từ khóa để đặt 1 – 2 câu về hoạt động của thiếu nhi

- GV mời 1 – 2 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp

 

- GV mời các bạn HS còn lại nhận xét sau GV nhận xét hoạt động và vận dụng tổng kết bài học

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại cách viết bản tin, cách trang trí bảng tin

+ Chuẩn bị, đọc trước Bài 3: Hai bàn tay em

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 1

 

 

 

 

- HS thảo luận để thống nhất nhanh: tên bản tin, nội dung, cách trình bày,...

- HS thực hiện viết bản tin theo nhóm dựa vào kết quả bài nói ở tiết trước và các nội dung đã thống nhất.

 

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 2

- HS thảo luận theo nhóm để thống nhất về cách trang trí bản tin: chủ đề, chi tiết, màu sắc,..

- HS lắng nghe GV nhận xét về nội dung và hình thức trình bày thông báo ngắn.

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu hoạt động: Chơi trò chơi Giải ô chữ

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thành các đội tham gia trò chơi

- HS lắng nghe bạn và GV nhận xét

 

 

 

- HS sử dụng từ khóa để đặt 1 – 2 câu về hoạt động của thiếu nhi

- 1 – 2 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp

- HS lắng nghe bạn và GV nhận xét

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

- HS thực hiện

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 3 Bài 2 : Triển Lãm Thiếu Nhi Với 5 Điều Bác Hồ Dạy . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận