Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 8 Bài 4: Thuyền Giấy

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 4: Thuyền Giấy được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4: THUYỀN GIẤY (TIẾT 12 – 14)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Trao đổi về một đồ chơi gấp bằng giấy em thích, nói về cách chơi đồ chơi đó, nếu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đóng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Hiểu được nội dung bài đọc: Cảm xúc của người mẹ khi ngắm nhìn con hồn nhiên vui chơi, mong con biết trớc mơ những điều tốt đẹp cho tương lai.
  • Tìm được từ ngữ nói lên mong ước của em cho người thân. Nói được cấu thể hiện mong ước của em với người thân.
  • Nghe - kể được câu chuyện Món quà tặng cha.
  • Viết được thư gửi người thân theo gợi ý và tập viết phong bì thư.
  • Thi hát và nói được 1- 2 cầu về bài hát về tình cảm gia đình.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái của bản thân.
  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực
  • Bồi dưỡng tình cảm yêu thương cha mẹ, anh chị em, ông bà, người thân, thể hiện tình cảm, trách nhiệm với ông bà, cha mẹ và người thân bằng các việc làm cụ thể,...
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm,hoạt động cá nhân, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Một số đồ chơi gấp bằng giấy, tranh ảnh, video clip trò chơi thả thuyền giấy, cầnh mẹ và con chơi thả thuyền (nếu có).
  • Bảng phụ ghi đoạn từ Con cười vui thích tại... đển bay xa, con nhé!
  • Tranh ảnh về Pa-xcan, máy tính Pa-xcan.
  • Phong bì thư đã có các thông tin, có thể có cả tem thư và dấu bưu điện (nếu có).
  • Video clip một số bài hát về tình cảm gia đình.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

Tiết 12

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.

- GV nêu yêu cầu: Trao đổi về một đô chơi gấp bằng giấy em thích theo gợi ý sau đó nói về cách chơi đồ chơi đó:

- GV cho HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, trao đổi về một đồ chơi gấp bằng giấy em thích, nói về cách chơi đồ chơi đó.

- GV mời đại diện 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV yêu cầu HS đọc tên bài “Thuyền giấy”, quan sát tranh minh họa bài đọc và phỏng đoán về nội dung bài học.

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Thuyền giấy” là một đồ chơi quen thuộc với mỗi bạn nhỏ vậy qua bài này người mẹ muốn gửi gắm cho con điều gì?. Để tìm được câu trả lời chính xác, chúng ta sẽ cùng nhua đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Thuyền giấy(Tiết 1)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài Thuyền giấy với giọng thong thả, chậm rãi, trìu mến, thiết tha, nhấn giọng những từ ngữ tả đặc điểm, hoạt động, suy nghĩ của nhân vật

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc mẫu bài Thuyền giấy với giọng thong thả, chậm rãi, trìu mến, thiết tha, nhấn giọng những từ ngữ tả đặc điểm, hoạt động, suy nghĩ của nhân vật

- GV cho HS hoạt động nhóm đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc.

- GV hướng dẫn cả lớp đọc :

+ Cách đọc một số từ ngữ khó: dập dềnh, lênh đênh, lanh canh, ...

+ Cách ngắt nghỉ một số câu dài:

·        Con gửi gắm mong trớc gì/ trong ánh mắt trong veo/ dõi theo từng con thuyền/ đang lênh đênh/ trên sóng nước?//

·         Những giọt nước mưa trong veo/ vỡ tan trong lòng bàn tay nhỏ nhắn,/ bắn ra những tia nước mát lạnh/ bám trên đầu tóc/ khiến con cười vang.//

·        Tiếng cười/ va lanh canh vào mưa,/ làm rộn/ nhịp tim vừa trở lại tuổi thơ của mẹ.//;...

+ Giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó:

·        Dập dềnh: vật nổi trên mặt nước chuyển động một cách nhịp nhàng

·        Lênh đênh: trôi bập bềnh trên mặt nước, không có hướng, có địch nhất định,...

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp.

 

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc “Thuyền giấy”; rút ra được nội dung của bài học. 

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc một lần nữa.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Khi mưa trút xuống bạn nhỏ làm những gì?

+ Câu 2: Người mẹ nghĩ và mong muốn điều gì khi ngắm con vui chơi?

+ Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất thích trò chơi hứng nước mưa?

+ Câu 4: Vì sao người mẹ cảm thấy mình như đang trở lại tuổi thơ?

+Câu 5: Em cảm nhận được điều gì sau khi đọc bài văn?

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Cảm xúc của người mẹ khi ngắm nhìn con hồn nhiên vui chơi, mong con biết trớc mơ những điều tốt đẹp cho tương lai.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Trên cơ sở đã đọc được bài và trả lời được câu hỏi tìm hiểu bài HS xác định được giọng đọc toàn bài và các nhấn giọng khi đọc.

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS xác định lại giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài. (giọng thong thả, chậm rãi, trìu mến, thiết tha, nhấn giọng những từ ngữ tả đặc điểm, hoạt động, suy nghĩ của nhân vật )

- HS luyện đọc đoạn từ Con cười vui thích thú... đến bay xa, con nhé! trong nhóm nhỏ.

 

- GV mời một vài HS đọc trước lớp

- Gv cho HS đọc toàn bài.

- GV nhận xét.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ HS về nhà đọc lại bài “ Thuyền giấy” cho người thân nghe.

+ HS đọc trước tiết 13: Nói lên mong ước của em cho người thân nghe

 

 

 

- HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.

- HS lắng nghe yêu cầu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe hướng dẫn.

 

 

- Đại diện 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- HS đọc tên bài “Thuyền giấy”, quan sát tranh minh họa bài đọc và phỏng đoán về nội dung bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu bài Thuyền giấy

 

- HS hoạt động nhóm đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm.

- 1 HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm lại bài đọc một lần nữa

- HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi.

+ Câu 1:

Khi mưa trút xuống bạn nhỏ gấp những chiếc thuyền giấy xinh xinh, thả xuống dòng nước trước sân nhà.

+ Câu 2:

Người mẹ mong rằng con sẽ được thoải mái thư giãn trong những khoảnh khắc tâm hồn mình ngây thơ, trong trẻo như này

+ Câu 3:

Bạn nhỏ cười thích thú với những chiếc thuyền giấy dập dềnh trôi.

+ Câu 4:

 Vì nhìn bạn nhỏ mẹ cảm thấy mình trong đó khi còn nhỏ mẹ cũng có những ước mơ như vậy.

+ Câu 5: Em cảm thấy bạn nhỏ là người có thật nhiều mơ mộng còn mẹ bạn nhỏ thì thật tâm lí và hiểu con mình.

- HS lắng nghe GV nhận xét, kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

- HS xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài.

 

 

- HS luyện đọc đoạn từ Con cười vui thích thú... đến bay xa, con nhé! trong nhóm nhỏ

- Một vài HS đọc trước lớp

- 1-2 HS đọc toàn bài.

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ

 

 

 

 

- HS làm theo.

 

Tiết 13

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tìm từ ngữ, nói câu thể hiện mong ước của em cho người thân

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS tìm từ ngữ nói lên mong ước của em cho người thân theo nhóm nhỏ (khuyến khích HS gắn với hoàn cảnh gia đình để bày tỏ, có thể hướng dẫn HS dùng sơ đồ cành cây để thể hiện sức khoẻ: mạnh khoẻ, khoẻ mạnh, nhanh khỏi bệnh,..., công việc: thuận lợi, thành công,...; tình cảm: tốt đẹp,...)

- GV cho HS nói trong cặp hoặc nhóm mong ước của em cho người thân.

- GV mời một vài HS nói trước lớp.

- GV nhận xét nội dung nói.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe kể chuyện Món quà tặng cha

a. Mục tiêu: HS nghe kể chuyện Món quà tặng cha

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc tên truyện đọc chú thích về nhân vật chính của câu chuyện, nghe GV giới thiệu thêm về Pa-xcan (Pa-xcan được coi là một cậu bé thần đồng, Pa-xcan nghiên cứu về máy tính khi mới 18 tuổi. Những nghiên cứu của ông có ảnh hưởng quan trọng đến việc phát triển khoa học về kinh tế học và xã hội hiện đại).

- GV cho HS đọc lại tên truyện, xem tranh minh hoạ, từ ngữ gợi ý và phỏng đoán nội dung truyện.

 

- GV kể cho HS nghe lần thứ nhất, vừa kể vừa dùng các câu hỏi để kích tích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sựu tập trung của HS

- GV kể HS nghe lần 2, kết hợp quan sát từng tranh

 

- GV mời một vài HS trả lời trước lớp.

- GV mời các bạn HS còn lại nhận xét và GV nhận xét.

Hoạt động 2: Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện

a. Mục tiêu: HS kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS kể đoạn 1 dựa vào một số câu hỏi gợi ý:

+ Chuyện diễn ra ở đâu?

+ Đoạn 1 có những nhân vật nào? Chuyện gì xảy ra với mỗi nhân vật?

+ Từ ngữ dưới tranh là gì? Từ ngữ đó cho em biết điều gì về câu chuyện?

- GV cho 1- 2 HS kể đoạn 1 trước lớp.

 

- GV cho HS quan sát tranh số 2, nghe GV hướng dẫn kể đoạn 2 dựa vào câu hỏi gợi ý:

+ Sau khi rời phòng cha, Pa-xcan làm gì? Lúc đó đã mấy giờ sáng?

+ Từ ngữ dưới tranh cho biết Pa-xcan làm việc như thế nào? 2

- GV mời 1- 2 HS kể đoạn 2 trước lớp.

-GV cho HS quan sát tranh số 3, nghe hướng dẫn kể đoạn 3 dựa vào một số câu hỏi gợi ý:

+ Pa-xcan đặt món quà lên bàn cha vào lúc nào?

+ Gương mặt Pa-xcan và cha như thế nào?

+Theo em, Pa-Xcan nói gì với cha?

+ Khi nhận món quà, cha Pa-xcan đáp lại con thế nào?

- GV mời 1- 2 HS kể đoạn 3 trước lớp.

- GV cho HS quan sát tranh số 4, nghe hướng dẫn kê đoạn 4 dựa vào một số câu hỏi gợi ý:

+ Pa-xcan giải thích gì với cha về món quà?

+ Theo em, cha Pa-xcan nói gì với con trai? (GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kê, phân biệt giọng các nhân vật.)

-GV cho 1-2 nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện trước lớp.

-GV mời 1-2 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

 

- GV nhận xét phần kể chuyện.

Hoạt động 3: Đặt lại tên khác cho truyện

a. Mục tiêu: HS đặt lại tên khác cho truyện

b. Cách thức tiến hành

-GV cho  HS đọc yêu cầu BT.

- GV hướng dẫn HS cách thực hiện yêu cầu đặt tên khác cho câu chuyện có thể bằng một trong các cách:

+ Dựa vào nội dung ý nghĩa nhân vật chính chi tiết vật nổi bật nhất,

+...

-GV cho HS trao đổi về tên mình chọn trong nhóm nhỏ.

 -GV mời 3 - 5 HS nêu tên câu chuyện mình đặt trước lớp.

- GV nhận xét.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+HS ôn lại cách nói thể hiện mong ước của em cho người thân.

+ HS chuẩn bị tiết 14: đọc trước phần viết sáng tạo và hoạt động vận dụng

 

 

 

- HS tìm từ ngữ nói lên mong ước của em cho người thân theo nhóm nhỏ

 

 

 

 

- HS nói trong cặp hoặc nhóm mong ước của em cho người thân.

- Một số cặp HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

- HS đọc tên truyện đọc chú thích về nhân vật chính của câu chuyện.

 

 

 

- HS đọc lại tên truyện, xem tranh minh hoạ, từ ngữ gợi ý và phỏng đoán nội dung truyện.

- HS nghe lần thứ nhất, vừa kể vừa dùng các câu hỏi để kích thích sự phỏng đoán

- HS nghe lần 2, kết hợp quan sát từng tranh

- Một vài HS trả lời trước lớp.

- HS nghe bạn và GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

- HS kể đoạn 1 dựa vào một số câu hỏi gợi ý

 

 

 

 

- 1 – 2 nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện trước lớp.

- HS quan sát tranh số 2, nghe GV hướng dẫn kể đoạn 2 dựa vào câu hỏi gợi ý

 

 

 

- 1- 2 HS kể đoạn 2 trước lớp.

- HS quan sát tranh số 3, nghe hướng dẫn kể đoạn 3 dựa vào một số câu hỏi gợi ý

 

 

 

 

- 1- 2 HS kể đoạn 3 trước lớp.

- HS quan sát tranh số 4, nghe hướng dẫn kê đoạn 4 dựa vào một số câu hỏi gợi ý.

 

 

- 1-2 nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện trước lớp.

- 1-2 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu BT.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn

 

 

 

 

- HS trao đổi về tên mình chọn trong nhóm nhỏ.

- 3 - 5 HS nêu tên câu chuyện mình đặt trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

- HS lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

 

- HS làm theo

 

 

Tiết 14

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS viết được thư gửi cho người thân

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS xác định yêu cầu của BT 1 và đọc các gợi ý.

- GV cho HS viết thư vào VBT dựa vào gợi ý.

 - GV cho HS trưng bày sản phẩm theo kĩ thuật Phòng tranh để chia sẻ bài làm trong nhóm.

 

- GV nhận xét bài làm

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tập viết phong bì thư

a. Mục tiêu: HS viết được phong bì thư

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 2, hướng dẫn các nội dung cần viết vào phong bì thư qua quan sát vật thật và trả lời một số câu hỏi:

+ Góc trên cùng phía trải ghi những gì?

+ Bên phải có mấy dòng? Nội dung của từng dòng là gì?

- GV cho HS viết vào VBT, chia sẻ kết quả trong nhóm nhỏ.

- GV mời 2 - 3 HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV nhận xét bài làm.

Hoạt động 2: Vận dụng

a. Mục tiêu: HS xác định yêu cầu của hoạt động vận dụng: Chơi trò chơi Em là ca sĩ

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS xác định yêu cầu của hoạt động vận dụng: Chơi trò chơi:: Em là ca sĩ

 - GV cho HS thi hát các bài về tình cảm gia đình trong nhóm.

- GV cho HS nói trong nhóm đối hoặc nhóm nhỏ 1 - 2 câu về bài vừa hát.

 

- GV mời một vài HS hát, nói về bài hát trước lớp.

- GV nhận xét và tổng kết bài học.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ HS về nhà ôn lại cách viết thư cho người thân

+ HS chuẩn bị cho Ôn tập cuối học kì I

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 1 và đọc các gợi ý.

- HS viết thư vào VBT dựa vào gợi ý.

- HS trưng bày sản phẩm theo kĩ thuật Phòng tranh để chia sẻ bài làm trong nhóm.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 2, hướng dẫn các nội dung cần viết vào phong bì thư qua quan sát vật thật và trả lời một số câu hỏi

 

 

- HS viết vào VBT, chia sẻ kết quả trong nhóm nhỏ.

- 2 - 3 HS chia sẻ kết quả trước lớp. - HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của hoạt động vận dụng: Chơi trò chơi:: Em là ca sĩ.

- HS thi hát các bài về tình cảm gia đình trong nhóm.

- HS nói trong nhóm đối hoặc nhóm nhỏ 1 - 2 câu về bài vừa hát.

- Một vài HS hát, nói về bài hát trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ

 

 

 

 

- HS làm theo.

 



Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 8 Bài 4: Thuyền Giấy . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận