Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 2 Bài 2 :Bản Tin Ngày Hội Nghệ Sĩ Nhí

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 2 :Bản Tin Ngày Hội Nghệ Sĩ Nhí được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2 :BẢN TIN NGÀY HỘI NGHỆ SĨ NHÍ( TIẾT 5 – 7)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Kể được tên một câu lạc bộ dành cho thiếu nhi ở trường hoặc địa phương em; nếu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài học qua tên bài và hình ảnh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, bước đầu thể hiện đúng giọng đọc văn bản thông tin; trả lời được câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Ban tổ chức Ngày hội Nghệ sĩ nhĩ với nội dung hấp dẫn, hình thức sinh động.
  • Chia sẻ với bạn về một bản tin em đã đọc, nghe hoặc xem.
  • Bước đầu biết cách tổ chức và tham gia cuộc họp nhóm để bàn về việc thực hiện một nhiệm vụ do lớp phân công.
  • Nhận diện và viết được thông báo ngắn
  • Xoay Cây văn nghệ để chọn và nói được câu về hoạt động của câu lạc bộ đac chọn hoặc câu lạc bộ em thích.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học và khả năng tự tin trước đám đông
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng khả năng hòa đồng với mọi người, tham gia các câu lạc bộ để rèn luyện bản thân.
  • Bồi dưỡng tình yêu nhà trường, học tập của bản thân
  • Bồi đắp tình yêu với bộ môn, câu lạc bộ em yêu thích.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh, video clip một số hoạt động của câu lạc bộ dành cho thiếu nhi ở trường hoặc địa phương.
  • Một số bài viết hoặc bản tin ngắn trên các phương tiện thông tin ( báo giấy, tạp chí, ti vi, đài phát thanh,…)
  • Hình ảnh thông báo phóng to
  • Mô hình hoặc power point trình chiếu Cây văn nghệ để tổ chức hoạt động.
  • Máy tính, máy chiếu .
  1. Đối với học sinh
  • Mang theo ghi chép về bản tin mà em đã đọc, nghe hoặc xem
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

Tiết 5

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi.

- GV nêu yêu cầu: kể tên các câu lạc bộ dành cho thiếu nhi ở trường hoặc địa phương em

- GV hướng dẫn HS: HS hoạt động nhóm đôi, kể với bạn tên một số câu lạc bộ dành cho thiếu nhi ở trường hoặc địa phương em. Có thể nói thêm về lịch hoạt động, ích lợi của câu lạc bộ.

- GV mời đại diện 2-3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét

- GV yêu cầu HS đọc tên bài “Bản tin Ngày hội nghệ sĩ nhí”, quan sát tranh minh họa bài đọc và phỏng đoán về nội dung bài học.

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí” có phải là một bản tin giống một bản tin truyền thanh mà em hay nghe hay không?. Để tìm được câu trả lời chính xác, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí (Tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài “Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí” với giọng đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng: tên các câu lạc bộ, số lượng HS tham gia, tên tiết mục,...)

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe 1 lượt bài “Lắng nghe những ước mơ”:

+ Giọng đọc rõ ràng, rành mạch.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng: Tên câu lạc bộ, số lượng HS tham gia, tên tiết mục,...

+ GV đọc phần giới thiệu về hoạt động của các câu lạc bộ theo thứ tự đã đánh dấu và đọc từ trên xuống, đọc tên câu lạc bộ -> hoạt động.

- GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc một số từ khó: diễn viên, họa sĩ,...

+ Cách ngắt nghỉ một số câu dài:

●        Ngày hội/ đã thu hút hơn 300 HS/ và phụ huynh tham gia/ với nhiều hoạt động văn nghệ sáng tạo://

●        Ngày hội/ kết thúc trong cảm xúc đẹp/ của phụ huynh và học sinh toàn trường.//...

+ Giải thích một số từ ngữ khó:

●        Hoạt cảnh: cảnh diễn bằng người đứng yên trên sân khấu để tượng trưng một sự việc.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp.

 

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc “Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí”; rút ra được nội dung của bài học. 

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc một lần nữa.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Các câu lạc bộ của Trường Tiểu học Mùa Xuân tổ chức hoạt động gì trong tháng 9

+ Câu 2: Những ai tham gia ngày hội

+ Câu 3: Mỗi câu lạc bộ tổ chức hoạt động gì?

+ Câu 4: Em thích hoạt động của câu lạc bộ nào nhất? Vì sao?

+ Câu 5: Tìm từ ngữ phù hợp để nhận xét Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí về:

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Ban tổ chức Ngày hội Nghệ sĩ nhĩ với nội dung hấp dẫn, hình thức sinh động.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: HS luyện đọc lại cả bài “Lắng nghe những ước mơ” với giọng đọc thong thả, chậm rãi; giọng của bạn Hà Thu trong sáng, vui tươi; giọng cô giáo thân thiện, trìu mến.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu 1 HS nhắc lại giọng đọc của bài đọc.

- GV cho HS luyện đọc lại đoạn thông tin của 3 – 4 câu lạc bộ em thích trong nhóm nhỏ.

 

- GV mời một vài HS đọc đọc lại đoạn thông tin của 3 – 4 câu lạc bộ em thích trong nhóm nhỏ trước lớp.

 

- GV mời 1 HS đọc lại toàn bài.

 

- GV nhận xét, đánh giá.

 

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+  HS ôn lại bài Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí, đọc lại cho người thân nghe toàn bài

+ Chuẩn bị tiết 6: Chia sẻ với bạn về một bản tin mà em đã đọc, nghe hoặc xem

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm đôi.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS chia sẻ trước lớp.

 

- HS phỏng đoán nội dung bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, theo dõi GV đọc bài; đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc từ khó, cách ngắt nghỉ câu và giải thích từ ngữ khó.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

- HS đọc toàn bài; HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

 

 

- HS đọc thầm lại bài đọc.

- HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm HS lần lượt trả lời câu hỏi:

+Câu 1. Các câu lạc bộ của Trường Tiểu học Mùa Xuân tổ chức hoạt động trong tháng 9:

Ngày hội ra mắt

+ Câu 2. Có hơn 300 học sinh và phụ huynh tham gia ngày hội.

+ Câu 3. Mỗi câu lạc bộ tổ chức hoạt động:

Câu lạc bộ nhà văn nhí: tham gia sáng tác thơ, truyện

Câu lạc bộ dẫn chương trình: thử tài dẫn chương trình

Câu lạc bộ ca sĩ nhí: tham gia thi hát

Câu lạc bộ diễn viên nhí: diễn hoạt cảnh

Câu lạc bộ họa sĩ nhí: thi vẽ bìa sách

+ Câu 4. Em thích hoạt động của câu lạc bộ:

Câu lạc bộ nhà văn nhí: vì chúng em có thể trao đổi với nhau về kiến thức tiếng việt, biết cách dùng từ ngữ sao cho hay và phù hợp

Câu lạc bộ dẫn chương trình: vì giúp chúng em mạnh dạn hơn trước đám đông

Câu lạc bộ ca sĩ nhí: vì giúp chúng em có thể cùng nhau giao lưu văn nghệ với nhau, giúp mọi người đoàn kết hơn

Câu lạc bộ diễn viên nhí: vì giúp chúng em thêm năng động, mạnh dạn và biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân

Câu lạc bộ họa sĩ nhí: vì giúp chúng em có thể trao đổi với nhau kiếm thức hội họa, tăng khả năng sáng tạo cho bản thân

+ Câu 5. Tìm từ ngữ phù hợp để nhận xét Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí về:

Thông tin: rõ ràng, rành mạch, xúc tích, dễ hiểu...

Cách trình bày: bắt mắt, hài hòa, sinh động, sáng tạo...

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại giọng đọc của bài đọc.

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

 

- HS đọc đoạn thông tin của 3 – 4 câu lạc bộ em thích trong nhóm nhỏ trước lớp.

- HS đọc toàn bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

 

- HS thực hiện

Tiết 6

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT, mỗi bạn cần rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm ra sao

- GV phân nhóm cho HS hoạt động nhóm

 

 

 

- GV mời 2 – 3 bạn HS trình bày trước lớp

- GV cho HS nhận xét về bài bạn vừa trình bày sau đó GV nhận xét

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chia sẻ với bạn về một bản tin em đã đọc, nghe hoặc xem

a. Mục tiêu: HS mạnh dạn chia sẻ về một bản tin mà em đã đọc, nghe hoặc xem và có thể trình bày trước lớp.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT

- GV phân nhóm cho HS hoạt động nhóm chia sẻ về một bản tin em đã được đọc, nghe hoặc xem (có thể mang bản tin hoặc nội dung ghi chép sau khi xem hoặc nghe bản tin tới lớp).

 

- GV cho HS chia sẻ bằng Kĩ thuật phòng tranh.

+ Cho các nhóm chuẩn bị và dán bản tin của nhóm mình lên góc sáng tạo để cả lớp cùng thực hiện kĩ thuật phòng tranh

- GV mời một vài HS chia sẻ cảm xúc hoặc những điều thú vị, ấn tượng về một bản tin của bạn trong nhóm trước lớp

 

- GV cho HS nhận xét về bài bạn vừa trình bày sau đó GV nhận xét

 

Hoạt động 2: Nói và nghe

a. Mục tiêu: HS có kĩ năng tổ chức họp nhóm, tổ giới thiệu trước lớp

b. Cách thức tiến hành

- GV xác định và phân tích yêu cầu của BT

- GV đưa ra câu hỏi gợi ý giúp HS thực hiện yêu cầu BT

+ Nhóm em tổ chức họp để làm gì?

+ Những ai muốn tham gia cuộc họp?

+...

- GV hướng dẫn kĩ thuật Bể cá (Một nhóm trung tâm sẽ tiến hành thảo luận chủ đề của giáo viên đưa ra, các thành viên còn lại của lớp sẽ ngồi xung quanh, tập trung quan sát nhóm đang thảo luận.), sau đó cho HS làm mẫu.

- GV hướng dẫn HS tổ chức họp nhóm tổ theo yêu cầu BT

- GV mời một vài nhóm, tổ giới thiệu trước lớp sau đó cho HS nhận xét

- GV nhận xét, đánh giá.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+Rèn luyện kĩ năng tổ chức nhóm, tổ và giới thiệu về nhóm, tổ

+ Đọc trước tiết 7: Viết sáng tạo

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT

 

- HS làm việc nhóm

 

 

 

- HS lắng nghe bạn trình bày

- HS nhận xét bài bạn vừa trình bày và lắng nghe GV nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm chia sẻ về một bản tin em đã được đọc, nghe hoặc xem (có thể mang bản tin hoặc nội dung ghi chép sau khi xem hoặc nghe bản tin tới lớp).

- HS chia sẻ bằng Kĩ thuật phòng tranh.

 

 

 

 

- Một vài HS chia sẻ cảm xúc hoặc những điều thú vị, ấn tượng về một bản tin của bạn trong nhóm trước lớp

- HS nhận xét về bài bạn trình bày. HS nghe GV nhận xét lại một lần nữa.

 

 

 

 

- HS xác định và phân tích yêu cầu BT

 

 

 

 

 

 

- HS đọc các gợi ý từ GV và trả lời câu hỏi để thực hiện BT

 

 

 

- Nhóm, tổ HS làm mẫu theo kĩ thuật Bể cá sau đó lắng nghe nhận xét và rút kinh nghiệm

 

 

- HS tổ chức họp nhóm, tổ theo yêu cầu BT

- Một vài nhóm, tổ giới thiệu trước lớp

- HS nghe bạn và GV nhận xét

 

- HS lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

Tiết 7

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS nhận diện được thể loại viết thông báo.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS nhận diện thể loại viết thông báo.

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT 1

- GV cho HS thảo luận để trả lời  câu hỏi

- GV mời một vài nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp

- GV mời các HS còn lại nhận xét và nhận xét về nội dung thảo luận

- GV lưu ý một số nội dung khi viết thông báo ngắn:

+ Nội dung

+ Hình thức

+...

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực hành viết thông báo

a. Mục tiêu: Rèn luyện và phát triển khả năng viết thông báo của HS.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 2

- GV gợi ý cho HS một vài câu hỏi để thực hiện yêu cầu BT

+ Thông báo cần viết là của ai viết cho ai?

+Người viết viết thông báo để làm gì?

+ Người viết cần thông báo những nội dung gì?

+...

- GV cho HS thảo luận theo nhóm để viết thông báo

 

- GV mời các nhóm trình bày về sở thích và ước mơ của bản thân

- GV nhận xét về nội dung và hình thức trình bày thông báo ngắn.

Hoạt động 2: Trao đổi với bạn cách gửi thông báo

a. Mục tiêu: HS nắm được cách để gửi thông báo

b. Cách thức tiến hành

- GV xác định và phân tích yêu cầu của BT 3

- GV cho HS hoạt động nhóm để nói về cách phát thông báo

+ Gợi ý: phát tờ rơi, dán thông báo, đăng website trường, gửi thư điện tử,...

- GV mời 1 – 2 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp

- GV mời các bạn HS còn lại nhận xét sau đó nhận xét lại

Hoạt động 3: Vận dụng

a. Mục tiêu: cho HS hoạt động vận dùng

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS xác định yêu cầu của hoạt động:

 

- GV hướng dẫn cách thực hiện:

+ HS xoay cây văn nghệ chọn tên một câu lạc bộ, có thể chọn câu lạc bộ trường em tổ chức haowcj câu lạc bộ em thích.

+ HS nói 1 – 2 câu về hoạt động của câu lạc bộ đã chọn

+ Nếu là ban tổ chức thì em muốn tổ chức hoạt động gì cho câu lạc bộ?

+...

- GV cho HS chơi theo nhóm nhỏ.

- GV nhận xét kết quả về nội dung vận dụng và tổng kết bài học.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Rèn luyện lại kĩ năng giới thiệu bản thân

+ Đọc trước tiết 8:  Mùa thu của em

 

 

 

 

- HS nhận diện thể loại viết thông báo.

- HS xác định yêu cầu BT 1

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận để trả lời  câu hỏi

- Một vài nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp

- HS còn lại nhận xét và nhận xét về nội dung thảo luận

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xác định và phân tích yêu cầu BT 2

 

 

- HS đọc các gợi ý từ GV và giới thiệu bản thân với các bạn trong nhóm

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm để viết thông báo

- HS nghe bạn tình bày

 

- HS nghe bạn và GV nhận xét

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT3

- HS nghe GV hướng dẫn cách thực hiện

 

 

- HS lắng nghe bạn chia sẻ

- HS nghe GV nhận xét

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của hoạt động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

 

- HS chơi theo nhóm nhỏ.

- HS lắng nghe GV nhận xét kết quả về nội dung vận dụng và tổng kết bài học.

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

- HS làm theo

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 2 Bài 2 :Bản Tin Ngày Hội Nghệ Sĩ Nhí . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận