Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 2 Bài 3: Mùa Thu Của Em

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 3: Mùa Thu Của Em được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: MÙA THU CỦA EM ( TIẾT 8 – 11)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Giải các câu đố và kể được tên một vài hoạt động thường diễn ra vào dịp Tết Trung thu; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài, ngắt nghỉ đúng logic, ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài học: Vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật trong mùa thu, niềm vui cùng bạn rước đèn, niềm vui chuẩn bị đón ngày khai trường.
  • Tìm đọc một bài văn về Trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.
  • Nghe – viết đúng một đoạn trong bài Cậu học sinh mới; biết cách viết hoa tên địa danh Việt Nam; phân biệt ch/tr hoặc ước/ ướt.
  • Luyện tập về từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm.
  • Đặt câu và xác định các bộ phận của câu để nêu đặc điểm,
  • Đặt tên cho bức tranh và nói được về bức tranh ngôi trường em mơ ước.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, rèn luyện tự tự tin khi trình bày về ngôi trường mà HS mơ ước.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng ước mơ, sở thích của bản thân.
  • Bồi dưỡng tình yêu nhà trường, học tập của bản thân
  • Bồi đắp tình yêu với ngày lễ Tết đặc biệt là Tết Trung thu em yêu thích.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm,hoạt động cá nhân, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh, video clip về một vài sự vật, hoạt động thường thấy vào dịp Tết Trung thu.
  • Bảng phụ hoặc máy chiếu có ghi ba khổ thơ cuối.
  • Thẻ từ để tổ chức cho Hs chơi trò chơi khi thực hiện BT chính tả, BT luyện từ và câu.
  • Tranh ảnh phóng to về các bức vẽ ngôi trường để tổ chức hoạt động vận dụng.
  1. Đối với học sinh
  • Mang theo sách, báo có bài văn về trường học và Phiếu đọc sách đã ghi chép về bài văn đã đọc.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

Tiết 8

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: : tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS chia nhóm để giải câu đố và chia sẻ một vài hoạt động diễn ra vào dịp tết Trung thu

- GV hướng dẫn HS: rước đèn, phá cỗ, múa lân, ngắm trăng, ca hát văn nghệ,..

- GV mời đại diện một vài nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu HS đọc tên bài “ Mùa thu của em”, quan sát tranh minh họa bài đọc vào phỏng đoán về nội dung bài học.

- GV giới thiệu bài mới, dẫn dắt HS vào bài học: “ Mùa thu của em”

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài Mùa thu của em” với giọng đọc trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở từ ngữ chỉ vẻ đẹp, hoạt động và cảm xúc của bạn nhỏ khi tham gia rước đèn cùng bạn bè và khi chuẩn bị đón ngày khai giảng; ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3.

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe 1 lượt bài “ Em vui đến trường”

+ Giọng đọc trong sáng, vui tươi,

+ Nhấn giọng ở từ ngữ chỉ vẻ đẹp, hoạt động và  cảm xúc của bạn nhỏ khi tham gia rước đèn cùng bạn bè và khi chuẩn bị đón ngày khai giảng; ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3.

- GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc một số từ khó: màu lá sen, rước đèn, hội rằm,...

+ Cách ngắt nhịp một số dòng thơ:

Mùa thu của em/

Là/ xanh cốm mới/

Mùi hương/ như gợi

Từ/ màu lá sen.//

 

Mùa thu của em/

Rước đen/ họp bạn/

Hội rằm tháng Tám/

Chị Hằng/ xuống xem.//

+ Giải thích nghĩa một số từ khó:

●        Rằm tháng Tám: Tết Trung thu

●        ....

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm

- GV mời một HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp.

 

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đọc “ Mùa thu của em”; rút ra được nội dung của bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc lại bài một lần nữa.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ màu sắc của mùa thu trong hai khổ thơ đầu.

+ Câu 2: Ở khổ thơ thứ ba, mùa thu của bạn nhỏ có gì vui?

+ Câu 3: Hai dòng thơ cuối bài thơ muốn nói điều gì?

+ Câu 4: Mùa thu của em có những gì đáng nhớ?

- GV mời đại diện nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh vật trong mùa thu, niềm vui cùng bạn rước đèn, niềm vui chuẩn bị đón ngày khai trường.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài thơ “ Mùa thu của em” cho người thân nghe, học thuộc hai đoạn thơ mà e thích nhất

+ Đọc trước Tiết 9: Đọc mở rộng – Đọc một bài đọc về trường học

 

 

 

 

- HS chia nhóm để giải câu đố và chia sẻ một vài hoạt đông diễn ra vào dịp tết Trung thu

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe bạn chia sẻ

 

- HS phỏng đoán nội dung bài học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, theo dõi GV đọc bài; đọc thầm theo

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc từ khó, cách ngắt nhịp câu thơ và giải thích từ ngữ khó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm.

 

- HS đọc toàn bài; lắng nghe bạn đọc bài và đọc thầm.

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

 

 

 

- HS  đọc thầm lại bài đọc

- HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm HS lần lượt trả lời câu hỏi:

+ Câu 1. Từ ngữ chỉ màu sắc của mùa thu trong hai khổ thơ đầu.

 

 Vàng hoa cúc, xanh cốm mới,

+ Câu 2. Ở khổ thơ thứ ba, mùa thu của bạn nhỏ có  vui là:

Rước đèn họp bạn, Hội rằm tháng Tám

+Câu 3. Hai dòng thơ cuối bài muốn nói:

Mùa thu là mùa tựu trường của các em học sinh được gặp lại thầy cô, bạn bè

+ Câu 4. Mùa thu của em có những gì đáng nhớ?

Rước đèn trung thu Được gặp lại thầy cô bạn bè

 - HS lắng nghe tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

- HS thực hiện

 

 

 

 

Tiết 9

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và nhắc lại bài cũ

b. Cách thức tiến hành.

- GV cho HS xác định lại giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài thơ (giọng đọc trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở từ ngữ chỉ vẻ đẹp, hoạt động và cảm xúc của bạn nhỏ khi tham gia rước đèn cùng bạn bè và khi chuẩn bị đón ngày khai giảng; ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3.)

- GV đọc lại toàn bài.

- GV phân nhóm cho HS

- GV cho HS luyện đọc lại hai khổ thơ mà HS thích trong nhóm, trước lớp và học thuộc bằng cách tự nhẩm thuộc, xóa dần hoặc thay chữ bằng hình,..

 

- GV mời đại diện 1-2 HS đọc thuộc trước lớp

- GV nhận xét.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết phiếu đọc sách

a. Mục tiêu: HS tìm đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,...) một bài văn về trường học ( có thể là bài miêu tả cảnh vật, con người,...)  theo hướng dẫn của giáo viên.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn học sinh viết vào phiếu đọc sách những điều mà HS thấy thú vị.

- GV nhận xét, đánh giá việc viết Phiếu đọc sách của cả lớp.

Hoạt động 2: Chia sẻ phiếu đọc sách

a. Mục tiêu: HS chia sẻ với bạn trong nhóm về Phiếu đọc sách của mình

b. Cách thức tiến hành

- GV Chia HS hoạt động thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.

 

- GV cho HS hoạt động nhóm: chia sẻ với các bạn trong nhóm về: nội dung, thông tin mà HS chú ý,...

 

- Kết thúc thời gian hoạt động nhóm GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm của lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại “Mùa thu của em” cho người thân nghe và hiểu ý nghĩa của bài thơ

+ Chuẩn bị tiết 10: Nghe viết lại đoạn văn Cậu học sinh mới, cách viết hoa địa danh Việt Nam, phân biệt ch/tr hoặc ươc/ ươt.

 

 

 

 

- HS xác định lại giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở nội dung bài thơ.

 

 

- HS nghe GV đọc toàn bài.

- HS theo sự phân chia của GV chia nhóm

- HS luyện đọc lại hai khổ thơ mà HS thích trong nhóm, trước lớp và học thuộc bằng cách tự nhẩm thuộc, xóa dần hoặc thay chữ bằng hình,..

- HS lắng nghe bạn

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS viết vào Phiếu đọc sách những điều mà HS thấy thú vị: tên bài văn, tên tác giả, đoạn văn mà em thích ( hình ảnh đẹp, câu văn hay),...

+ HS trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung mình đọc

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm

 

- HS hoạt động nhóm: chia sẻ với các bạn trong nhóm về: nội dung, thông tin mà HS chú ý,...

- HS lắng nghe, theo dõi các bạn trình bày Phiếu đọc sách của mình.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

 

Tiết 10

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Ôn lại cho HS cách nghe viết bài, cách viết hoa địa danh Việt Nam và cách phân biệt ch/tr, ươc/ươt.

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc lại đoạn văn Câu học sinh mới (từ Đường từ nhà,... đến say mê), trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn văn.

 

- GV cho HS quan sát, đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ sai chính tả do ảnh hưởng của phương ngữ.

●        VD: chặng, trụi, quyết liệt, chớp nhoáng,...

- GV đọc từng cụm từ/ vế câu cho HS viết vào VBT

 

- GV cho HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh. Giúp bạn soát lỗi.

- GV nhận xét bài viết

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết hoa địa danh Việt Nam

a. Mục tiêu: HS nắm được cách viết hoa địa danh Việt Nam

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT 2, đọc các tên địa danh Việt Nam trong thẻ từ:

 

- GV cho HS nhắc lại cách viết hoa tên địa danh Việt Nam ( viết hoa các chữ cái đầu tiên tạo thành mỗi tiếng).

- GV mời HS nhận xét về cách viết tên riêng trong các thẻ từ

+ Đáp án: Cao bằng -> Cao Bằng, thái Bình -> Thái Bình, Thừa thiên huế -> Thừa Thiên Huế, Lâm đồng -> Lâm Đồng, sóc trăng -> Sóc Trăng, Bà rịa – Vũng tàu -> Bà Rịa – Vũng Tàu.

- GV nhận xét bài viết.

Hoạt động 2: Phân biệt ch/tr

a. Mục tiêu: HS phân biệt được ch/tr hoặc ươc/ ươt

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS xác định yêu cầu BT 3 chọn bài tập phù hợp để thực hiện:

 

- GV cho HS thực hiện vào VBT và chia sẻ kết quả trong nhóm nhỏ.

-GV mời 1 – 2 HS chữa bài, đọc lại khổ thơ sau khi điền đáp án

+ Đáp án:

●        chiếc, tròn, chung, trời

●        trước, mướt, Mượt, Bước

- GV mời HS nhận xét bài trên bảng sau đó GV đánh giá lại bài làm.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại bài đọc “Cậu học sinh mới”. Ôn lại cách viết hoa địa danh Việt Nam và cách phân biệt ch/tr, hoặc ươc/ươt

+ Đọc trước Tiết 11: Luyện từ và câu

 

 

 

 

- HS đọc lại đoạn văn Câu học sinh mới (từ Đường từ nhà,... đến say mê), trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn văn.

- HS quan sát, đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ sai chính tả do ảnh hưởng của phương ngữ.

- HS lắng nghe GV đọc viết vào VBT

- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh. Giúp bạn soát lỗi.

- HS lắng nghe GV nhận xét bài viết

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu BT 2, đọc các tên địa danh Việt Nam trong thẻ từ

 

 

 

- HS nhắc lại cách viết hoa tên địa danh Việt Nam ( viết hoa các chữ cái đầu tiên tạo thành mỗi tiếng).

- HS nhận xét về cách viết tên riêng trong các thẻ từ

 

 

 

- HS lắng nghe GV nhận xét bài viết.

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu BT 3 chọn bài tập phù hợp để thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện vào VBT và chia sẻ kết quả trong nhóm nhỏ.

- 1 – 2 HS chữa bài.

 

 

 

 

- HS nhận xét bài trên bảng sau đó GV đánh giá lại bài làm.

 

- HS lắng nghe

 

 

 

- Học sinh làm theo

Tiết 11

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh tìm từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm, tương ứng.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu các BT1

- GV cho HS thực hiện cá nhân tìm từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm tương ứng.

- GV mời một vài HS đại diện nhóm chia sẻ kết quả

+ Đáp án:

- GV mời HS còn lại nhận xét, GV nhận xét kết quả.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đặt câu nêu đặc điểm của các sự vật theo mẫu Ai thế nào ?

a. Mục tiêu: HS đặt được câu theo mẫu  Ai thế nào?

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT 2 và quan sát mẫu.

 

- GV cho HS đọc lại các từ vựng tìm được ở BT1.

 

- GV cho HS hoạt động nhóm đôi đặt câu và thực hiện vào VBT

- GV cho HS tự đánh giá bài của mình và của bạn.

 

Hoạt động 2: Xác định bộ phận của câu

a. Mục tiêu: HS xác định được bộ phận của câu

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT 3 và quan sát mẫu

-GV cho HS thực hiện vào VBT

- GV mời một vài HS chia sẻ bài làm trước lớp

 

- GV mời các bạn còn lại nhận xét và GV nhận xét.

 

Hoạt động 3: Vận dụng

a. Mục tiêu: HS thực hiện hoạt động Chơi trò chơi Ngôi trường hạnh phúc

b. Cách thức tiến hành:

- GV cho HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chơi trò chơi Ngôi trường hạnh phúc.

- GV cho HS quan sát tranh và đặt tên cho bức tranh dựa vào một vài đặc điểm nổi bật (hình ảnh, màu sắc, đường nét,...)

 

- GV cho HS hoạt động nhóm chia sẻ về ngôi trường em mơ ước (gợi ý cho HS trình bày ý tưởng dưới dạng sơ đồ tư duy đơn giản).

 

- GV mời một vài HS chia sẻ trước lớp

- GV nhận xét và tổng kết bài học.

 

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài ôn lại các từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm tương ứng, cách đặt câu nêu đặc điểm của sự vật theo mẫu câu Ai thế nào? và cách xác định bộ phận của câu.

+ Học sinh đọc trước và chuẩn bị tiết 12 “Hoa cỏ sân trường”

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu các BT1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện cá nhân tìm từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm tương ứng.

- HS đại diện nhóm chia sẻ kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe bạn và GV nhận xét

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu BT 2 và quan sát mẫu.

 

 

 

- HS đọc lại các từ vựng tìm được ở BT1

- HS hoạt động nhóm đôi đặt câu và thực hiện vào VBT

- HS tự đánh giá bài của mình và của bạn.

 

 

 

 

- HS xác đinh yêu cầu BT 3 và quan sát mẫu

 

 

- HS thực hiện vào VBT

- HS lắng nghe bạn chia sẻ bài làm trước lớp

 

- HS lắng nghe bạn và Gv nhận xét

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của hoat động: Chơi trò chơi Ngôi trường hạnh phúc.

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và đặt tên cho bức tranh dựa vào một vài đặc điểm nổi bật (hình ảnh, màu sắc, đường nét,...)

- HS hoạt động nhóm chia sẻ về ngôi trường em mơ ước (gợi ý cho HS trình bày ý tưởng dưới dạng sơ đồ tư duy đơn giản).

- Một vài HS chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe GV nhận xét và tổng kết bài học.

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

- HS thực hiện

 

 



Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 2 Bài 3: Mùa Thu Của Em . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận