Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 9 Bài 1: Chiếc Áo Của Hoa Đào

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 1: Chiếc Áo Của Hoa Đào được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

CHỦ ĐỀ 9: BỐN MÙA MỞ HỘI (TUẦN 19 – 20)

BÀI 1: CHIẾC ÁO CỦA HOA ĐÀO (4 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Học sinh sẽ nói được với bạn về sự thay đổi của thiên nhiên vào dịp Tết, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu được nội dung bài học: Khiêm tốn, biết ơn cội nguồn, biết cùng bạn bè góp sức mang lại vẻ đẹp chung.
  • Chia sẻ được những điều ghi nhớ sau khi đọc một truyện về lễ hội và biết chia sẻ với bạn suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc truyện.
  • Viết đúng kiểu chữ hoa: V, H; tên riêng và câu ứng dụng
  • Mở rộng vốn từ về Lễ hội, đặt câu và mở rộng câu với từ ngữ tìm được, sắp xếp các câu thành đoạn văn; Nói được những điều nên và không nên làm khi tham gia lễ hội
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng những kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  1. 3. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng ước mơ cũng như sở thích của bản thân.
  • Bồi dưỡng tình yêu đất nước, quê hương.
  • Khiêm tốn biết ơn cội nguồn từ đó biết cùng bạn bè góp sức xây dựng đất nước quê hương.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án
  • Tranh ảnh cây hoa anh đào và một số loại cây tiêu biểu cho mùa xuân (cúc, trạng nguyên, cát tường….); video clip vườn hoa mùa xuân cùng với các lễ hội xuân mới
  • Bảng phụ ghi đoạn từ Các loài hoa đã hiểu ra…. Đến hết.
  • Mẫu chữ viết hoa V, H (cỡ nhỏ)
  • Thẻ từ ghi sữn một số từ ngữ cho bài tập, luyện từ và câu
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SHS
  • HS mang theo sách có tuyện về cây hoa mùa xuân và phiếu đọc sách đa ghi chép về truyện đã đọc
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học ( nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.    HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.    Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học

b.   Cách thức tiến hành

-    GV giới thiệu tên chủ điểm Bốn mùa mở hội

-  GV yêu cầu HS hoạt động thành nhóm nhỏ

-    GV yêu cầu: Em hãy nói với bạn về những thay đổi của thiên nhiên nơi em vào dịp Tết như: cây cối, bầu trời, thời tiết, hoa lá…

-    GV mời đại diện 2-3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét

-    GV yêu cầu HS đọc tên bài “Chiếc áo của hoa đào”, qua sát tranh minh họa bài đọc và phỏng đoán nội dung bài học

-    GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, đánh giá

- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Chiếc áo của hoa đào” có phải là một bài giới thiệu của nhân vật em về đặc trưng của mùa xuân, một tín hiệu báo mùa xuân về không? Để có được câu trả lời chính xác nhất chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 1: Chiếc áo của hoa đao (Tiết 1)

B: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a.      Mục tiêu: HS đọc được cả bài “ Chiếc áo của hoa đào” với giọng thong thả, nhẹ nhàng. Đoạn 1 giọng các bông hoa khác chanh chua, chê bai. Đoạn 2 giọng cô chủ trìu mến, vui tươi, đoạn 3 khi thấy hoa đào nở với giọng tha thiết, áy náy; giọng hoa đào  dịu dàng, trìu mến, thái độ khiêm tốn nhã nhặn….

b.     Cách thức tiến hành

-    GV đọc mẫu cho HS nghe 1 lượt bài “Chiếc áo của hoa đào”

+ Giọng thong thả, nhẹ nhàng, trìu mến

+ Giọng các bông hoa đoạn 1 thể hiện sự chanh chua, ganh ghét, đố kị

+ Giọng cô chủ nhỏ vui vẻ, háo hức, trìu mến

+ Giọng hoa đào từ tốn, nhẹ nhàng, khiêm tốn nhã nhặn

-          GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc 1 số từ khó: thưa thớt, khẳng khiu, khoác, tuyệt vời, dịu dàng, nuôi nấng, rực rỡ...

+ Cách ngắt nghỉ 1 số câu dài: Các loài hoa/ bất chợt nhận ra/ cái cây khẳng khiu mọi khi/ giờ đã khoác một cái áo đẹp tuyệt vời//.

+ Hàng nghìn bông hoa thắm hồng xinh xinh/ đang đùa trong nắng xuân ấm áp//.

+ Giải thích một số từ ngữ khó:

·        Bất chợt: xảy ra thình lình và trong khoảnh khắc

·        Nuôi dưỡng: cho ăn uống chăm sóc ân cần, chu đáo để duy trì sự sống

·        Bừng: chuyển trạng thái đột ngột từ không có biểu hiện gì trở thành có những biểu hiện rõ rệt và mạnh mẽ.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc toàn bài trước cả lớp

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a.     Mục tiêu: HS trả lơi các câu hỏi liên quan đến bài học “Chiếc áo của hoa đào”; rút ra được nội dung bài học.

b.     Cách thức tiến hành

-         GV yêu câu HS đọc thầm lại bài đọc 1 lần nữa

-         GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi đồng thời trả lời câu hỏi

+ Câu 1: Ban đầu, vì sao các loài hoa trong vườn không chú ý đến cây hoa đào?

+ Câu 2: Mùa xuân đến, cây hoa    đào thay đổi như thế nào?

+ Câu 3: Theo cây hoa đào, nhờ đâu mà nó có được những bông hoa đẹp?

+ Câu 4: Vì sao các loài hoa cảm thấy xấu hổ khi nghe hoa đào trả lời?

·        Vì hoa đào được đất mẹ và mưa nắng ấp ủ, nuôi dưỡng.

·        Vì cây hoa đào khoác một chiếc áo đẹp tuyệt vời

·        Vì trước đây, chúng đã tỏ vẻ coi thường cây hoa đào.

·        + Câu 5: Cây hoa đào có gì đáng khen?

-     GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Các nhóm lắng nghe và nhận xét bố sung.

        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       GV nhận xét, đánh giá

-          GV kết luận:  Mỗi loài hoa đều mang đến một vẻ đẹp riêng. Và để tạo nên được vẻ đẹp đó có sự đóng góp của rất nhiều yếu tố như: thời tiết, môi trường cùng bàn tay chăm sóc của con người. Vì thế chúng ta cần phải biết khiêm nhường, biết ơn những gì đã khiến mình trở nên tốt đẹp hơn đồng thời biết góp sức mình để làm nên vẻ đẹp chung.

·       CỦNG CỐ, DẶN DÒ

-        GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

-        GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

-        GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài “ Chiếc áo của hoa đào” cho người thân nghe, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Đọc trước tiết 2: Luyện đọc bài “ Chiếc áo của hoa đào” và đọc mở rộng – Đọc một truyện về mùa xuân

 

 

 

 

- HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về chủ điểm Bốn mùa mở hội

- HS chia nhóm.

-   HS lắng nghe, thực hiện

 

 

-   HS chia sẻ trước lớp

 

-   HS phỏng đoán nội dung bài học

 

 

-   HS trả lời

 

 

-   HS lắng nghe, tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, theo dõi GV đọc bài rồi đọc thầm theo

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc từ khó, cách ngắt nghỉ câu và giải thích từ ngữ khó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-   HS làm việc theo nhóm

 

- HS đọc toàn bài, HS khác lắng nghe và đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm

 

- HS đọc toàn bài, HS lắng nghe và đọc thầm theo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi

-   Đại diện các nhóm HS lần lượt trả lời câu hỏi:

+ Câu 1. Ban đầu các cây hoa khác trong vườn đều không chú ý đến hoa đào vì nó khẳng khiu và thưa thớt hoa.

+ Câu 2: Mùa xuân đến hoa đào đã khoác lên mình một chiếc áo tuyệt đẹp, hàng nghìn bông hoa thắm hồng xinh xinh....

+ Câu 3: Theo hoa đào nhờ có đất mẹ nuôi dưỡng, mưa nắng bốn mùa cùng bàn tay chăm sóc ân cần của cô chủ mà nó có được những bông hoa đẹp.

+ Câu 4: Các loài hoa cảm thấy xấu hổ sau khi nghe hoa đào trả lời: Nó được đất mẹ và mưa nắng ấp ủ, nuôi dưỡng.

+ Câu 5: Cây hoa đào đáng khen vì sự khiêm nhường,  biết ơn cội nguồn đồng thời biết cùng các bạn góp sức tạo nên vẻ đẹp chung.

-  HS lắng nghe, tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS lắng nghe, ghi nhớ

 

-  HS thực hiện

 

 

 

 

-  HS làm việc ở nhà

 

                                     

 

 

Tiết 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.   HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.     Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và nhắc lại bài cũ

b.     Cách thức tiến hành

-  GV nhắc lại tên chủ điểm Bốn mùa mở hội

-     GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi

-  GV nêu yêu cầu: học sinh phân vai và đọc bài “Chiếc áo của hoa đào”.

-  GV hướng dẫn HS: đọc phân vai: Người dẫn chuyện, hoa đào, cô chủ, các loài hoa khác...

-  GV đọc lại đoạn Các loài hoa đã hiểu ra... đến hết

-  GV mời đại diện 1-2 nhóm đọc phân vai trước lớp

-  GV mời HS khá, giỏi đọc lại cả bài

B.             HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết phiếu đọc sách

a.    Mục tiêu: HS tìm đọc ở nhà ( hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,...) một truyện về trường học theo hướng dẫn giáo viên.

b. Cách thức tiến hành

-     GV hướng dẫn học sinh viết vào phiếu đọc sách những điều mà HS thấy thú vị.

-     GV nhận xét, đánh giá việc viết Phiếu đọc sách của cả lớp.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Chia sẻ phiếu đọc sách

a.   Mục tiêu: HS chia sẻ với bạn trong nhóm về Phiếu đọc sách của mình

b.  Cách thức tiến hành

-       GV chia HS hoạt động thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ

-          GV yêu cầu HS đọc một đoạn hoặc chia sẻ truyện của mình cho các bạn trong nhóm

-       Kết thúc thời gian hoạt động nhóm GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo/ góc sản phẩm của lớp.

-       GV nhận xét, đánh giá.

*CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài “ Chiếc áo mới của hoa đào” cho người thân nghe, hiếu ý nghĩa bài đọc

+ Đọc trước Tiết 3: Ôn tập viết chữ V, H hoa. Luyện viết từ, câu ứng dụng.

 

 

 

 

-  HS nhắc lại cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm Bốn mùa mở hội

-   HS chia thành các nhóm

-  HS lằng nghe yêu cầu của GV

 

 

 

 

 

-   HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS viết vào Phiếu đọc sách những điều mà HS thấy thú vị: tên truyện, tên tác giả, nội dung truyện ( HS cũng có thể ghi thêm lời nói, hành động của nhân vật/ chi tiết mà HS thích, lí do...)

+ HS trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung mình đọc.

-  HS lắng nghe, tiếp thu

 

 

 

 

 

-  HS chia thành các nhóm

-       HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV

-       HS lắng nghe, theo dõi các bạn trình bày Phiếu đọc sách của mình

-       HS lắng nghe, tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

 

-        HS lắng nghe, ghi nhớ

-       HS thực hiện

       Tiết 3

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.     HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.     Mục tiêu: Ôn lại cho HS cách viết chữ V, H hoa và luyện viết từ, câu ứng dụng.

b.     Cách thực tiến hành

- GV viết mẫu các chữ V hoa, nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét của chữ V hoa ( Chữ V có độ cao 2.5 ô li. Cấu tạo của chữ V hoa gồm 3 nét chính cong trái lượn ngang, nét thẳng đứng và móc xuôi phải lượn ở dưới)

- GV cho HS viết chữ V cỡ nhỏ và bảng con

- GV viết mẫu chữ V, H ( hoặc cho HS quan sát qua phần mềm viết chữ). Nhắc lại quy trình viết chữ V, H hoa chiều cao, độ rộng cấu tạo nét chữ của chữ V, H hoa trong mối quan hệ so sánh.

 

 

 

 

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện viết từ ứng dụng

a.    Mục tiêu: HS tìm hiểu nghĩa của từ ứng dụng Hùng Vương

b. Cách thức tiến hành

-  GV cho HS đọc và phát biểu ý nghĩa của từ Hùng Vương ( là cách gọi các vị vua nước Văn Lang – nhà nước đầu tiên theo truyền thuyết)

-  GV nhận xét, đánh giá về tìm hiểu của HS về Hùng Vương

-  GV viết mẫu chữ Hùng Vương và nhắc lại cách nối từ chữ H sang chữ u; từ chữ V sang chữ ư.

-GV cho HS viết chữ Hùng Vương vào VTB

Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng

a.  Mục tiêu: HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao:

         Tri Tôn có hội đua bò

Vàm Nao có hội đua đò sang sông

                                          Ca dao

b.     Cách thức tiến hành

-  GV cho HS đọc và phát biểu ý nghĩa của câu ca dao

-GV đánh giá, nhận xét về tìm hiểu của HS đối với câu ca dao ( Câu ca dao giới thiệu về các lễ hội dân gian nổi tiếng của các địa phương trên cả nước)

-     GV cho HS viết câu ứng dụng vào VTV

Hoạt động 3: Luyện viết thêm

a.   Mục tiêu: HS đọc và nắm được ý nghĩa của từ Hải Vân ( tên một con đèo cắt ngang dãy núi Bạch Mã – một phần của dãy Trường Sơn chạy sát bờ biển, ở giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng)

b.    Cách thức tiến hành

-  GV cho HS đọc và phát biểu ý nghĩa của từ Hải Vân và câu ứng dụng  “Vào mùa xuân, người người nô nức trẩy hội Đền Hùng

-  GV nhận xét về phát biểu của HS

-  GV cho HS viết nội dung luyện viết thêm vào VTV

 

*CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV để HS tự đánh giá phần viết của mình và bạn

- GV nhận xét, 1 số bài viết

- GV nhận xét, đánh giá sự thạm gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Cách viết chữ V, H và cách viết từ, câu ứng dụng

+ Đọc trước tiết 4: Luyện từ và câu

 

 

 

 

-  HS theo dõi GV viết mẫu

+ HS nhắc lại chiều cao, độ rộng cấu tạo nét chữ của chữ V hoa.

+ Hs nhắc lại quy trình viết chữ V hoa

-  HS ôn lại cách viết bằng cách viết chữ V cỡ nhỏ vào bảng con hoặc viết vào VTV

-  HS quan sát GV viết mẫu chữ V, H hoa hoặc quan sát qua phần mềm viết chữ:

+ HS nhắc lại quy trình viết chữ V, H hoa

+ HS nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ V, H hoa trong mối quan hệ so sánh

-  HS quan sát bạn viết trên bảng và viết vào VTV

 

 

 

 

-  HS phát biểu tìm hiểu của mình về Hùng Vương

 

 

 

 

-   HS lắng nghe

-  HS quan sát GV viết chữ Hùng Vương, nhắc lại cách nối từ chữ H sang chữ u; từ chữ V sang chữ ư.

-  HS viết chữ Hùng Vương vào VTV

 

 

 

 

 

-   HS đọc và phát biểu ý nghĩa của câu ca dao theo cảm nghĩ của mình

-  HS lắng nghe

 

-       HS viết câu ứng dụng vào VTV

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS đọc và phát biểu ý nghĩa của từ Hải Vân và và câu ứng dụng  “Vào mùa xuân, người người nô nức trẩy hội Đền Hùng

-  HS lằng nghe nhận xét

-HS viết nội dung luyện viết thêm vào VTV

-  HS tự đánh giá phần viết của mình và bạn

 

-   HS lắng nghe GV nhận xét 1 số bài viết

 

 

-    HS thực hiện

 


 

Tiết 4

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.    HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Mở rộng vốn từ Lễ hội cho HS và kĩ năng đặt câu có từ ngữ về Lễ hội

b. Cách thức tiến hành

-     GV giảng qua về nhóm từ Lễ hội

-     GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm nhỏ, nhóm đôi.

-       GV nêu yêu cầu: HS hoạt động cá nhân sau đó bắt cặp để hoạt động nhóm. HS chữa bài tập trong sách bằng hình thức chơi trò chơi Tiếp sức, Vui đến trường.

B.    HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ Lễ hội

a.     Mục tiêu: HS xác định yêu cầu của BT 1 sau đó tiến hành giải BT 11

b.    Cách thức tiến hành

-  GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT 1

-  GV cho HS thời gian hoạt động cá nhân

-  GV cho HS thành các nhóm nhỏ và cho HS tiến hành làm viêc theo nhóm

-  GV tổ chức trò chơi Tiếp sức trước lớp cho HS chưa bài ( Gợi ý: a. Lễ hội Đền Gióng; b. Đấu vật; c. Náo nhiệt; d. Hào hứng...)

+ Các nhóm lần lượt cử ra các thành viên lên bảng viết ra tên các đồ dùng học tập, môn học, hoạt động học tập. Các nhóm có thời gian 5 phút mỗi bạn lên bảng chỉ được viết theo 1 câu trả lời và xuống truyền phấn lại cho nhóm để bạn khác lên lần lượt. Kết thúc 5 phút nhóm nào trả lời được nhiều hơn là nhóm dành chiến thắng

- GV cho cá nhân nhận xét bài làm của nhóm sau đó nhận xét lại

 

Hoạt động 2: Đặt câu có từ ngữ về hoạt động trong Lễ hội

a.     Mục tiêu: HS đặt được câu có từ ngữ về hoạt động trong lễ hội

b.  Cách thức tiến hành

-  GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT 2

+ GV nhắc nhở HS đọc lại bài tập 1 và các mẫu câu để đặt câu theo yêu cầu

-  GV chia nhóm đôi cho HS làm việc

-  GV mời 1-2 HS đặt câu trước lớp, các bạn còn lại thực hiện vào VBT

-  GV mời HS nhận xét về bài làm của các bạn thực hiện trước lớp và GV nhận xét

Hoạt động 3: Sắp xếp câu thành đoạn văn

a.     Mục tiêu: HS đọc và sắp xếp đúng trình tự đoạn văn.

b.     Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn yêu lưu ý từ ngữ chỉ trình tự và chú ý nội dung kể/ tả trong từng câu.

- GV chữa bài và đánh giá.

-       GV mời HS phát biểu ý kiến và nhận xét bài của bạn cũng như của mình.

-       - GV nhận xét tổng kết bài học.

·     CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nôi dung chính của bài học

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài “ Chiếc áo của hoa đào” cho người thân nghe hiểu ý nghĩa bài đọc

+ Đọc lại bài viết chữ V, H hoa và luyện viết từ câu ứng dụng

+ Đọc lại mở rộng vốn từ Hùng Vương và cách đặt câu có từ Lễ Hội

+ Học sinh đọc trước và chuẩn bị tiết 5

 

 

 

 

 

-  HS chia thành các nhóm

 

-  HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu của GV

 

 

 

 

 

-  HS xác định yêu cầu của BT 1

 

 

-       Cá nhân HS tìm 1 – 2 từ ngữ cho mỗi nhóm a,b,c,d và ghi vào bốn thẻ màu

-  HS nhận nhóm chia sẻ, thống nhất kết quả nhóm nhỏ

-  HS theo sự sắp xếp của GV chơi trò chơi Tiếp sức để thi chữa bài giữa các nhóm

 

 

 

 

 

-       HS nghe cá nhân và GV nhận xét sau đó bổ sung, giải nghĩa một số từ ngữ (nếu cần).

 

 

 

 

 

-  HS xác định yêu cầu của BT2

+ HS đọc lại từ vừa tìm được ở BT 1 đặt theo yêu cầu

-   HS chia nhóm đôi làm việc tự đánh giá bài làm của mình và bạn

-  HS thực hiện vào VBT

-  HS lắng nghe đánh giá nhận xét và chữa lại bài của mình

 

 

 

 

 

-  HS xác định yêu cầu của bài tập.

-   HS sắp xếp các câu thành đoạn văn.

-   HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.

-  HS trình bày kết quả trước lớp.

 

-  HS nghe giá viên nhận xét.

 

-                     HS lằng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

-       HS làm theo

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 9 Bài 1: Chiếc Áo Của Hoa Đào . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận