Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 1 Bài 1: Chiếc Nhãn Vở Đặc Biệt

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 1: Chiếc Nhãn Vở Đặc Biệt được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: VÀO NĂM HỌC MỚI ( TUẦN 1 – 2)

Bài 1: CHIẾC NHÃN VỞ ĐẶC BIỆT (4 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Học sinh sẽ nói với bạn những chuẩn bị của mình trong năm học mới; nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khỏi động và tranh minh họa
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè; tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới
  • Tìm đọc được một truyện về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em
  • Viết đúng kiểu chữ: A, Ă, Â, tên riêng và câu ứng dụng.
  • Mở rộng được vốn từ về Học tập, đặt câu với từ ngữ tìm được.
  • Gọi đúng tên các đồ vật, nói được 1 – 2 câu có sử dụng từ ngữ chỉ đồ vật mà em yêu thích.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng ước mơ, sở thích của bản thân.
  • Bồi dưỡng tình yêu nhà trường, học tập của bản thân
  • Bồi đắp tình yêu với nghề nghiệp em yêu thích.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm,hoạt động cá nhân, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh, video clip về học sinh thực hiện một vài hoạt động chuẩn bị cho năm học mới.
  • Bảng phụ viết sẵn các từ ngữ khó, câu dài và đoạn từ Chị Hai rủ tôi… đến hiện lên.
  • Một số mẫu chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ.
  • Thẻ từ để thực hiện cho HS chơi trò chơi ở BT 1 phần luyện từ và câu.
  • Hình ảnh sơ đồ trò chơi Vui đế trường phóng to ( Nếu có)
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Mang theo sách có truyện về trường học và Phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV giới thiệu tên chủ điểm Vào năm học mới.

 

 

- GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi.

- GV nêu yêu cầu: Em hãy nói với bạn về những việc em chuẩn bị cho năm học mới: sách vở, quần áo, ba lô,...chuẩn bị cho năm học mới: sách vở, quần áo, ba lô,...

- GV hướng dẫn HS: HS trong nhóm chia sẻ lẫn nhau về những việc em chuẩn bị cho năm học mới ( sách vử, quần áo, ba lô,..)

- GV mời đại diện 2-3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV yêu cầu HS đọc tên bài “Chiếc nhãn vở đặc biệt”, quan sát tranh minh họa bài đọc và phỏng đoán về nội dung bài học.

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Chiếc nhãn vở đặc biệt” có phải là một bài tự giới thiệu của nhân vật em về chiếc nhãn vở, một món đồ chuẩn bị cho năm học mới, một sản phẩm học tập không?. Để tìm được câu trả lời chính xác, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Chiếc nhãn vở đặc biệt (Tiết 1)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài “Chiếc nhãn vở đặc biệt” với giọng đọc thong thả, vui tươi; giọng chị Hai ở đoạn 1 thể hiện tâm trạng háo hức, ở đoạn 4 trìu mến thể hiện tình cảm yêu thương; giọng bạn nhỏ thể hiện niềm mong đợi.

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe 1 lượt bài “Chiếc nhãn vở đặc biệt”:

+ Giọng đọc thong thả, vui tươi.

+ Giọng của chị Hai ở đoạn 1 thể hiện tâm trạng háo hức, ở đoạn 4 thể hiện tâm trạng trìu mến thể hiện tình cảm yêu thương.

+ Giọng bạn nhỏ thể hiện niềm mong đợi

+ Giọng cô giáo thân thiện, trìu mến.

- GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc một số từ khó: reo, náo nức

+ Cách ngắt nghỉ một số câu dài:

●        Tôi mở một quyển sách,/ mùi giấy thơm dịu/ khiến tôi thêm náo nức,/ mong đến ngày tựu trường//.

●        Ngắm những quyển vở mặc áo mới,/ dán chiếc nhãn/ xinh như một đám mây nhỏ,/ tôi thích quá,/ liền nói://...

 + Giải thích một số từ ngữ khó:

●        Reo: kêu lên tỏ sự vui mừng, phấn khởi.

●        Náo nức: hăm hở, phấn khích với công việc gì

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc “Chiếc nhãn vở đặc biệt”; rút ra được nội dung của bài học. 

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc một lần nữa.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Câu 1:Khi năm học mới sắp đến, hai chị em cảm thấy thế nào?

+ Câu 2: Hai chị em đã làm những việc gì để chuẩn bị cho năm học mới?

+ Câu 3: Theo em, vì sao bạn nhỏ mong được đến lớp ngay?

+ Câu 4: Em ước mong những gì ở năm học mới?

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Mỗi khi năm học mới chuẩn bị bắt đầu thì mỗi bạn học sinh đều có tâm trạng háo hức muốn đến trường gặp lại thầy cô, bạn bè. Mỗi chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ cho mình đồ dùng học tập hết sức đầy đủ để khỏi bị ngỡ ngàng khi đến trường sau kì nghỉ hè.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài “Chiếc nhãn vở đặc biệt” cho người thân nghe, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 2: Luyện đọc bài “ Chiếc nhãn vở đặc biệt” và đọc mở rộng – Đọc một truyện về trường học.

 

 

 

 

- HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của mình về tên chủ điểm Vào năm học mới.

- HS chia thành các nhóm.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS chia sẻ trước lớp.

 

- HS phỏng đoán nội dung bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, theo dõi GV đọc bài; đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc từ khó, cách ngắt nghỉ câu và giải thích từ ngữ khó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

- HS đọc toàn bài; HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 - HS đọc thầm lại bài đọc.

- HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm HS lần lượt trả lời câu hỏi:

+ Câu 1. Khi năm học mới sắp đến cả hai chị em đều cảm thấy háo hức muốn đến trường gặp lại các bạn

+ Câu 2. Hai chị em rủ nhau cùng bọc sách vở.

+ Câu 3. Bạn nhỏ mong được đến lớp ngay vì muốn khoe với các bạn chiếc nhãn vở mình tự viết.

+ Câu 4: Đạt được thành tích cao, được bạn bè yêu quý,...

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

- HS thực hiện.

 

 

 

Tiết 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và nhắc lại bài cũ

b. Cách thức tiến hành

- GV nhắc lại tên chủ điểm Vào năm học mới.

- GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi.

- GV nêu yêu cầu: học sinh phân vai và đọc bài “ Chiếc nhãn vở đặc biệt”

- GV hướng dẫn HS: đọc phân vai: Người dẫn chuyện, chị Hai, bạn nhỏ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài

- Gv đọc lại đoạn từ Chị Hai rủ tôi... đến hiện lên.

- GV mời đại diện 1-2 nhóm đọc phân vai trước lớp

- GV mời HS khá, giỏi đọc lại cả bài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết phiếu đọc sách

a. Mục tiêu: HS tìm đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,...) một truyện về trường học theo hướng dẫn của giáo viên.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn học sinh viết vào phiếu đọc sách những điều mà HS thấy thú vị.

- GV nhận xét, đánh giá việc viết Phiếu đọc sách của cả lớp.

Hoạt động 2: Chia sẻ phiếu đọc sách

a. Mục tiêu: HS chia sẻ với bạn trong nhóm về Phiếu đọc sách của mình

b. Cách thức tiến hành

- GV Chia HS hoạt động thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.

- GV yêu cầu HS đọc một đoạn hoặc chia sẻ truyện của mình cho các bạn trong nhóm

- Kết thúc thời gian hoạt động nhóm GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm của lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài “Chiếc nhãn vở đặc biệt” cho người thân nghe, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 3: Ôn tập viết chữ A, Ă, Â hoa.  Luyện viết từ, câu ứng dụng

 

 

 

 

- HS nhắc lại cách hiểu hoặc suy nghĩ của mình về tên chủ điểm Vào năm học mới.

- HS chia thành các nhóm.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- HS viết vào Phiếu đọc sách những điều mà HS thấy thú vị: tên truyện, tên tác giả, nội dung truyện ( HS cũng có thể ghi thêm lời nói, hành động của nhân vật/ chi tiết mà HS thích, lí do),...

+ HS trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung mình đọc

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm

 

- HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV

- HS lắng nghe, theo dõi các bạn trình bày Phiếu đọc sách của mình.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

Tiết 3

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Ôn lại cho HS cách viết chữ A, Ă, Â hoa và luyện viết từ, câu ứng dụng.

b. Cách thức tiến hành

- GV viết mẫu các chữ A hoa, nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu taọ nét của chữ A hoa ( Chữ A hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ A hoa gồm nét móc ngược tría, nét móc ngược phải và nét lượn.)

 

 

 

- GV cho HS viết chữ A cỡ nhỏ và bảng con

 

 

- GV viết mẫu chữ Ă, Â ( hoặc cho HS quan sát qua phần mềm viết chữ). Nhắc lại quy trình viết chữ Ă, Â hoa, chiều cao, độ rộng cấu tạo nét chữ của chữ Ă, Â hoa trong mối quan hệ so sánh với chữ A

 

 

 

- GV chọn một HS viết tốt thay GV viết chữ Ă, Â lên bảng cho cả lớp quan sát sau đó cho HS viết chữ Ă, Â hoa vào VTV

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện viết từ ứng dụng

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu nghĩa của từ ứng dụng Chu Văn An

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc và phát biểu ý nghĩa của từ Chu Văn An (1292 – 1370, là nhà giáo, thầy thuốc, là người thầy đứng đầu, có nhiều đóng góp đối với Trường Quốc Tử Giám và nền quốc học nước nhà ở thế kỉ XIV – thời nhà Trần,... Ông đã đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Ông được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới. Tên ông được đặt trong nhiều trường học ở các tỉnh, thành nước ta)

- GV nhận xét, đánh giá về tìm hiểu của HS về Chu Văn An

- GV viết mẫu chữ Chu Văn An và nhắc lại cách nối từ chứ C hoa sang chữ h; từ chữ V hoa sang chữ ă và từ chữ A hoa  sang chữ n

- GV cho HS viết chữ Chu Văn An vào VTV

Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng

a. Mục tiêu: HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao :

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

Ca dao

 

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc và phát biểu ý nghĩa của câu ca dao

- GV đánh giá, nhận xét về tìm hiểu của HS đối với câu ca dao (Câu ca dao ca ngợi và khuyên chúng ta ghi nhớ công sức của người nông dân đã vất vả để làm ra hạt gạo)

-GV cho HS viết câu ứng dụng vào VTV

Hoạt động 3: Luyện viết thêm

a. Mục tiêu: HS đọc và nắm được ý nghĩa của từ Hội An (Là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất. Nơi đây có những công trình kiến trúc đã xây dựng từ hàng trăm năm trước, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1999) và nghĩa của câu ứng dụng Ai cũng mong năm học mới đến thật nhanh

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc và phát biểu ý nghĩa của từ Hội An và câu ứng dụng Ai cũng mong năm học mới đến thật nhanh

 

- GV nhận xét về phát biểu của Hs

- GV cho HS viết nội dung luyện viết thêm vào VTV

 

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV để HS tự đánh giá phần viết của mình và bạn

 

- GV nhận xét, một số bài viết

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Cách viết chữ A, Ă, Â và cách viết từ, câu ứng dụng

+ Đọc trước Tiết 4: Luyện từ và câu

 

 

 

 

- HS theo dõi GV viết mẫu:

+ HS nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của chữ A hoa

+ HS nhắc lại quy trình viết chữ A hoa

- Học sinh ôn lại cách viết bằng cách viết chữ A cỡ nhỏ vào bảng con hoặc viết vào VTV

- HS quan sát GV viết mẫu chữ Ă, Â hoa (hoặc quan sát qua phần mềm viết chữ):

+ HS nhắc lại quy trình viết chữ Ă, Â hoa

+ HS nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ Ă, Â hoa trong mối quan hệ so sánh với chứ A hoa

- HS quan sát bạn viết trên bảng và viết vào VTV

 

 

 

 

 

- HS phát biểu tìm hiểu của mình về Chu Văn An

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

- HS quan sát GV viết chữ Chu Văn An, nhắc lại cách nối từ chứ C hoa sang chữ h; từ chữ V hoa sang chữ ă và từ chữ A hoa  sang chữ n

 

 

- HS viết chữ Chu Văn An vào VTV

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và phát biểu ý nghĩa của câu ca dao theo cảm nghĩ của mình

- HS lắng nghe

 

 

 

- HS viết câu ứng dụng vào VTV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và phát biểu ý nghĩa của từ Hội An và câu ứng dụng Ai cũng mong năm học mới đến thật nhanh mà mình đã tìm hiểu

- HS lắng nghe nhận xét

- HS viết nội dung luyện viết thêm vào VTV

 

-HS tự đánh giá phần viết của mìn và bạn

-HS nghe GV nhận xét một số bài viết

 

 

 

-HS thực hiện

Tiết 4

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Mở rộng vốn từ  Học Tập cho HS và kĩ năng đặt câu có từ ngữ về Học Tập

b. Cách thức tiến hành

- GV giảng qua về nhóm từ Học Tập.

- GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm nhỏ, nhóm đôi.

- GV nêu yêu cầu: HS hoạt động cá nhân sau đó bắt cặp để hoạt động nhóm . Hs chữa bài tập trong sách bằng hình thức chơi trò chơi Tiếp sức, Vui đến trường.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Mở rộng vốn tự Học tập

a. Mục tiêu: HS xác định yêu cầu của BT 1 sau đó tiến hành giải BT 1

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn Hs xác định yêu cầu BT 1

- GV cho HS thời gian hoạt động cá nhân

 

 

-GV cho HS thành các nhóm nhỏ và cho HS tiến hành làm việc nhóm

- GV tổ chức chơi trò chơi Tiếp sức trước lớp cho HS chưa bài( Gợi ý: a. Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật,...; b. Giấy, bút, thước, cặp, sách,...; c. Giấy bút, sách bút,...d. đọc sách, làm toán, ca hát,...).

+  Các nhóm lần lượt cử ra các thành viên lên bảng viết ra tên các đồ dùng học tập, môn học, hoạt động học tập. Các nhóm có thời gian 5 phút mỗi bạn lên ảng chỉ được viết một câu trả lời và xuống truyền phấn lại cho nhóm để bạn khác lên lần lượt. Kết thúc 5 phút nhóm nào trả lời được nhiều hơn là nhóm thắng cuộc.

- Gv cho cá nhân nhận xét bài làm của nhóm sau đó nhận xét lại.

 

Hoạt động 2: Đặt câu có từ ngữ về Học tập

a. Mục tiêu: HS đặt được câu có từ ngữ về Học tập

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT 2

+ GV nhắc HS đọc lại từ ngữ ở BT 1 và các mẫu câu để đặt câu theo yêu cầu

-Gv chia nhóm đôi cho HS làm việc

 

- GV mời 1-2 HS đặt câu trước lớp, các bạn còn lại thực hiện vào VBT

- GV mời HS nhận xét về bài làm của các bạn thực hiện trước lớp và GV nhận xét

Hoạt động 3: Đặt câu có từ ngữ về Học tập

a. Mục tiêu: HS thực hiện trò chơi Vui đến trường để củng cố lại vốn từ về Học tập

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn yêu cầu của trò chơi Vui đến trường ( Các nhóm HS sẽ trọn một con đường đến trường và nói 1 – 2 câu về đồ vật em nhìn thấy trên đường đến trường)

- GV chia HS thành các nhóm để tham gia trò chơi

 

 

 

- GV mời HS phát biểu cảm xúc về trò chơi.

 

- GV nhận xét về hoạt động và tổng kết bài học.

 

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài “Chiếc nhãn vở đặc biệt” cho người thân nghe, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Đọc lại bài viết chữ A, Ă, Â hoa và luyện viết tư, câu ứng dụng

+ Đọc lại mở rộng vốn từ Học tập và cách đặt câu có từ ngữ Học tập

+ Học sinh đọc trước và chuẩn bị tiết 5 “ Lắng nghe những ước mơ”

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

 

- HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 1.

- Cá nhân HS tìm 1 – 2 từ ngữ cho mỗi nhóm a,b,c,d và ghi vào bốn thẻ màu

- HS nhận nhóm chia sẻ, thống nhất kết quả nhóm nhỏ

- HS theo sự sắp xếp của GV chơi trò chơi Tiếp sức để thi chữa bài giữa các nhóm

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS nghe cá nhân và GV nhận xét sau đs bổ sung, giải nghĩa một số từ ngữ (nếu cần).

 

 

-HS xác định yêu cầu của BT 2

+ HS đọc lại từ vừa tìm được ở BT 1 đặt câu theo yêu cầu

-HS chia nhóm đôi làm việc, tự đánh giá bài làm của mình và bạn

-HS thực hiện vào VBT

 

-HS lắng nghe đánh giá, nhận xét và chữa lại bài của mình(nếu cần

 

 

 

 

-HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chơi trò chơi Vui đến trường.

 

 

-HS chơi trong nhóm đội: Tìm đường đến trường (Gv khuyến khích HS chọn đường có các đồ dùng học tập)

-HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về trò chơi.

-HS lắng nghe GV nhận xét và tổng kết bài học

 

-HS lắng nghe, ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

-HS làm theo.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 1 Bài 1: Chiếc Nhãn Vở Đặc Biệt . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận