Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 6 Bài 1: Đồng Hồ Mặt Trời

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 1: Đồng Hồ Mặt Trời được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 6: CÙNG EM SÁNG TẠO (TUẦN 12 – 13)

BÀI 1: ĐỒNG HỒ MẶT TRỜI (TIẾT 1 – 4)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Nói được về hình dáng và ích lợi của một chiếc đồng hồ em thích, nếu được phỏng đoản của bản thân về nội dung bài qua tên bài đọc và tranh minh hoạ.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đóng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, bước đầu đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Năm hơn mười tuổi, nhờ thích tìm tòi, sáng chế, Niu-tơn đã chế tạo ra chiếc đồng hồ dựa vào quy luật chuyển động của Mặt Trời.
  • Tìm đọc một số bài thơ về nghề nghiệp, viết được Phiếu đọc sách, đọc các dòng thơ em thích và biết cách chia sẻ lý do em thích những dòng thơ đó.
  • Viết đúng kiểu chữ hoa: S, L, T, tên người và câu ứng dụng.
  • MRVT Sáng tạo, đặt câu về một sản phẩm sáng tạo.
  • Giới thiệu được một sản phẩm sáng tạo của em hoặc bạn.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái của bản thân.
  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực
  • Bồi dưỡng sự cho các em HS một số hiểu biết về những người có công tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm có ích, góp phần cải thiện cuộc sống.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm,hoạt động cá nhân, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh, một số mẫu đồng hồ: đồng hồ cát, đồng hồ báo thức, đồng hồ đeo tay,... và một số phát minh của Niu-tơn (nếu có).
  • Bảng phụ ghi đoạn từ Từ những điều quan sát được... đến cháu đã tan học.
  • Mẫu chữ viết hoa S, L T cỡ nhỏ.
  • Thẻ tử để tổ chức cho HS chơi trò chơi ở hoạt động luyện từ và câu.
  • Tranh ảnh hoặc đồ vật do HS sáng tạo (nếu có).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • HS mang theo sách có bài thơ về nghề nghiệp và Phiếu đọc sách đã ghi chép về bài thơ đã đọc.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

  1. Đọc:

- Nói được về hình dáng và ích lợi của một chiếc đồng hồ em thích, nếu được phỏng đoản của bản thân về nội dung bài qua tên bài đọc và tranh minh hoạ.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đóng dấu câu, đủng logic ngữ nghĩa, bước đầu đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Năm hơn mười tuổi, nhờ thích tìm tòi, sáng chế, Niu-tơn đã chế tạo ra chiếc đồng hồ dựa vào quy luật chuyển động của Mặt Trời.

- Tin đọc một số bài thơ về nghề nghiệp, viết được Phiếu đọc sách, đọc các dòng thơ em thích và biết cách chia sẻ lý do em thích những dòng thơ đó.

  1. Viết đúng kiểu chữ hoa: S, L, T, tên người và câu ứng dụng.
  2. MRVT Sáng tạo, đặt câu về một sản phẩm sáng tạo.
  3. Giới thiệu được một sản phẩm sáng tạo của em hoặc bạn.
  4. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh, một số mẫu đồng hồ: đồng hồ cát, đồng hồ báo thức, đồng hồ đeo tay,... và một số phát minh của Niu-tơn (nếu có).

- Bảng phụ ghi đoạn từ Từ những điều quan sát được... đến cháu đã tan học.

- HS mang theo sách có bài thơ về nghề nghiệp và Phiếu đọc sách đã ghi chép về bài thơ đã đọc.

- Mẫu chữ viết hoa S, L T cỡ nhỏ.

- Thẻ tử để tổ chức cho HS chơi trò chơi ở hoạt động luyện từ và câu. - Tranh ảnh hoặc đồ vật do HS sáng tạo (nếu có).

Tiết 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học

b. Cách thức tiến hành

- GV giới thiệu tên chủ điểm Cùng em sáng tạo, HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm.

- GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi.

- GV nêu yêu cầu: Nói về hình dáng và ích lợi của một chiếc đồng hồ mà em thích:

- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm đối hoặc nhóm nhỏ: nói với bạn về hình dáng và ích lợi của một chiếc đồng hồ em thích. Phỏng đoán nội dung bài đọc nhở tên bài và tranh minh hoạ.

 

 

- GV mời đại diện 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV yêu cầu HS đọc tên bài “Đồng hồ mặt trời”, quan sát tranh minh họa bài đọc và phỏng đoán về nội dung bài học.

 

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Đồng hồ mặt trời” có phải là một loại đồng hồ đặc biệt hay không?. Để tìm được câu trả lời chính xác, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Đồng hồ mặt trời (Tiết 1)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài “Đồng hồ mặt trời” với giọng người dẫn truyện thong thả, giọng Niu-tơn phấn khởi, thể hiện sự lễ phép với bả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động của Niu-tơn, chỉ trạng thái của Mặt Trời, hoạt động của chiếc đồng hồ,...

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe 1 lượt bài “Phần thưởng”:

+ Giọng người dẫn truyện thong thả

+ Giọng Niu-tơn phấn khởi, thể hiện sự lễ phép với bả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động của Niu-tơn, chỉ trạng thái của Mặt Trời, hoạt động của chiếc đồng hồ,...

- GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc một số từ khó: : I-sắc Niu-tơn, tỉnh xảo,...

+ Cách ngắt nghỉ một số câu dài:

·        Năm hơn mười tuổi,/ trên đường đi học,/ Niu-tơn quan sát thấy/ bóng của mình rất dài/ cứ chạy ở đằng trước.//

·        Mỗi lần/ nhìn thấy “đồng hồ Niu-tơn”,/ mọi người lại nhớ đến/ cậu bé khéo tay,/ thông minh/ của làng minh.//; ...

 + Giải thích một số từ ngữ khó:

·        Bỏng: vùng không được ánh sáng chiếu tới do bị một vật che khuất hoặc hình của vật trên nền.

·        Quy luật (một hoạt động ổn định, lặp đi lặp lại...

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp.

 

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc “Đồng hồ mặt trời”; rút ra được nội dung của bài học. 

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc một lần nữa.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+Câu 1: Lúc nhỏ, Niu-tơn thích làm gì?

+Câu 2: Nhờ đâu Niu-tơn nghĩ đến việc chết tạo một chiếc đồng hồ?

+ Câu 3: Giới thiệu chiếc đồng hồ do Niu-tơn làm.

+Câu 4: Khi ché tạo đồng hồ xong, Niu-tơn đã làm gì? Vì sao?

+Câu 5:Đặt một tên khác cho bài đọc.

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Năm hơn mười tuổi, nhờ thích tìm tòi, sáng chế, Niu-tơn đã chế tạo ra chiếc đồng hồ dựa vào quy luật chuyển động của Mặt Trời.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài “Đồng hồ mặt trời” cho người thân nghe, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 2: Luyện đọc bại “ Đồng hồ mặt trời” và đọc mở rộng – Đọc một bài thơ về nghề nghiệp.

 

 

 

 

- HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm.

- HS hoạt động nhóm đôi

- HS thực hiện yêu cầu.

 

 

 

- HS hoạt động nhóm đối hoặc nhóm nhỏ: nói với bạn về hình dáng và ích lợi của một chiếc đồng hồ em thích. Phỏng đoán nội dung bài đọc nhở tên bài và tranh minh hoạ.

- HS nghe bạn và GV nhận xét.

 

 

- HS đọc tên bài “Đồng hồ mặt trời”, quan sát tranh minh họa bài đọc và phỏng đoán về nội dung bài học.

- HS nghe bạn và GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe GV đọc mẫu một lượt bài “ Phần thưởng”

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm.

- 1 HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm lại bài đọc một lần nữa.

- HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi:

+Câu 1: Lúc nhỏ, cậu bé Niu – tơn rất thích tìm tòi khám phá và sáng chế.

+ Câu 2: Vì hằng ngày đi học, quan sát cái bóng của mình thay đổi, cậu phát hiện ra Mặt Trời chuyển động có quy luật  và đã nghĩ đến việc sáng tạo ra một chiếc đồng hồ.

+ Câu 3: Chiếc đồng hồ có hình tròn, mặt đồng hồ có khắc nhiều vạch, ở giữa cắm một cái que, nhờ bóng que đổ xuống các vạch khác nhau mà có thể biết được lúc đó là mấy giờ.

+ Câu 4: Sau khi chế tạo xong, Niu – tơn đặt đồng hồ ở giữa làng để nó báo giờ cho mọi người

+ Câu 5: Có thể đặt tên khác cho bài học: Chiếc đồng hồ Niu – tơn

- HS lắng nghe GV nhận xét và kết luận

 

 

 

- HS lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

Tiết 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và nhắc lại bài cũ

b. Cách thức tiến hành

- GV nhắc lại tên chủ điểm Cùng em sáng tạo

 

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi.

- GV nêu yêu cầu: học sinh phân vai và đọc bài “ Đồng hồ mặt trời”

- GV đọc lại đoạn từ Từ những điều quan sát được…, đến cháu đã tan học.

 

-  GV mời đại diện 1 - 2 nhóm đọc phân vai trước lớp

- GV mời HS khá, giỏi đọc lại cả bài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết phiếu đọc sách

a. Mục tiêu: HS tìm đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,...) một bài thơ về nghề nghiệp theo hướng dẫn của GV

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn học sinh viết vào phiếu đọc sách những điều mà HS thấy thú vị.

- GV nhận xét, đánh giá việc viết Phiếu đọc sách của cả lớp.

Hoạt động 2: Chia sẻ phiếu đọc sách

a. Mục tiêu: HS chia sẻ với bạn trong nhóm về Phiếu đọc sách của mình

b. Cách thức tiến hành

- GV chia HS hoạt động thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.

- GV yêu cầu HS đọc một đoạn hoặc chia sẻ bài thơ của mình cho các bạn trong nhóm

 

- Kết thúc thời gian hoạt động nhóm GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm của lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài “Đồng hồ mặt trời” cho người thân nghe, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 3: Ôn tập viết chữ S, L, T hoa.  Luyện viết từ, câu ứng dụng

 

 

 

 

- HS nhắc lại cách hiểu hoặc suy nghĩ của mình về tên chủ điểm Cùng em sáng tạo.

- HS hoạt động nhóm đôi.

- HS lắng nghe yêu cầu.

 

- HS nghe GV đọc lại đoạn từ Từ những điều quan sát được…, đến cháu đã tan học.

- Đại diện 1 - 2 nhóm đọc phân vai trước lớp.

- HS khá, giỏi đọc lại cả bài.

 

 

 

 

 

 

- HS viết vào Phiếu đọc sách những điều HS ghi nhớ ( tên bài thơ,, tên tác giả, tên nghề nghiệp, tên đặt khác cho bài thơ,..)

 

 

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

 

 

 

- HS hoạt động thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.

- HS đọc một đoạn hoặc chia sẻ bài thơ của mình cho các bạn trong nhóm

 

 

- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm của lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

- HS lắng nghe ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

 

Tiết 3

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Ôn lại cho HS cách viết chữ S, L, T hoa và luyện viết từ, câu ứng dụng.

b. Cách thức tiến hành

- GV viết mẫu các chữ S hoa, nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu taọ nét của chữ S hoa ( Chữ S hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ S gồm nét cong trái và nét thẳng đứng.)

- GV cho HS viết chữ S cỡ nhỏ vào bảng con

- GV viết mẫu các chữ L hoa, nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu taọ nét của chữ L hoa ( Chữ L hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ L gồm nét cong trái, nét lượn dọc, nét thắt và nét ngang.)

- GV cho HS viết chữ L cỡ nhỏ và bảng con

- GV viết mẫu các chữ T hoa, nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu taọ nét của chữ T hoa ( Chữ T hoa có độ cao 2,5 ô li. Cấu tạo của chữ T gồm nét cong trái nét thắt và nét cong phải.)

-GV cho HS viết chữ S, L, T hoa vào VBT.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện viết từ ứng dụng

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu nghĩa của từ ứng dụng Võ Thị Sáu

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc và phát biểu nghĩa của từ ứng dụng Võ Thị Sáu (1933 - 1952, quê ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhằm vào các sĩ quan Pháp. Cô là nữ anh hùng trẻ tuổi của Việt Nam, bị thực dân Pháp bắt và xử bắn năm 19 tuổi).

- GV nhận xét, đánh giá về tìm hiểu của HS về Võ Thị Sáu.

- GV nhắc lại cho HS cách nối tử chữ V hoa sang chữ o, từ chữ T hoa sang chữ h, từ chữ S hoa sang chữ a.

- GV cho HS viết chữ Võ Thị Sáu vào VTV.

Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng

a. Mục tiêu: HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao :

Ai lên Phú Thọ thì lên,

Lên non Cổ Tích, lên đền Hùng Vương

Ca dao

 

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc và phát biểu ý nghĩa của câu ca dao (Câu ca dao nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam nhớ đến và tự hào về vùng đất Phai Thọ với khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là khu di tích được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia đặc biệt, là nơi thờ tự các Vua Hùng đã có công dụng nước – Tổ tiên của dân tộc Việt Nam, Năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại)

-GV cho HS viết câu ứng dụng vào VTV

Hoạt động 3: Luyện viết thêm

a. Mục tiêu: HS đọc và nắm được ý nghĩa của từ Lê Lam Sơn và câu ứng dụng: “Từ nhỏ, Niu-tơn đã làm được nhiều đồ chơi tinh xảo.

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc và phát biểu nghĩa của từ Lam Sơn (tên một địa danh ở Thanh Hoá. Nơi đây là vùng căn cứ đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn vào đầu thế kỉ XV. Ngày nay, Lam Sơn là tên một phương thuộc thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá) và câu ứng dụng Từ nhỏ, Niu-tơn đã làm được nhiều đồ chơi tinh xảo.

- GV cho HS viết nội dung luyện viết thêm vào VTV

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại cách viết chữ S, L, T hoa và các từ, câu ứng dụng

+ Chuẩn bị trước tiết 4: Đọc bài luyện từ và câu

 

 

 

 

- HS quan sát GV viết mẫu các chữ S hoa, nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu taọ nét của chữ S hoa

- HS viết chữ S cỡ nhỏ vào bảng con

- HS quan sát GV viết mẫu các chữ L hoa, nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu taọ nét của chữ L hoa

 

- HS viết chữ L cỡ nhỏ và bảng con

- HS quan sát GV viết mẫu các chữ T hoa, nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu taọ nét của chữ T hoa

 

- HS viết chữ S, L, T hoa vào VBT.

 

 

 

 

 

- HS đọc và phát biểu nghĩa của từ ứng dụng Võ Thị Sáu

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

- HS lắng nghe cách nối tử chữ V hoa sang chữ o, từ chữ T hoa sang chữ h, từ chữ S hoa sang chữ a.

 

 

- HS viết chữ Võ Thị Sáu vào VTV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và phát biểu ý nghĩa của câu ca dao.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS viết câu ứng dụng vào VTV

 

 

 

 

 

- HS đọc và phát biểu nghĩa của từ Lam Sơn và câu ứng dụng Từ nhỏ, Niu-tơn đã làm được nhiều đồ chơi tinh xảo.

 

 

- HS viết nội dung luyện viết thêm vào VTV

 

- HS lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

 

- HS làm theo

Tiết 4

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS mở rộng vốn từ Sáng tạo

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 1.

- GV cho HS trao đổi trong nhóm đối để thực hiện BT.

- GV chia HS thành hai đội, mỗi đội bốn HS, lên bảng chữa BT bằng hình thức chơi Tiếp sức, gắn từng thẻ tử vào vị trí phù hợp trong bảng. HS có thể lấy VD minh hoạ để hiểu sâu hơn nghĩa của các từ ngữ.

 

 

- GV mời HS quan sát, nhận xét.

- GV nhận xét kết quả.

- GV cho HS xác định yêu cầu của BT 2 và đọc đoạn văn.

 

- GV cho HS trao đổi trong nhóm để thực hiện BT.

 

- GV cho HS làm bài vào VBT.

-GV mời 1 - 2 HS chữa bài trước lớp (Đáp án: sáng chế, phát minh, chế tạo, thí nghiệm).

- GV cho HS đọc lại đoạn văn đã đến từ và tìm hiểu nội dung đoạn văn.

- GV nhận xét kết quả.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đặt câu về đặc điểm của một sản phẩm

a. Mục tiêu: HS đặt được câu về đặc điểm của một sản phẩm

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS xác định yêu cầu của BT 3 và quan sát cấu mẫu.

-GV mời 1-2 HS nói câu trước lớp.

- GV cho HS viết câu vào VBT.

- GV mời một vài HS chia sẻ kết quả trước lớp.

 

- GV nhận xét

Hoạt động 2: Vận dụng

a. Mục tiêu: HS xác định yêu cầu của hoạt động :Giới thiệu một sản phẩm sáng tạo của me hoặc bạn

b. Cách thức tiến hành

-GV cho HS xác định yêu cầu của hoạt động: Giới thiệu một sản phẩm sáng tạo của em hoặc bạn.

- GV gợi ý cho HS thảo luận nhóm:

+ Sản phẩm sáng tạo em muốn giới thiệu là gì?

+ Sản phẩm có đặc điểm gì nổi bật?

+ Cảm xúc của em ra sao khi làm được nhìn thấy sản phẩm?

+...

- GV mời một vài HS chia sẻ kết quả trước lớp.

 

- GV nhận xét và tổng kết bài học.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

Ôn tập về vốn từ Sáng tạo, đặt câu về đặc điểm của một sản phẩm

+ Chuẩn bị trước tiết 5: đọc trước bài 2: Cuốn sách em yêu thích.

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 1.

 

 

 

 

- HS trao đổi trong nhóm đối để thực hiện BT.

- HS chia thành hai đội, mỗi đội bốn HS, lên bảng chữa BT bằng hình thức chơi Tiếp sức, gắn từng thẻ tử vào vị trí phù hợp trong bảng. HS có thể lấy VD minh hoạ để hiểu sâu hơn nghĩa của các từ ngữ.

- HS lắng nghe bạn và GV nhận xét.

 

- HS xác định yêu cầu của BT 2 và đọc đoạn văn.

 

 

- HS trao đổi trong nhóm để thực hiện BT.

 

- HS làm bài vào VBT.

- 1 - 2 HS chữa bài trước lớp

 

- HS đọc lại đoạn văn đã đến từ và tìm hiểu nội dung đoạn văn.

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 3 và quan sát cấu mẫu.

- 1-2 HS nói câu trước lớp.

- HS viết câu vào VBT.

- Một vài HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của hoạt động: Giới thiệu một sản phẩm sáng tạo của em hoặc bạn.

 

 

- HS trả lời gợi ý của GV để hoạt động nhóm.

 

 

 

 

- Một vài HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét bài học

 

 

- HS lắng nghe ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

 



Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 6 Bài 1: Đồng Hồ Mặt Trời . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận