Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 5 Bài 3: Chuyện Xây Nhà

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 3: Chuyện Xây Nhà được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: CHUYỆN XÂY NHÀ ( TIẾT 8 – 11)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Trao đổi với bạn về nơi ở của các con vật trong những bức ảnh, nếu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Cuộc sống đầy màu sắc của thế giới loài vật trong vườn cùng với những ngôi nhà nhỏ xinh đã gợi cho bạn nhỏ Ước mơ chinh phục thiên nhiên để xây được ngôi nhà trên máy.
  • Tìm đọc một văn bản thông tin về ước mơ, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn suy nghĩ của em về ước mơ được nhắc đến trong bài đọc.
  • Nghe – viết được đoạn trong bài Chuyện xây nhà, phân biệt ch/ tr, r/ d/ gi/ hoặc iên/ iêng.
  • Luyện tập về biện pháp tu từ so sánh (so sánh hoạt động với hoạt động).
  • Ôn dấu chấm, ngắt đoạn văn thành các câu.
  • Nói với người thân về ngôi nhà mơ ước theo gợi ý.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, khả năng đọc và năng lực văn học.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái của bản thân.
  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực
  • Bồi dưỡng sự từ hào về lịch sử vẻ vang của dân tộcức mơ em yêu thích.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh, video clip về tổ/ nơi ở của con vật được nhắc đến trong bài đọc và cuộc sống của chúng.
  • Bảng phụ ghi ba khổ thơ cuối.
  • Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi khi thực hiện các BT luyện từ và câu.
  • Tranh, ảnh hỗ trợ để HS viết câu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • HS mang theo sách, báo có văn bản thông tin về ước mơ và Phiếu đọc sách đã ghi chép về văn bản thông tin đã đọc.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

Tiết 8

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm trao đổi về nơi ở của các con vật trong những bức ảnh

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc tên và phỏng đoán nội dung bài đọc.

 

- GV giới thiệu bài mới, dẫn dắt HS vào bài học: “ Chuyện xây nhà”

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài Chuyện xây nhà với giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ tên loài vật: kiến gió, kiến lửa, xén tóc, bọ ngựa, đom đóm,... và đặc điểm, hành động, tính chất: cuộn, oai, thuê, luyện kiếm, vun vút, giăng đèn, thắp,...

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe 1 lượt bài “ Chuyện xây nhà

+ Giọng đọc trong sáng, vui tươi.

+ Nhấn  giọng ở từ ngữ chỉ tên loài vật: kiến gió, kiến lửa, xén tóc, bọ ngựa, đom đóm,... và đặc điểm, hành động, tính chất: cuộn, oai, thuê, luyện kiếm, vun vút, giăng đèn, thắp,...

- GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc một số từ khó: luyện kiểm, vun vút, giăng đèn,...

+ Cách ngắt nhịp một số dòng thơ:

Nhà/ của chị khiển gió/

Cuộn/ trong tàu lá khoai/

Ụ đất -/ anh kiến lửa/

Xây thành lũy/ đến oai!//

+ Giải thích nghĩa một số từ khó:

·        Thành luỹ: công trình xây đắp kiên cố.

·        Giăng: làm cho vật có chiều dài căng ra

·        ....

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm

- GV mời một HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp.

 

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đọc “ Chuyện xây nhà”; rút ra được nội dung của bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc lại bài một lần nữa.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Đọc các dòng thơ nêu thắc mắc của bạn nhỏ khi ngắm nhìn khu vườn.

+ Câu 2: Tìm hình ảnh cho biết  nhà hoặc nơi ở của mỗi con vật dưới đây:

+ Câu 3: Nhà của đom đóm có gì đẹp?

+ Câu 4: Nếu có thể tự xây dựng một ngôi nhà, em sẽ xây ngôi nhà đó ở đâu? Vì sao?

- GV mời đại diện nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Cuộc sống đầy màu sắc của thế giới loài vật trong vườn cùng với những ngôi nhà nhỏ xinh đã gợi cho bạn nhỏ ước mơ chinh phục thiên nhiên để xây được ngôi nhà trên máy.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài thơ “ Chuyện xây nhà” cho người thân nghe, học thuộc hai đoạn thơ mà e thích nhất

+ Đọc trước Tiết 9: Đọc mở rộng – Đọc một bài đọc về ước mơ

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm trao đổi về nơi ở của các con vật trong những bức ảnh

 

 

- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc tên và phỏng đoán nội dung bài đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm

- Một HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

- HS đọc lại bài một lần nữa.

- HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi.

 

+ Câu 1: Thắc mắc của bạn nhỏ là cả khu vườn mênh mông rộng lớn vậy mà tại sao chỉ toàn là những căn nhà nhỏ.

+ Câu 2:

·        Nhà của kiến gió: Trong tàu lá khoai

·        Nhà của kiến lửa: Ở ụ đất

·        Nhà của bọ ngựa: Trên cành xoan

+ Câu 3: Nhà của các bạn đóm đóm đẹp vì ở gần bờ ao, đêm giăng đèn mở hội, thắp lên ngàn ánh sao

+ Câu 4: Em muốn xây nhà ở cạnh một con suối và nơi đó có thật nhiều cây xanh rộng rãi, thoáng mát.

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS làm theo.

Tiết 9

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và nhắc lại bài cũ

b. Cách thức tiến hành.

- GV cho HS xác định lại giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài thơ (giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ tên loài vật: kiến gió, kiến lửa, xén tóc, bọ ngựa, đom đóm,... và đặc điểm, hành động, tính chất: cuộn, oai, thuê, luyện kiếm, vun vút, giăng đèn, thắp,....)

- GV đọc lại toàn bài.

- GV phân nhóm cho HS

 

- GV cho HS luyện đọc lại hai khổ thơ mà HS thích trong nhóm, trước lớp và học thuộc bằng cách tự nhẩm thuộc, xóa dần hoặc thay chữ bằng hình,..

 

- GV mời đại diện 1 - 2 HS đọc thuộc trước lớp

 

- GV nhận xét.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết phiếu đọc sách

a. Mục tiêu: HS tìm đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,...) một bài đọc về ước mơ theo hướng dẫn của giáo viên.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn học sinh viết vào phiếu đọc sách những điều mà HS thấy thú vị.

- GV nhận xét, đánh giá việc viết Phiếu đọc sách của cả lớp.

Hoạt động 2: Chia sẻ suy nghĩ về ước mơ trong bài đọc

a. Mục tiêu: HS chia sẻ với bạn trong nhóm về ước mơ được nhắc đến Phiếu đọc sách của mình

b. Cách thức tiến hành

- GV Chia HS hoạt động thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.

- Kết thúc thời gian hoạt động nhóm GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm của lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại “Chuyện xây nhà” cho người thân nghe và hiểu ý nghĩa của bài thơ

+ Chuẩn bị tiết 10: Nghe viết lại đọan thơ Chuyện xây nhà, cách phân biệt ch/tr, r/d/gi hoặc iên/iêng.

 

 

 

 

- HS xác định lại giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài thơ

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc lại hai khổ thơ mà HS thích trong nhóm, trước lớp và học thuộc bằng cách tự nhẩm thuộc, xóa dần hoặc thay chữ bằng hình,..

- Đại diện 1 - 2 HS đọc thuộc trước lớp

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS viết vào Phiếu đọc sách những điều mà HS thấy thú vị: tên bài văn, tên tác giả, hình ảnh đẹp,...

+ HS trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung mình đọc

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm

 

- HS lắng nghe, theo dõi các bạn trình bày Phiếu đọc sách của mình.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

- HS làm theo.

Tiết 10

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Ôn lại cho HS cách nghe viết bài, cách phân biệt ch/ tr, r/d/gi hoặc iên/iêng

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc lại đoạn trong bài thơ “Chuyện xây nhà”( từ xén tóc đến hết), trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn văn.

 

- GV cho HS quan sát, đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ sai chính tả do ảnh hưởng của phương ngữ.

VD: xén tóc, cửa hiệu, luyện kiểm, gieo, xa tít,...

- GV đọc từng câu cho HS nghe và viết vào VBT.

- GV cho HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.

-GV mời một vài HS nhận xét

- GV nhận xét một số bài viết.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Phân biệt ch/tr

a. Mục tiêu: HS năm được cách phân biệt ch/tr

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT 2 và các chữ ghi trên thẻ

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, làm vào VBT (Đáp án: bán chú -> bán trú, câu truyện -> câu chuyện)

- GV cho 1- 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp

 

- GV nhận xét bài viết.

Hoạt động 2: Phân biệt r/d/gi hoặc iên/iêng

a. Mục tiêu: HS phân biệt được r/d/gi hoặc iên/iêng

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS xác định yêu cầu BT 3, chọn BT phương ngữ phân biệt

- GV cho HS tìm trong nhóm đôi chọn chữ hoặc vần và thêm dấu danh phù hợp vào mỗi bông hoa và thực hiện vào VBT.

 

- GV cho HS chữa bài bằng hình thức chia đội, chơi tiếp sức gắn nhanh các thẻ có chứa chữ hoặc vần và dấu thanh phù hợp và chỗ trống.

 

- GV nhận xét.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại bài đọc “Chuyện xây nhà”. Ôn lại cách  phân biệt cách phân biệt ch/ tr, r/d/gi hoặc iên/ iêng.

+ Đọc trước Tiết 11: Luyện từ và câu

 

 

 

 

- HS đọc lại đoạn trong bài thơ “Chuyện xây nhà”( từ xén tóc đến hết), trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn văn.

- HS quan sát, đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ sai chính tả do ảnh hưởng của phương ngữ.

- HS nghe và viết vào VBT

- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.

- Một vài HS nhận xét

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu BT 2 và các chữ ghi trên thẻ

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi, làm vào VBT

 

- 1- 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

- HS xác định yêu cầu BT 3, chọn BT phương ngữ phân biệt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tìm trong nhóm đôi chọn chữ hoặc vần và thêm dấu danh phù hợp vào mỗi bông hoa và thực hiện vào VBT.

- HS chữa bài bằng hình thức chia đội, chơi tiếp sức gắn nhanh các thẻ có chứa chữ hoặc vần và dấu thanh phù hợp và chỗ trống

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

- HS lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

 

- HS làm theo

Tiết 11

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh luyện tập về so sánh.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu các BT 1

- GV cho HS trao đổi nhóm

- GV mời một vài HS đại diện nhóm chia sẻ kết quả

+ Đáp án:

- GV mời HS còn lại nhận xét, GV nhận xét kết quả.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đặt câu có hình ảnh so sánh

a. Mục tiêu: HS đặt được câu có hình ảnh so sánh

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT 2 , đọc mẫu

- GV cho HS viết vào VBT 1 – 2 câu có hình ảnh so sánh theo yêu cầu của BT.

- GV mời một vài HS chia sẻ bài mình trước lớp.

 

- GV nhận xét kết quả

Hoạt động 2: Ngắt đoạn văn thành bốn câu và chép lại

a. Mục tiêu: HS ngắt được đoạn văn và rèn luyện khả năng viết bài

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS xác định yêu cầu BT 3.

- GV cho HS đọc đoạn văn, trao đổi nhóm đôi để xác định vị trí ngắt câu

- GV cho một HS xác định vị trí ngắt câu trên bảng phụ.

- GV nhận xét.

- GV cho HS chép đoạn văn đã ngắt vào VBT.

 

- GV cho HS trao đổi VBT để soát lỗi.

Hoạt động 3: Vận dụng

a. Mục tiêu: HS thực hiện yêu cầu hoạt động: Nói với người thân về ngôi nhà mơ ước.

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS xác định yêu cầu của hoat động: : Nói với người thân về ngôi nhà mơ ước.

- GV cho HS trả lời một vài câu hỏi gợi ý:

+ Ngôi nhà mơ ước của em ở đâu?

+ Ngôi nhà mơ ước có hình dáng, mầu sắc,... ra sao?

+Vì sao em lại mơ ước có một ngôi nhà như thế?

+...

- GV cho HS nói với bạn trong nhóm về nhôi nhà mơ ước (nếu còn thời gian)

- GV nhận xét và tổng kết bài học.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài ôn lại cách đặt câu có hình ảnh so sánh và cách ngắt đoạn

+ HS đọc trước chuẩn bị bài 4: Ước mơ màu xanh

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu các BT 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trao đổi nhóm

- Một vài HS đại diện nhóm chia sẻ kết quả.

 

 

 

- HS lắng nghe bạn và GV nhận xét.

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu BT 2 , đọc mẫu

- HS viết vào VBT 1 – 2 câu có hình ảnh so sánh theo yêu cầu của BT.

- Một vài HS chia sẻ bài mình trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu BT 3.

 

 

 

- HS đọc đoạn văn, trao đổi nhóm đôi để xác định vị trí ngắt câu

- Một HS xác định vị trí ngắt câu trên bảng phụ.

- HS lắng nghe GV nhận xét

- HS chép đoạn văn đã ngắt vào VBT.

- HS trao đổi VBT để soát lỗi.

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của hoat động: : Nói với người thân về ngôi nhà mơ ước.

 

 

- HS trả lời một vài câu hỏi gợi ý

 

 

 

 

 

- HS nói với bạn trong nhóm về nhôi nhà mơ ước

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

- HS lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

 

- HS làm theo.



Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 5 Bài 3: Chuyện Xây Nhà . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận