Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 7 Bài 3: Đôi Bạn

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 3: Đôi Bạn được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: ĐÔI BẠN (TIẾT 8 – 11)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Nói về sự gắn bó của các sự vật trong tranh, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Mưa và gió tuy tính tình khác nhau nhưng lại là đôi bạn thân vì đều có chung một trớc mơ: giúp ích cho cuộc sống con người.
  • Tìm đọc một văn bản thông tin về bạn bè, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn một thông tin thú vị trong bài đọc.
  • Nhớ - viết được đoạn trong bài Đôi bạn, phân biệt được d/ gi; d/ gi/ rhoặc d/ gi/ v.
  • Luyện tập về từ ngữ có nghĩa giống nhau.
  • Nhận diện và sử dụng được dấu gạch ngang để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
  • Viết từ ngữ về sở thích và tìm được các bạn có cùng sở thích trong lớp.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách của bản thân.
  • Giúp các em HS nhận thức được vai trò của tình bạn trong cuộc sống.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm,hoạt động cá nhân, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh, video clip một số sự vật, hiện tượng tự nhiên như cầu vồng, con sóc, bông lúa, mưa, gió,... (nếu có).
  • Bảng phụ ghi khổ thơ 2, 3, 4.
  • Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi khi thực hiện các BT chính tả, từ và câu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • HS mang theo sách, báo có văn bản thông tin về bạn bè và Phiếu đọc sách đã ghi chép về văn bản thông tin đã đọc.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

Tiết 8

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi.

- GV nêu yêu cầu: Nói về sự gắn bó giữa các sự vật trong mỗi bức tranh dưới đây:

- GV hướng dẫn HS: HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ nói về sự gắn bó giữa các sự vật, hiện tượng tự nhiên. GV có thể sử dụng tranh ảnh, audio, video clip hỗ trợ, khuyến khích HS nói (Gợi ý: cầu vồng gắn bó với đám mây, bầu trời, cơm mira, gió,... vì chúng thường cùng cầu vồng xuất hiện).

- GV mời đại diện 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xé

- GV yêu cầu HS đọc tên bài “Đôi bạn”, quan sát tranh minh họa bài đọc và phỏng đoán về nội dung bài học.

- GV giới thiệu bài mới, dẫn dắt HS vào bài học: “ Đôi bạn”

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài “Đôi bạn” với giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp, hoạt động, trạng thái của mưa, gió, ngắt nhịp linh hoạt 2/3, 3, 2, 1/4,...

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe 1 lượt bài “ Đôi bạn”

+ Giọng đọc trong sáng, vui tươi,

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp, hoạt động, trạng thái của mưa, gió, ngắt nhịp linh hoạt 2/3, 3, 2, 1/4,...

- GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc một số từ khó: ngập ngừng, thoăn thoắt, khe khẽ, toả,...

+ Cách ngắt nhịp một số dòng thơ:

Rồi/ gió lại tất tả/

Đi/ chẳng kịp chào ai/

Làm cho/ cả vườn cây/

Lặng nhìn theo/ ngơ ngác...//

 

Còn mưa/ thì từng bước/

Đủng định/ dạo quanh nhà/

Hết đeo nhẫn/ cho hoa/

Lại xâu cườm/ cho lá...//

+ Giải thích nghĩa một số từ khó:

·        Ngập ngừng: tỏ ra e ngại, nửa muốn nữa không....

·        Thoăn thoắt: động tác nhanh, nhịp nhàng, liên tục

·        Đủng đỉnh: thong thả, chậm rãi

·        ...

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm

- GV mời một HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp.

 

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đọc “ Đôi bạn”; rút ra được nội dung của bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc lại bài một lần nữa.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Ở khổ thứ nhất, mưa và gió được so snahs với gì?

+Câu 2: Vì sao cả vườn cây ngơ ngác nhìn theo gió?

+Câu 3: Hình ảnh nào miêu tả những việc làm của mưa?

+Câu 4: Theo em, ước mơ của mưa và gió là gì?

- GV mời đại diện nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Mưa và gió tuy tính tình khác nhau nhưng lại là đôi bạn thân vì đều có chung một trớc mơ: giúp ích cho cuộc sống con người.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài thơ “ Hai bàn tay em” cho người thân nghe, học thuộc lòng khổ thơ 2, 3, 4.

+ Đọc trước Tiết 9: Đọc mở rộng – Đọc một bài đọc về bạn bè

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm đôi.

- HS thực hiện yêu cầu

 

 

 

- HS lắng nghe hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

- HS nghe bạn và GV nhận xét.

 

- HS đọc tên bài “Đôi bạn”, quan sát tranh minh họa bài đọc và phỏng đoán về nội dung bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu 1 lượt bài “ Đôi bạn”

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm

- Một HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

- HS đọc lại bài một lần nữa.

- HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi:

+ Câu 1:

- Mưa được so sánh với khách lạ

- Gió được so sánh với người thân

+ Câu 2: Vì gió đến rồi đi mà chẳng kịp chào ai

+ Câu 3:

- Mưa đủng đỉnh dạo quanh nhà

- Đeo nhẫn cho hoa

- Xâu cườm cho lá

+ Câu 4: Theo em, mưa và gió đều có ước mơ làm cho vạn vật tươi tốt, mát mẻ, thoải mái

.- HS lắng nghe GV nhận xét, kết luận.

 

 

 

- HS lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

 

 

Tiết 9

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và nhắc lại bài cũ

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS xác định lại giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài thơ (giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp, hoạt động, trạng thái của mưa, gió, ngắt nhịp linh hoạt 2/3, 3, 2, 1/4,...)

- GV đọc lại toàn bài.

- GV phân nhóm cho HS

- GV cho HS luyện đọc lại khổ thơ 2, 3, trong nhóm, trước lớp và học thuộc bằng cách tự nhẩm thuộc, xóa dần hoặc thay chữ bằng hình,..

 

- GV mời đại diện 1 - 2 HS đọc thuộc trước lớp

 

- GV nhận xét.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết phiếu đọc sách

a. Mục tiêu: HS tìm đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,...) một bài đọc về bạn bè theo hướng dẫn của giáo viên.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn học sinh viết vào phiếu đọc sách những điều mà HS thấy thú vị.

- GV nhận xét, đánh giá việc viết Phiếu đọc sách của cả lớp.

Hoạt động 2: chia sẻ một thông tin thú vị

a. Mục tiêu: HS chia sẻ với bạn tỏng nhóm về một thông tin mình thấy thú vị.

b. Cách thức tiến hành

- GV chia HS hoạt động thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.

 

 

- GV cho HS hoạt động nhóm: chia sẻ với các bạn trong nhóm về: thông tin thú vị tron bài đã đọc.

 

- Kết thúc thời gian hoạt động nhóm GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm của lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại “Đôi bạn” cho người thân nghe và hiểu ý nghĩa của bài thơ

+ Chuẩn bị tiết 10: Nhớ viết lại đọan thơ Đôi bạn, cách phân biệt d/ gi, r/ d/ gi hoặc v/ d/ gi.

 

 

 

 

- HS xác định lại giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài thơ.

 

 

- HS lắng nghe GV đọc lại toàn bài

- HS làm việc nhóm

- HS luyện đọc lại bốn khổ thơ cuối trong nhóm, trước lớp và học thuộc bằng cách tự nhẩm thuộc, xóa dần hoặc thay chữ bằng hình,..

- Đại diện 1 - 2 HS đọc thuộc trước lớp

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS viết vào Phiếu đọc sách những điều mà em thích: Tên bài văn, tên tác giả, tên nghề nghiệp, từ ngữ: chỉ hoạt động, chỉ đặc điểm,...

 

 

 

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

- HS hoạt động thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.

- HS hoạt động nhóm: chia sẻ với các bạn trong nhóm về: thông tin thú vị trong bài đã đọc.

- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm của lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ

 

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

Tiết 10

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Ôn lại cho HS cách nhớ viết bài, cách phân biệt d/gi, r/d/gi  hoặc v/d/gi.

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS ôn thuộc lòng đoạn viết Đôi bạn trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn viết.

 

- GV hướng dẫn HS đánh vần một số tiếng từ ngữ khó đọc, dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. VD: mở, toả, tất tả,...

- GV cho HS nhớ viết khổ thơ 2, 3, 4 (từng dòng thơ) vào VBT.

- GV cho HS đổi vở cho bạn, tự soát và chữa lỗi trên cơ sở nhở nội dung đoạn viết.

- GV nhận xét một số bài viết.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Phân biệt d/gi

a. Mục tiêu: HS phân biệt được d/gi

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc yêu cầu BT 2 và các câu gợi ý.

-GV cho HS tìm tử ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng d hoặc gi có nghĩa phù hợp với gợi ý trong nhóm đối.

 

- GV cho HS viết từ ngữ tìm được vào VBT

Đáp án: a. giành, b. dản, C. giúp, d, giải.

 - GV mời HS chữa bài trước lớp, đặt câu với 1-2 từ tìm được (nếu cần).

- GV đánh giá bài làm

Hoạt động 2: Phân biệt r/ d/ gi hoặc v/ d/ gi

a. Mục tiêu: HS phân biệt được r/ d/ gi hoặc v/ d/ gi

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định  yêu cầu BT (3) và các tiếng, từ cho trước để chọn BT phương ngữ phân biệt r/ d/ gi hoặc v/ d/ gi phù hợp để thực hiện.

-GV cho HS tìm trong nhóm đối chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi chỗ trống, có thể làm vào VBT

Đáp án: a. dải lụa, giải thưởng, rải sỏi, tiếng rao, giao hàng, đồng dao; b. vành nón, dành dụm, giành chiến thắng, giang sơn, vang dội, dang tay.

- GV cho HS chơi trò chơi Tiếp sức đến tiếng phù hợp vào chỗ trống.

- GV cho HS đọc lại và giải nghĩa một số từ ngữ tìm được (nếu cần).

- GV đánh giá bài làm.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại bài đọc “Đôi bạn”. Ôn lại cách  phân biệt cách phân biệt d/gi, r/d/gi  hoặc v/d/gi.

+ Đọc trước Tiết 11: Luyện từ và câu

 

 

 

 

- HS ôn thuộc lòng đoạn viết Đôi bạn trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn viết.

- HS quan sát, đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ sai chính tả do ảnh hưởng của phương ngữ.

- HS nhớ viết khổ thơ 2, 3, 4 (từng dòng thơ) vào VBT.

- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, soát lỗi.

- HS lắng nghe GV nhận xét một số bài viết.

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 2.

 

 

 

- HS tìm tử ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng d hoặc gi có nghĩa phù hợp với gợi ý trong nhóm đối.

- HS viết từ ngữ tìm được vào VBT.

- HS chữa bài trước lớp, đặt câu với 1-2 từ tìm được

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

 

- HS xác định  yêu cầu BT (3) và các tiếng, từ cho trước để chọn BT phương ngữ phân biệt r/ d/ gi hoặc v/ d/ gi phù hợp để thực hiện.

 

 

 

- HS tìm trong nhóm đối chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi chỗ trống, có thể làm vào VBT

 

 

 

- HS chơi trò chơi Tiếp sức để chữa bài

- HS đọc lại và giải nghĩa một số từ ngữ tìm được

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

- HS lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

 

Tiết 11

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS luyện tập về từ ngữ có nghĩa giống nhau.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 1 và các từ ngữ cho trước.

- GV cho HS tim từ ngữ có nghĩa giống nhau trong nhóm đôi

Đáp án: bẻ tí - nhỏ xiu, chăm chỉ– chịu khó, hiền lành – hiền hậu, yêu quý - yêu thương, học tập- học hành, to lớn - khổng lồ.

- GV mời một vài nhóm chia sẻ kết quả trước lớp,

 

- GV nhận xét kết quả.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện được dấu gạch ngang

a. Mục tiêu: HS nhận diện được dấu gạch ngang.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 2, đọc đoạn văn và các yêu cầu cho trước đồng thời nghe GV gợi ý:

+ Đoạn văn có mấy nhân vật? Đó là các nhân vật nào?

+Mỗi nhân vật làm gì và nói gì?

+ Nhờ đâu em nhận ra lời nói của mỗi nhân vật?

+...

- GV cho HS thực hiện yêu cầu BT trong nhóm nhỏ.

- GV cho HS trao đổi trong nhóm đối hoặc nhóm nhỏ để tìm tác dụng của dấu gạch ngang.

- GV mời một vài nhóm HS chia sẻ bài làm trước lớp.

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: Sử dụng được dấu gạch ngang

a. Mục tiêu: HS Sử dụng được dấu gạch ngang

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc và phân tích yêu cầu của BT 3.

 -GV cho  HS hỏi đáp trong nhóm đối theo yêu cầu của BT.

- GV mời một vài nhóm HS hỏi đáp trước lớp.

 

- GV nhận xét, góp ý nội dung hỏi đáp.

- GV cho HS viết vào VBT 2 - 3 câu hỏi đáp dựa vào nội dung đã nói.

- GV cho HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn trong nhóm đối.

 - GV mời một vài HS chia sẻ bài làm trước lớp, nhận xét về vị trí, tác dụng của dấu gạch ngang.

 

- GV nhận xét kết quả.

Hoạt động 3: Vận dụng

a. Mục tiêu HS xác định yêu cầu của hoạt động: Viết từ ngữ chỉ sở thích, tìm được các bạn có cùng sở thích, chia sẻ về sở thích của nhóm,

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động: Viết từ ngữ chỉ sở thích, tìm được các bạn có cùng sở thích, chia sẻ về sở thích của nhóm.

 

- GV cho HS viết, vẽ đơn giản về sở thích của em, có thể viết vào giấy màu băng nhóm hoặc máy bay giấy,...

- GV cho HS chia sẻ nội dung viết, vẽ để tìm những bạn có cùng sở thích.

- GV cho HS di chuyển và chia sẻ trong nhóm có cùng sở thích về những điều em biết, cảm xúc, thời gian, hoạt động,...

 

- GV mời một vài HS nói 2 - 3 cầu về sở thích của cả nhóm trước lớp.

- GV nhận xét chung hoạt động vận dụng.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài ôn lại sử dụng dấu gạch ngang

+ HS đọc trước chuẩn bị bài 4: Hai người bạn.

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 1.

 

 

 

- HS tim từ ngữ có nghĩa giống nhau trong nhóm đôi .

 

 

 

- Một vài nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận  xét

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 2, đọc đoạn văn và các yêu cầu cho trước đồng thời nghe GV gợi ý.

 

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu BT trong nhóm nhỏ.

- HS trao đổi trong nhóm đối hoặc nhóm nhỏ để tìm tác dụng của dấu gạch ngang.

 

- Một vài nhóm HS chia sẻ bài làm trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

- HS đọc và phân tích yêu cầu của BT 3.

- HS hỏi đáp trong nhóm đối theo yêu cầu của BT.

- Một vài nhóm HS hỏi đáp trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS viết vào VBT 2 - 3 câu hỏi đáp dựa vào nội dung đã nói.

- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn trong nhóm đối.

- Một vài HS chia sẻ bài làm trước lớp, nhận xét về vị trí, tác dụng của dấu gạch ngang.

 

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của hoạt động: Viết từ ngữ chỉ sở thích, tìm được các bạn có cùng sở thích, chia sẻ về sở thích của nhóm,

- HS viết, vẽ đơn giản về sở thích của em, có thể viết vào giấy màu băng nhóm hoặc máy bay giấy,...

- HS chia sẻ nội dung viết, vẽ để tìm những bạn có cùng sở thích.

- HS di chuyển và chia sẻ trong nhóm có cùng sở thích về những điều em biết, cảm xúc, thời gian, hoạt động,....

- một vài HS nói 2 - 3 cầu về sở thích của cả nhóm trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ

 

 

- HS làm theo



Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 7 Bài 3: Đôi Bạn . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận