Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 12 Bài 2: Những Đám Mây Ngũ Sắc

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 2: Những Đám Mây Ngũ Sắc được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

BÀI 2: NHỮNG ĐÁM MÂY NGŨ SẮC (TIẾT 5-7)

 

I YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Nói được về màu sắc của mây trời theo gợi ý, nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài, hiểu được nội dung bài đọc: Giới thiệu và ngợi ca vẻ đẹp huyền ảo kì diệu của mây ngũ sắc ở biển Trường Sa.
  • Tưởng tượng và đặt được tên cho đám mây chia sẻ được về tên đã đặt
  • Nêu được tên nhân vật điều mình thích ở nhân vật tưởng tượng và nói về dáng vẻ hành động lời nói của một nhân vật
  • Nhận diện được cấu tạo của đoạn văn miêu tả một đồ vật, lập dàn ý cho đoạn văn tả một đồ vật, nói được câu giới thiệu thể hiện tình cảm cảm xúc với đồ vật
  • Giải được ô chữ
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng những kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  1. 3. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước của bản thân, thông qua tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền Phong.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án
  • Tranh ảnh, video clip về mây trời, bầu trời Trường Sa lúc hoàng hôn và những thời điểm khác
  • Tranh ảnh hoặc audio video về clip truyện Giọt sương nếu có.
  • Tranh ảnh hoặc vật thật về 1 số vật dụng thường dùng khi đi tham quan, du lịch hình ảnh : cá kiếm, kì đà, tôm hùm, hải cẩu, cúc biển nếu có
  • Thẻ từ : cá kiếm, kì đá, tôm hùm, hải cẩu, cúc biển….
  • Máy tính, máy chiếu ( nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SHS
  • HS mang theo sách có tuyện về cây hoa mùa xuân và phiếu đọc sách đa ghi chép về truyện đã đọc
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học ( nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 5

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.   Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học

b.  Cách thức tiến hành

-       GV yêu cầu HS hoạt động thành nhóm nhỏ để trao đổi vê màu sắc của đám mây ( tên màu, đặc điểm…)

-       GV cho HS đọc tên bài quan sát tranh minh hoạt liên hệ nội dung khởi động phỏng đoán về nội dung bài đọc

-       GV giới thiệu bài mới quan sát GV ghi tên bài đọc “Những đám mây ngũ sắc – tiết 1)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đoc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài “ những đám mây ngũ sắc” với giọng rõ ràng thong thả, vui tươi. Nhấn ở những từ miêu tả vẻ đẹp kì ảo của mây ngũ sắc.

b. Cách thức tiến hành

-       GV đọc mẫu 1 lượt bài “ Những đám mây ngũ sắc”

-     GV chia HS thành nhóm nhỏ để đọc bài

-  Gv hướng dẫn HS:

+ Cách đọc 1 số từ ngữ khó: ráng chiều, xung quanh

+ Cách ngắt nghỉ 1 sô câu dài:

·        Đặc biệt/có những hôm,/ trong ráng chiều  đỏ ối/ phản chiếu xuống mặt biển/ còn xuất hiện những đám mây ngũ sắc//

·        Có những đám mây/ quay quanh mặt trời/ và tạo ra lỗ hổng/ để lọt ánh nắng xuống/ nhìn như một cái giếng trời giữa thiên nhiên.

+ Giải thích 1 số từ ngữ khó:

·        Thời điểm: khoảng thời gian ngắn được xác định một cách chính xác

·        Nhuộm: hoạt động làm thay đổi mà của 1 vật.

-          GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: HS chia đoạn và tự luyện trong nhóm

-          GV mời HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp

-          Gv nhận xét đánh giá việc luyện đọc của cả lớp

Hoạt động 2: luyện đọc hiểu

a.      Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc “ Những đám mây ngũ sắc” rút ra được nội dung bài học

b.     Cách thức tiến hành

-  GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc một lần nữa.

-  GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:

+ Câu 1: Những đám mây ngũ sắc xuất hiện vào thời gian nào? Ở đâu?

+ Câu 2: Tìm các từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của mây ngũ sắc?

+ Câu 3: Nhờ đâu  mà những đám mây ngũ sắc nổi bật và sắc nét trên bầu trời?

+ Câu 4: Vì sao ở mọi thời khắc trong ngày bầu trời trên biển đảo Trường Sa luôn sinh động?

+ Câu 5: Đặt một tên khác cho bài đọc?

-     GV mời các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét. Bổ sunng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-     GV nhận xét dánh giá

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: HS luyện đọc lại cả bài “ Những đám mây ngũ sắc” với giọng đọc rõ ràng thong thả, vui tươi. Nhấn ở những từ miêu tả vẻ đẹp kì ảo của mây ngũ sắc

b.              Cách thức tiến hành

-     GV cho HS xác định lại giọng đọc cả bài thong thả, vui tươi

-     GV đọc từ THời điểm hoàng hôn đến hết

-     GV cho HS đọc diễn cảm trong nhóm

-     GV cho HS đọc diễn cảm trong nhóm trước lớp đoạn từ THời điểm hoàng hôn đến hết

-     GV mời HS khá giỏi đọc bài

-     GV nhận xét đánh giá

·CỦNG CỐ DẶN DÒ

-       GV nhận xét tóm tắt lại những nội dung chính của bài học

-       GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HStrong giờ học, khen ngợi những HS tích cực nhút nhát

-       GV nhắc nhở HS

+ HS đọc lại bài Những đám mây ngũ sắc cho người thân nghe toàn bài

+ Chuẩn bị trước tiết 6

 

 

 

-       HS hoạt động thành nhóm nhỏ để trao đổi vê màu sắc của đám mây

-        HS đọc tên bài quan sát tranh minh hoạt liên hệ nội dung khởi động phỏng đoán về nội dung bài đọc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-        HS lắng nghe

-        HS chia thành nhóm nhỏ để đọc bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-        HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

-        HS đọc thầm lại bài đọc một lần nữa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-        HS trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Đám mây ngũ sắc xuất hiện vào buổi hoàng hôn ở trên bầu trời Hoàng Sa

+ Câu 2: Sắc xà cừ, óng ánh, điệu đà..

+ Câu 3: Đám mây quay quanh mặt trời trở nên nổi bật và đặc sắc trên bầu trời

+ Câu 4: Vì nó luôn thay đổi hình dáng và màu sắc

+ Câu 5: “Những đám mây trên bầu trời Trường Sa”

-        HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

-        HS xác định lại giọng đọc cả bà

 

 

-        HS đọc diễn cảm trong nhóm

 

 

 

-        HS khá giỏi đọc bài

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 


 

Tiết 6

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.      HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.        Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS

b.       Cách thức tiến hành

-   GV cho HS xác đinh yêu cầu BT2

-   GV chia HS thành nhóm nhỏ để hoạt động thảo luận

-   GV cho HS tưởng tượng về hình dáng của vật mà đám mây trong bức ảnh gợi ra đặt tên cho bức ảnh

-   GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT3

-   GV cho HS chia sẻ trong nhóm nhỏ về tên mà em đặt

-   GV mời 2-3 HS lên chia sẻ trước lớp

-   GV lắng nghe và nhận xét

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a.   Mục tiêu: Chia sẻ về một nhân vật trong truyện

b.     Cách thức tiến hành

-  GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT1a

-  GV chia HS thành nhóm nhỏ hoặc nhóm đôi để trao đổi chọn nhân vật mình thích

-  GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT1b

-  C xacGV hướng dẫn HS chia thành nhóm  nhỏ chia sẻ về nhân vật mình thích về hình dáng, hành động, lời nói….

-  GV mời 1 vài HS chia sẻ kết quả

-  GV nhận xét đánh giá

Hoạt động 3: Nói về dáng vẻ hoặc hành động lời nói của nhân vật

a.     Mục tiêu: HS có thể nói về dáng vẻ hành động lời nói của nhân vật

b.     Cách thức tiến hành

-   GV hướng dẫn HS xác đinh yêu cầu của BT2

-   GV chia HS thành nhóm nhỏ để trao đổi thảo luận

-   GV mời HS đứng nói trước lớp

-   GV nhận xét đánh giá

· CỦNG CỐ DẶN DÒ

-  GV nhận xét tóm tắt lại những nội dung chính của bài học

-  GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát

-  GV nhắc nhở HS:

+ HS ghi nhớ những từ ngữ miêu tả về đám mây

+ Đọc chuẩn bị tiết 7:Viết sáng tạo

 

 

 

 

 

- HS xác đinh yêu cầu BT2

- HS chia thành nhóm nhỏ để hoạt động thảo luận

- HS tưởng tượng về hình dáng của vật mà đám mây trong bức ảnh gợi ra đặt tên cho bức ảnh

- HS xác định yêu cầu của BT3

 

 

- HS chia sẻ trong nhóm nhỏ về tên mà em đặt

 

 

 

 

 

 

-         HS xác định yêu cầu BT1a

-         HS chia thành nhóm nhỏ hoặc nhóm đôi để trao đổi chọn nhân vật mình thích

-         HS chia sẻ kết quả

 

 

 

 

 

 

 

-         HS xác đinh yêu cầu của BT2

 

-         HS chia thành nhóm nhỏ để trao đổi thảo luận

-         HS đứng nói trước lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

-         HS lắng nghe

 


 

 Tiết 7

HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.   Mục tiêu: HS nhận diện được thể loại văn miêu tả đồ vật

b.  Cách thức tiến hành

-       GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT1 và trả lời các câu hỏi

+ Câu 1: Bạn nhỏ tả đồ vật gì?

+ Câu 2: Đồ vật đó có đặc điểm gì nổi bật?

+ Câu 3: Đồ vật đó giúp ích gì cho bạn nhỏ?

+ Câu 4: Bạn nhỏ gọi đồ vật bằng những tên nào? Vì sao?

+ Câu 5: Câu văn đầu tiên và câu văn cuối cùng có tác dụng gì?

-       GV mời HS đứng dậy trả lời câu hỏi

-       GV nhận xét đánh giá

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm ý viết đoạn văn miêu tả đồ vật

a.   Mục tiêu: HS có thể tìm ý viết đoạn văn miêu tả đồ vật

b.  Cách thức tiến hành

-  GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT2

-  GV chia HS thành nhóm nhỏ về đồ vật thường dùng khi tham quan du lịch mà em chọn tả

-  GV hướng dẫn HS tìm ý cho đoạn văn miêu tả đồ vật bằng sơ đồ tư duy.

-  GV cho HS chia sẻ kết quả trong nhóm

-  GV mời HS đứng lên chia sẻ kết quả

-  GV nhận xét đánh giá

Hoạt động 2: Vận dụng

a.   Mục tiêu: HS chơi được trò chơi Giải ô chữ

b.  Cách thức tiến hành

-       GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động Giải ô chữ

-       GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh gợi ý, số thứ tự của hình ảnh và số ô chữ tương ứng

-       GV cho HS chợi theo đội giải ô chữ hàng ngag

-       GV nhận xét tính điểm cho đội chơi

-       GV nhận xét đánh giá

·     CỦNG CỐ DẶN DÒ

-       GV nhận xét tóm tắt lại những nội dung chính của bài học

-       GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực nhắc nhở những HS còn chưa tích cực, nhút nhát

-       GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các viết đoạn văn miêu tả sự vật

+ Chuẩn bị trước bài 3: Chuyên hoa, chuyện quả

 

 

 

 

 

-         HS xác định yêu cầu BT1 và trả lời các câu hỏi

 

 

 

 

 

 

-         HS đứng dậy trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

-         HS xác định yêu cầu BT2

 

 

-   HS thành nhóm nhỏ về đồ vật thường dùng khi tham quan du lịch mà em chọn tả

-   HS tìm ý cho đoạn văn miêu tả đồ vật bằng sơ đồ tư duy

-   HS chia sẻ kết quả trong nhóm

-   HS đứng lên chia sẻ kết quả

 

 

 

 

-        HS xác định yêu cầu của hoạt động Giải ô chữ

-        HS quan sát hình ảnh gợi ý, số thứ tự của hình ảnh và số ô chữ tương ứng

 

 

 

 

 

 

 

 

-        HS lắng nghe

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 12 Bài 2: Những Đám Mây Ngũ Sắc . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận