Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 10 Bài 2: Quảng Cáo

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 2: Quảng Cáo được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 2: QUẢNG CÁO ( Tiết 5-7)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Trao đổi được với bạn về một tin quảng cáo em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, bước đầu thể hiện đúng giọng đọc văn bản thông tin, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài, hiểu nội dung bài học: Quảng cáo Chương tình văn nghệ Xuân yêu thương của Câu lạc bộ nghệ sĩ nhí thật sinh động, hấp dẫn.
  • Đặt được tên các tiết mục và nói được câu về một tiết mục biểu diễn
  • Nói về một nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình em yêu thích dựa vào gợi ý với một nghệ sĩ hoặc một nhân vật trong phim hoạt hình
  • Trao đổi chương trình CHương trình văn nghệ Xuân yêu thương
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng những kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  1. 3. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng khả năng hòa đồng với mội người, tham gia của các CLB để rèn luyện bản thân.
  • Bồi dưỡng tình yêu với nhà trường học tập của bản thân
  • Bồi đắp tình yêu với bộ môn nghệ thuật, câu lạc bộ mà e yêu thích.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án
  • Tranh ảnh video clip một số quảng cáo vui nhộn nhất là quảng cáo về các chương trình biểu diễn nghệ thuật nếu có
  • Bảng phụ ghi nội dung quảng cáo một số tiết mục
  • Một số truyện tranh hoặc tờ quảng cáo, video clip nhan vật quen thuộc
  • Tranh ảnh, video clip một số hoạt động thiện nguyện của hs trước lơp
  1. Đối với học sinh
  • SHS
  • Mang theo ghi chép về bản tin mà em đã đọc hoặc đã xem
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học ( nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên

Tiết 5

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.   HỌAT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.     Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học

b.     Cách thức tiến hành

-  GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi

-  GV nêu yêu cầu HS kể về 1 số tin quảng cáo: Em đọc xem quảng cáo ở đâu?, điều gì ở quảng cáo khiến em thích?

-  GV hướng dẫn HS  đọc kết hợp quan sát tranh minh họa và nội dung khởi động rồi nêu phỏng đoán về nội dung bài đọc.

-  GV giới thiệu về bài mới: “Quảng cáo có phải là một chương trình giới thiệu sản phẩm dịch trên truyền hình không? Để tìm được câu trả lời chúng t sẽ cùng tìm hiểu qua bài Quảng cáo – Tiết 1

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: luyện đọc thành tiếng

a.    Mục tiêu: HS đọc được cả bài Quảng cáo với giọng đọc rõ ràng rành mạch, nghỉ hơi hợp lí sau mỗi tiết mục, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động hoặc tên tiết mục

b.  Cách thức tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe 1 lượt bài “Quảng cáo”:

+ Giọng đọc rõ ràng rành mạch

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng  từ ngữ chỉ hoạt động hoặc tên tiết mục

+ GV đọc phần giới thiệu về hoạt động của các câu lạc bộ đã đánh dấu và đọc từ trên xuống…

+ Cách đọc một số từ ngữ khó: dí dỏm, độc đáo, thân thiện, vui nhộn…

+ Cách ngắt nghỉ một số câu dài:

·        Hân hạnh chào đón thầy cô giáo,/phụ huynh/và các bạn học sinh,//

·   Toàn bộ số tiền/quyên góp được từ buổi biểu diễn,/Ban tổ chức dùng để mua quà Tết/ tặng các bạn thiếu nhi/ ở mái ấm Hoa Sữa//

+ Giải thích 1 số từ ngữ khó:

·        TIết mục: từng mục được biểu diễn lần lượt trong một chương trình.

· Dí dỏm: có tác dụng gây cười một cách nhẹ nhõm và có ý vị

·       Quyên góp: vận động moi người tham gia đóng tiền để làm 1 viêc ý nghĩa.

-  GV mời HS làm theo nhóm

-   GV mời 1 HS đứng dậy đọc toàn bài

-  GV nhận xét đánh giá bài luyện của cả lớp

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a.    Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học “Quảng cáo” rút ra nội dung bài học.

b.  Cách thức tiến hành

-  GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc một lần nữa

-   GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Ban tổ chức Câu lạc bộ Nghệ sĩ nhí thiết kế tờ quảng cáo để làm gì?

+ Câu 2: Tiết mục thời trang giấy và ảo thuật được quảng cáo có gì thú vị?

+ Câu 3: Các bạn trong câu lạc bộ nghệ sĩ nhí sử dụng số tiền quyên góp được để làm gì?

+ Câu 4: Em thích những nội dung nào trong tờ quảng cáo? Vì sao?

+ Câu 5: Theo em, vì sao chương trình văn nghệ có tên là Xuân yêu thương?

-  GV mời đai diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  GV nhận xét và đánh giá kết quả

 

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a.    Mục tiêu: HS luyện đọc cả bài “Quảng cáo” với giọng đọc thong thả, trong sáng, vui tươi, nghỉ ngơi hợp lí sau mỗi tiết mục....

b.     Cách thức tiến hành

-  GV yêu cầu 1 HS nhắc lại giọng bài đọc

-   GV đọc lại toàn bài

-   GV cho HS ôn lại nội dung quảng cáo 2-3 tiết mục mình thích  trong nhóm, trước lớp

-   GV yêu cầu HS khá giỏi đọc toàn bài

-   GV lắng nghe và nhận xét

·     CỦNG CỐ DẶN DÒ

-   GV  nhận xét tóm tắt lại những nội dung chính của toàn bài

-   GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi HS tích cực, nhắc nhở động viên HS còn chưa tích cực, HS nhút nhát.

-   GV nhắc nhở HS:

+ HS ôn lại bài “Quảng cáo” đọc lại cho người thân nghe toàn bài

+ Chuẩn bị tiết 6: Chia sẻ với bạn về một Quảng cáo mà em đã đọc hoặc đã xem

 

 

 

 

-         HS lắng nghe thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-         HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-                     GV mời đại diện HS đứng lên trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Để thông báo về việc câu lạc bộ nghệ sĩ nhí ra mắt tiết mục mới.

+ Câu 2: Tiết mục thời trang giấy và ảo thuật được giới thiệu độc đáo, thân thiện và bất ngờ thú vị

+ Câu 3: toàn bộ số tiền quyên góp được trong buổi biểu diễn sẽ được dùng  để mua quà Tết tặng các bạn mái ấm Hoa Sữa.

+ Câu 4: Em thích mục giới thiệu các tiết mục biểu diễn nhất vì nó thể hiện những gì trong chương trình diễn ra

+ Câu 5: Chương trình có tên Xuân yêu thương vì nó tổ chức ra với mục đích từ thiện mua quà tết cho các bạn ở mái ấm Hoa Sữa.

-         HS lắng nghe nhận xét

 

 

 

 

 

 

-         HS đọc bài

 

 

 

 

 

 

 

 

-         HS lắng nghe và thực hiện

 

 


 

Tiết 6

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.  HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.   Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS

b.  Cách thức tiến hành

-   GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT2

 

-   GV chia nhóm để HS thảo luận trao đổi bài tập đặt tên cho từng hoạt động trong ảnh

-   GV yêu cầu HS nói trước lớp

-   GV cho HS xác định yêu cầu BT3

-   Cho HS chia sẻ trước lớp có thể kết hợp hình ảnh, audio, video clip.

-   GV nhận xét và đánh giá

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: đọc lời nhân vật và trả lời câu hỏi

a.   Mục tiêu: HS có thể quan sát tranh và trả lời các câu hỏi của bài tập.

b.  Cách thức tiến hành

-   GV hướng dẫn HS đọc và phân tích yêu cầu BT1

-   GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu BT1 theo nhóm nhỏ

+ Câu 1: Bạn nhỏ nói về nhân vật nào?

+ Câu 2: Bạn nói về những đặc điểm gì của nhân vật đó?

+ Câu 3: Bạn có thể nói thêm về những đặc điểm gì?

-   GV mời 1-2 cặp HS đứng lên nói  trước lớp về những nội dung câu hỏi trên

-   GV nhận xét và đưa ra 1 vài lưu ý khi nói về một nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình

Hoạt động 2: Nói về một nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình

a.   Mục tiêu: HS có thể nói về một nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình một cách chi tiết sống động nhất.

b.  Cách thức tiến hành

-       GV hướng dẫn HS phân tích yêu cầu của BT2

-       GV hướng dẫn HS trả lời 1 số gợi ý sau đây:

+ Câu 1: Em thích đọc truyện hoặc xem bộ phim hoạt hình nào?

+ Câu 2: Em thích nhân vật nào trong truyện hoặc phim hoạt hình?

+ Câu 3: Đặc điểm nổi bật của nhân vât đó là gì?

+ Câu 4: Hình dáng màu sắc hoặc trang phục của nhân vật thế nào?

-        GV chia HS thành nhóm nhỏ để thảo luận.

-        GV mời 1 vài HS đứng lên trình bày trước lớp kết quả vừa thảo luận có thể dùng tranh ảnh nhân vật

-        GV nhận xét đánh giá nội dung

·      CỦNG CỐ, DẶN DÒ

-        GV nhận xét, tóm tắt những nội dung chính của bài học

-        GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở động viên những HS còn chưa tích cục, nhút nhát

-        GV nhắc nhở HS

+ Rèn luyện kĩ năng tổ chức nhóm, tổ và giới thiệu về nhóm tổ

+ Đọc trước tiết 7: Viết sáng tạo

 

 

 

 

 

-         Hs lắng nghe thực hiện

-         HS xác định yêu cầu BT 2, 3

-         HS lắng nghe nhận xét đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-                      HS xác định yêu cầu BT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Câu 1: Bạn nhỏ nói về nhận vật mèo máy Đô- rê-mon

+ Câu 2: Bạn nhỏ nói về thân hình, nước da, miệng, mũi, mắt và trán của nhân vật

+ Câu 3: Bạn có thể nói thêm về đặc điểm tính cách của nhân vật

-         HS đứng dậy nói trước lớp

-         HS  lắng nghe nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-         HS  lắng nghe nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-         HS  lắng nghe và thực hiện

 

Tiết 7

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.   HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.   Mục tiêu: Học sinh có thể nhận diện thể loại văn nêu  tình cảm cảm xúc

b.  Cách thức tiến hành

-       GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT1

-       GV hướng dẫn HS đọc lại những dòng cảm xúc của Dế Mèn về tiết mục biểu diễn của Họa Mi sau Hội thi nhạc

-       GV chia HS thành nhóm nhỏ để thảo luận các câu hỏi:

+ Câu 1: Đoạn văn viết về điều gì?

+ Câu 2: Họa Mi làm những gì để trở thành học sinh xuất sắc?

+ Câu 3: Giọng của Họa Mi được tả bằng những từ ngữ nào?

+ Câu 4: Những câu văn nào thể hiện tình cảm cảm xúc của thầy giáo và các bạn với Họa Mi?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       GV mời 1-2 bạn HS trình bày về kết quả thảo luận trước lớp?

-        GV chốt ý và đưa ra 1 số lưu ý khi viết đoạn văn ngắn về thể hiện tình cảm cảm xúc (viết câu thể hiện tình cảm cảm xúc có thể ở đặt ở đầu đoạn, dùng từ ngữ bộc lộ cảm xúc, cách dùng dấu chấm câu biểu thị cảm xúc, câu cuối đoạn khẳng định tình cảm cảm xúc)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm ý cho đoạn văn ngắn nêu tình cảm xúc

a.   Mục tiêu: Rèn luyện khả năng tìm ý cho đoạn văn

b.  Cách thức tiến hành

-        GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT2

-       GV định hướng HS trả lời 1 số câu hỏi sau:

+ Câu 1: Em sẽ nêu tình cảm, cảm xúc của em với nghệ sĩ hay nhân vật nào?

+ Câu 2: Nghệ sĩ, nhân vật có đặc điểm nào gây ấn tượng với em?

+ Câu 3: Tình cảm, cảm xúc của em trước những đăc điểm gây ấn tượng đó như thế nào?

+ Câu 4: Em học được điều gì từ nghệ sĩ hoặc nhân vật đó?

+ Câu 5: Em sẽ dùng từ ngữ, câu văn nào để thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình?

-        GV cho HS làm bài tập cá nhân vào VBT

-       GV yêu cầu 1-2 HS chia sẻ kết quả trước lớp?

-        GV đánh giá nhận xét

Hoạt động 2: Vận dụng

a.   Mục tiêu: Cho HS hoạt động vận dụng

b.  Cách thức tiến hành

-        GV cho HS xác định yêu cầu của hoạt động vận dụng: Trao đổi với bạn bè hoặc người thân ý nghĩa của Chương trình văn nghệ Xuân yêu thương.

-        GV chia HS thành nhóm nhỏ  để thảo luận

-        GV cho 1-2 HS trình bày trước lớp

-        GV nhận xét và đánh giá

*CỦNG CỐ DẶN DÒ

- GV nhận xét tóm tắt lại những nội dung chính của bài học

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát

- GV nhắc nhở HS:

+ Rèn luyện lại kĩ năng giới thiệu bản thân

+ Đọc trước tiết 8: Mùa thu của em

 

 

 

 

-                     HS lắng nghe xác định yêu cầu BT1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-                     HS trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Đoạn văn viết về tài năng của Họa  Mi

+ Câu 2: Họa Mi đã dậy sớm để luyện giọng, chăm chỉ tập luyện mỗi ngày để trở thành học sinh xuất sắc

+ Câu 3: Giọng Họa Mi được miêu tả bằng từ cao vút, trong trẻo.

+ Câu 4: Câu văn thể hiện tình cảm của thầy giáo và các bạn dành cho Họa Mi là “ Thầy giáo và cả lớp đều háo hức chờ đón tiết mục của Họa Mi”

-   HS đứng dậy trình bày kết quả

 

 

-   HS lắng nghe nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-   HS xác định yêu cầu BT2

-   HS tiến hành trả lời các câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-   HS ghi vào VBT

-   HS lắng nghe nhận xét đánh giá

 

 

 

 

 

 

-   HS xác định yêu cầu hoạt động vận dụng

-   HS chia nhóm để thảo luận

-   HS trình bày trước lớp

-   HS lắng nghe nhận xét

 

 

 

 

-   HS lắng nghe thực hiện

 


 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 10 Bài 2: Quảng Cáo . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận