Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 3 Bài 3: Hai Bàn Tay Em

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 3: Hai Bàn Tay Em được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: HAI BÀN TAY EM ( TIẾT 8 – 11)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Hát một bài hát về đôi bàn tay và trao đổi được về ích lợi của đôi bàn tay; nếu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Bạn nhỏ rất yêu quý đôi bàn tay xinh đẹp của mình vì đôi bàn tay như người bạn, giúp bạn nhỏ làm rất nhiều việc có ích.
  • Tìm đọc một văn bản thông tin về thiếu nhi, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn cách em tìm bài đã đọc.
  • Nghe – viết đúng đoạn Đường đến trường; phân biệt d/gi; ay/ ây; uôc/uôt.
  • Nhận diện biện pháp tu từ so sánh.
  • Đặt được câu có hình ảnh so sánh.
  • Gọi tên và cùng bạn chơi một trò chơi thiếu nhi; nói được về ích lợi của đôi bàn tay khi tham gia trò chơi.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhận ra ích lợi của đôi bàn tay từ đó chăm chỉ làm việc.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng sự quý trọng đôi bàn tay của bản thân
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Video clip, lời một bài hát về đôi bàn tay
  • Bảng phụ ghi ba khổ thơ đầu.
  • Tranh ảnh Hồ Gươm, đề Ngọc Sơn hoặc hoa gạo
  • Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi khi thực hiện các BT chính tả, luyện từ và câu.
  • Tranh ảnh, video clip về một trò chơi như Oẳn tù tì, Chi chi chành chành, Rối tay,…
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Mang theo sách, báo có văn bản thông tin về thiếu nhi và Phiếu đọc sách đã ghi chép về văn bản thông tin đã đọc
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

Tiết 8

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: : tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS chia nhóm để hoạt động: Chia sẻ về niềm vui của em ở trường.

- GV hướng dẫn HS: HS có thể chia sẻ niềm vui trong học tập như một lời khen, một sản phẩm xinh xắn,... hay niềm vui khi được tham gia các hoạt động khác

- GV mời đại diện một vài nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu HS đọc tên bài “ Ngày em vào Đội”, quan sát tranh minh họa bài đọc vào phỏng đoán về nội dung bài học.

- GV giới thiệu bài mới, dẫn dắt HS vào bài học: “Ngày em vào Đội”

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài “Ngày em vào Đội” với giọng đọc trong sáng, vui tươi, tha thiết; nhấn giọng ở từ ngữ nói lên niềm hi vọng của chị về sự thay đổi của em (thời thơ dại, khao khát,...), chỉ màu sắc của chiếc khăn quàng (tươi thắm, đỏ chói, những hình ảnh đẹp (lời ru vời vợi, trời xanh vẫn đợi,...); ngắt nhịp linh hoạt: 2/3, 3/2 hoặc 1/4, 1/2/2,...)

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe 1 lượt bài “ Ngày em vào Đội”

+ Giọng đọc trong sáng, vui tươi, tha thiết

+ Nhấn giọng ở từ ngữ nói lên niềm hi vọng của chị về sự thay đổi của em (thời thơ dại, khao khát,...), chỉ màu sắc của chiếc khăn quàng (tươi thắm, đỏ chói, những hình ảnh đẹp (lời ru vời vợi, trời xanh vẫn đợi,...); ngắt nhịp linh hoạt: 2/3, 3/2 hoặc 1/4, 1/2/2,...

- GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc một số từ khó: thời thơ dại, vời vợi, đỏ chói,...

+ Cách ngắt nhịp một số dòng thơ:

Này em,/ mở cửa ra/

Một trời xanh/ vẫn đợi/

Cánh buồm/ là tiếng gọi/

Mặt biển/ và dòng sông.//

 

Nắng vườn trưa/ mênh mông/

Bướm bay/ như lời hát/

Con tàu/ là đất nước/

Đưa ta/ tới bến xa.//

 

Những ngày/ chị đi qua/

Những ngày/ em đang tới/

Khao khắt/ lại bắt đầu/

Từ/ màu khăn đỏ chói.//

+ Giải thích nghĩa một số từ khó:

●        Đoàn: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, là tổ chức thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.

●        ....

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm

- GV mời một HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp.

 

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của lớp.

 

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đọc “ Ngày em vào Đội”; rút ra được nội dung của bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc lại bài một lần nữa.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Chị kể về niềm vui gì của bạn nhỏ?

+ Câu 2: Tìm hình ảnh so sánh trong bài.

+ Câu 3: Theo lời chị, điều gì đang chờ đợi bạn nhỏ ở phía trước?

Vườn trưa đầy nắng, có đàn bướm bay

Đoàn tàu và những chuyến đi xa

Những ước mơ và khát vọng tuổi thơ

+ Câu 4: Khổ cuối bài nói lên điều gì?

- GV mời đại diện nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: “Ngày em vào Đội” là những cảm xúc, những lời dặn dò, mong mỏi, hi vọng và tin yêu của chị dành cho em trong ngày em vào Đội.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài thơ “ Ngày em vào Đội” cho người thân nghe, học thuộc hai đoạn thơ mà e thích nhất

+ Đọc trước Tiết 9: Đọc mở rộng – Đọc một bài văn về trường học

 

 

 

 

- HS chia nhóm để hoạt động: Chia sẻ về niềm vui của em ở trường.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn

 

 

- HS lắng nghe bạn chia sẻ

 

- HS phỏng đoán nội dung bài học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe,tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, theo dõi GV đọc bài; đọc thầm theo

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc từ khó, cách ngắt nhịp câu thơ và giải thích từ ngữ khó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm.

- HS đọc toàn bài; lắng nghe bạn đọc bài và đọc thầm.

- HS lắng nghe GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của lớp.

 

 

 

 

 

- HS  đọc thầm lại bài đọc

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm HS lần lượt trả lời câu hỏi:

+ Câu 1. Trong khổ thơ đầu, hai bàn tay của bạn nhỏ được so sánh với hình ảnh : Hoa đầu cành

+ Câu 2. Hai bàn tay thân thiết với bạn nhỏ:

Khi ngủ: Hai hoa ngủ cùng, hoa thì bên má, hoa ấp cạnh lòng

Khi đánh răng: tay đánh răng, răng trắng hoa nhài

Khi học bài: Bàn tay siêng năng, nở hoa trên giấy, từng hàng giăng giăng

Khi một mình: Nhìn tay thủ thỉ

+ Câu 3. Em thích nhất hình ảnh bản tay lúc học bài. Vì nó vừa khéo léo giúp em viết chữ đẹp và học tập tốt hơn

+ Câu 4. Nói về những việc em nên làm để giữ gìn đôi bàn tay.

Vệ sinh tay sạch sẽ

Rửa tay thường xuyên

Trước khi ăn uống phải rửa tay thật kĩ

- HS lắng nghe tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

- HS thực hiện

Tiết 9

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và nhắc lại bài cũ

b. Cách thức tiến hành.

- GV cho HS xác định lại giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài thơ (giọng đọc trong sáng, vui tươi, tha thiết; nhấn giọng ở từ ngữ nói lên niềm hi vọng của chị về sự thay đổi của em (thời thơ dại, khao khát,...), chỉ màu sắc của chiếc khăn quàng (tươi thắm, đỏ chói, những hình ảnh đẹp (lời ru vời vợi, trời xanh vẫn đợi,...); ngắt nhịp linh hoạt: 2/3, 3/2 hoặc 1/4, 1/2/2,...)

- GV đọc lại toàn bài.

- GV phân nhóm cho HS

 

- GV cho HS luyện đọc lại hai khổ thơ mà HS thích trong nhóm, trước lớp và học thuộc bằng cách tự nhẩm thuộc, xóa dần hoặc thay chữ bằng hình,..

 

- GV mời đại diện 1 - 2 HS thi đọc thuộc trước lớp

- GV nhận xét.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết phiếu đọc sách

a. Mục tiêu: HS tìm đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,...) một bài văn về thiếu nhi theo hướng dẫn của GV.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn học sinh viết vào phiếu đọc sách những điều mà HS thấy thú vị.

- GV nhận xét, đánh giá việc viết Phiếu đọc sách của cả lớp.

Hoạt động 2: Chia sẻ phiếu đọc sách

a. Mục tiêu: HS chia sẻ với bạn trong nhóm về Phiếu đọc sách của mình

b. Cách thức tiến hành

- GV Chia HS hoạt động thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.

- GV cho HS hoạt động nhóm: chia sẻ với các bạn trong nhóm về: Tên bài văn, tên tác giả, hình ảnh đẹp,...

- Kết thúc thời gian hoạt động nhóm GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm của lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại “Ngày em vào Đội” cho người thân nghe và hiểu ý nghĩa của bài thơ

+ Chuẩn bị tiết 10: Nghe viết lại đoạn thơ “Ngày em vào Đội”, ôn tập lại luyện viết hoa địa danh Việt Nam và cách phân biệt ch/tr hoặc an/ ang..

 

 

 

 

- HS xác định lại giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở nội dung bài thơ.

 

 

 

 

 

- HS nghe GV đọc toàn bài.

- HS theo sự phân chia của GV chia nhóm

 

- HS luyện đọc lại hai khổ thơ mà HS thích trong nhóm, trước lớp và học thuộc bằng cách tự nhẩm thuộc, xóa dần hoặc thay chữ bằng hình,..

- HS lắng nghe bạn

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS viết vào Phiếu đọc sách những điều mà HS thấy thú vị: tên bài đọc, tên sách, tên báo có bài đọc, tên tác giả, nội dung chính của bài đọc,...

+ HS trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung mình đọc

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm

 

- HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV

 

- HS lắng nghe, theo dõi các bạn trình bày Phiếu đọc sách của mình.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

 

 

Tiết 10

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: cho HS nghe – viết “ Ngày em vào Đội”

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc lại đoạn thơ trong bài Ngày em vào Đội, trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn văn.

 

- GV cho HS quan sát, đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ sai chính tả do ảnh hưởng của phương ngữ.

●        VD: đỏ chói, màu,...

- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết vào VBT

 

- GV cho HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh. Giúp bạn soát lỗi.

- GV nhận xét bài viết

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện tập viết hoa địa danh Việt Nam

a. Mục tiêu: HS ôn lại cách viết hoa địa danh Việt Nam và luyện tập

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT 2 và đọc và tìm hiểu nghĩa câu ca dao

+ Câu ca dao ca ngợi người dân Bình Định tài năng và tâm huyết với nghề xây dựng, xây dựng được những căn nhà mái lá mùa nắng mát mẻ, mùa đông ấm áp; Phú Yên có đồng bằng Tuy Hòa, được xem là vựa lúa của miền Trung; Khánh hòa có trâu tốt

- GV cho HS nhắc lại cách viết hoa tên các địa danh Việt Nam (Viết hoa chữ cái đầu tiên tạo thành mỗi tiếng.)

- GV cho HS nhận xét về cách viết tên địa danh xuất hiện trong câu ca dao và viết lại vào VBT

+ Đáp án: bình định -> Bình Định, Phú yên -> Phú Yên, khánh Hòa -> Khánh Hòa.

- GV cho 1 – 2 HS chia sẻ kết quả.

- GV nhận xét bài viết.

Hoạt động 2: Phân biệt ch/ tr hoặc an/ang

a. Mục tiêu: HS phân biệt được ch/tr hoặc an/ ang

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS xác định yêu cầu BT 3, lựa chọn bài tập phù hợp để thực hiện:

- GV cho HS tìm trong nhóm đôi tiếng phù hợp với mỗi bông hoa

+ Gợi ý:

●        Ch/ tr: trưa – trời – Chim – trên – chuyện – Trong.

●        An/ ang: Ban – ràng – Làn – ngàng – vang – chan.

- GV cho HS giải nghĩa các từ ngữ và đặt câu với một vài tìm ngữ tìm được

- GV cho HS thức hiện vào VBT.

- GV mời HS nhận xét bài trên bảng sau đó GV đánh giá lại bài làm.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại bài đọc “Ngày em vào Đội”. Ôn lại cách  phân biệt ch/ tr hoặc an/ ang

+ Đọc trước Tiết 11: Luyện từ và câu

 

 

 

 

- HS đọc lại đoạn thơ trong bài Ngày em vào Đội, trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn văn.

- HS quan sát, đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ sai chính tả do ảnh hưởng của phương ngữ.

- HS lắng nghe GV đọc viết vào VBT

- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh. Giúp bạn soát lỗi.

- HS lắng nghe GV nhận xét bài viết

 

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu BT 2 và đọc và tìm hiểu nghĩa câu ca dao

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại cách viết hoa tên địa danh Việt Nam ( viết hoa các chữ cái đầu tiên tạo thành mỗi tiếng).

- HS nhận xét về cách viết tên riêng trong các thẻ từ

 

 

- HS lắng nghe GV nhận xét bài viết.

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu BT 3 chọn bài tập phù hợp để thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tìm trong nhóm đôi tiếng phù hợp với mỗi bông hoa

 

 

 

 

 

- HS giải nghĩa các từ ngữ và đặt câu với một vài tìm ngữ tìm được

- HS thức hiện vào VBT.

- HS nghe bạn và GV nhận xét.

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

- Học sinh làm theo

 

 

Tiết 11

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh nhận diện so sánh

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu các BT 1, đọc các khổ thơ, câu văn.

- GV phân tích mẫu một trường hợp cho HS.

+ Hai bàn tay bạn nhỏ được so sánh với gì? Vì sao có thể so sánh như vậy?

+ Từ nào dùng để so sánh?

-> Chốt lại: Có thể so sánh hai sự vậy có một hoặc một vài đặc điểm giống nhau để so sánh các sự vật cần dùng từ so sánh.

- GV mời một vài HS đại diện nhóm chia sẻ kết quả

+ Đáp án:

- GV mời HS còn lại nhận xét, GV nhận xét kết quả.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đặt câu có hình ảnh so sánh

a. Mục tiêu: HS đặt được câu theo mẫu  Ai thế nào?

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT 2 và quan sát mẫu.

 

- GV cho HS thực hiện yêu cầu BT trong nhóm nhỏ.

 

- GV cho HS viết vào VBT 1 – 2 câu có hình ảnh so sánh theo yêu cầu của BT.

- GV cho HS tự đánh giá bài của mình và của bạn trong nhóm đôi.

- GV mời một vài HS chia sẻ bài mình trước lớp.

GV nhận xét kết quả

Hoạt động 2: Vận dụng

a. Mục tiêu: HS chơi trò chơi Tuổi thơ vui vẻ

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chơi trò chơi Tuổi thơ vui vẻ

-GV gợi ý một vài câu hỏi cho HS:

+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?

Em đoán các bạn đang chơi trò gì? Vì sao?

+...

- GV cho HS chơi một trò chơi vừa đoán tên trong nhóm nhỏ.

- GV mời một vài HS nói về ích lợi của đôi bàn tay và chia sẻ cảm xúc sau khi chơi

 

- GV mời một vài HS chia sẻ trước lớp

- GV nhận xét và tổng kết bài học.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài ôn lại cách nhận diện so sánh, đặt câu có hình ảnh so sanh

+ Học sinh đọc trước và chuẩn bị tiết 12 “Lớp học cuối đông”

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu các BT1

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đại diện nhóm chia sẻ kết quả

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe bạn và GV nhận xét

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu BT 2

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu BT trong nhóm nhỏ.

- HS viết vào VBT 1 – 2 câu có hình ảnh so sánh theo yêu cầu của BT.

 

 

- HS tự đánh giá bài của mình và của bạn trong nhóm đôi.

- HS chia sẻ bài mình trước lớp.

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của hoat động: Chơi trò chơi Tuổi thơ vui vẻ

 

 

 

- HS lắng nghe gợi ý

 

 

 

- HS chơi một trò chơi vừa đoán tên trong nhóm nhỏ.

- Một vài HS nói về ích lợi của đôi bàn tay và chia sẻ cảm xúc sau khi chơi

- HS chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe GV nhận xét và tổng kết bài học.

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

- HS thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 3 Bài 3: Hai Bàn Tay Em . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận