Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 9 Bài 4: Độc Đáo Lễ Hội Đèn Trung Thu

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 4: Độc Đáo Lễ Hội Đèn Trung Thu được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: .../…/…

BÀI 4: ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐÈN TRUNG THU

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Giải thích được câu đố, nêu được tên một số loại đèn Trung thu, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài, hiêu được nội dung bài đọc: Không khí tưng bừng của một lễ hội mùa thu ở tỉnh Tuyên Quang với những chiếc đèn Trung thu độc đáo và giàu ý nghĩa.
  • Viết được câu văn hoặc sáng tác được một vài dòng thơ ngắn về một loại đèn Trung thu em thích
  • Nghe kể được truyện Ông già mùa đông và cô bé tuyết; thêm được vào đoạn cuối cảm xúc của các em nhỏ khi nhận quà theo gợi ý
  • Nói và viết được đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội đã chứng kiến
  • Thực hiện được yêu cầu trò chơi Đèn trung thu khổng lồ
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng những kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  1. 3. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu, sự quý trọng của bản thân đối với những loại đèn trung thu.
  • Bồi dưỡng tình yêu đất nước, quê hương.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án
  • Tranh ảnh cây hoa anh đào và một số loại cây tiêu biểu cho mùa xuân ( cúc, trạng nguyên, cát tường….); video clip vườn hoa mùa xuân cùng với các lễ hội xuân mới
  • Bảng phụ ghi đoạn từ Các loài hoa đã hiểu ra…. Đến hết.
  • Mẫu chữ viết hoa V, H (cỡ nhỏ)
  • Thẻ từ ghi sữn một số từ ngữ cho bài tập, luyện từ và câu
  • Máy tính, máy chiếu ( nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SHS
  • HS mang theo sách có tuyện về cây hoa mùa xuân và phiếu đọc sách đa ghi chép về truyện đã đọc
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học ( nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 12

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.  Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS khi nhắc về lễ hội đèn trung thu

b. Cách thưc tiến hành

-     GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ

-     GV cho HS quan sát tranh ảnh minh họa liên hệ với nội dung khởi động để phỏng đoán về nội dung bài học

-     GV yêu cầu HS kể tên một số loại đèn Trung thu

-     GV giới thiệu bài mới: “Một trong những lễ hội rất quan trọng của người Việt diễn ra vao tháng 8 âm lịch đó là tết Trung Thu. Và đặc trưng của Tết Trung Thu là có rất nhiều đèn lồng với đủ hình thù. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về “Độc đáo lễ hội đèn Trung thu” – (tiết 1).

B.    HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a.      Mục tiêu: HS đọc được cả bài Độc đáo lễ hội đèn trung thu với giọng thong thả, chậm rãi, tươi vui nhấn giọng từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của toàn cảnh lễ hội hình ảnh các loại đèn Trung thu….

b.  Cách thức tiến hành

-                  GV đọc mẫu bài Độc đáo lễ hội đèn Trung thu với giọng thong thả, chậm rãi, vui tươi nhấn giọng những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của cảnh lễ hội, hình ảnh các loại đèn Trung thu, cảm xúc trước những hình ảnh đèn Trung thu rực rỡ trong lễ hội.

-       GV cho HS hoạt động nhóm đọc thành tiêng câu, đoạn, bài đọc.

-       GV hướng dẫn cả lớp đọc:

+ Cách đọc một số từ ngữ khó: náo nức, rực rỡ, bay bổng, sâu sắc….

+ Cách ngắt nghỉ 1 số câu dài:

·        Trước lễ hội/khoảng một tuần/ những chiếc xe gắn đèn màu/ đã mang đến không khí náo nức rộn rã/ cho các ngả đường thành phố.//

·        Mọi người luôn mong chờ/ đến lễ hội để đón xem/ những chiếc đèn khổng lồ/ được làm từ đôi bàn tay khéo léo,/ chan chứa tình yêu quê hương của các nghệ nhân//

+ Giải thích 1 số từ ngữ khó nếu cần

·        Tuyên Quang: là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam cách Hà Nội 131km

·        Rộn rã:  có nhiều âm thanh sôi nổi, vui vẻ và liên tiếp

·        Hớn hở:  vẻ mặt tươi tỉnh lộ rõ vẻ hài lòng, thích thú

·        Đèn rồng đèn phượng: đèn hình con rồng, hình chim phượng

-     GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm

-  GV mời 1 HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp

-  GV nhận xét đánh giá việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a.           Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc ‘Độc đáo lễ hội đèn Trung thu” rút ra được nội dung của bài học.

b.  Cách thức tiến hành

-       GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc một lần nữa

-       GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Mỗi độ thu về, phố phường Tuyên Quang thay đổi như thế nào?

+ Câu 2: Từ ngữ nào thể hiện cảm xúc của người lớn, trẻ em với những chiếc đèn Trung thu?

+ Câu 3: Các loại đèn có trong lễ hội Trung Thu ở Tuyên Quang có gì đặc biệt?

+ Câu 4: Vì sao người dân Tuyên Quang luôn mong chờ lễ hội Trung thu?

+ Câu 5; Nói về một loại đèn trung thu mà em thích?

-  GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Các nhóm lắng nghe nhận xét bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  GV kết luận: Lễ hội đèn Trung thu là một trong những ngày lễ có ý nghĩa vô cùng quan trọng thể hiện nét đẹp văn hóa của người dân Tuyên Quang nói riêng của dân tộc Việt Nam nói chung

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a.   Mục tiêu: Trên cơ sở đã đọc bài và trả lời được cau hỏi tìm hiểu bài HS xác định được giọng đọc toàn bài và cách nhấn giọng khi đọc.

b.  Cách thức tiến hành

-        GV cho HS nhắc lại về giọng đọc cùa bài (thong thả, chậm rãi, vui tươi nhấn giọng những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của cảnh lễ hội, hình ảnh các loại đèn Trung thu, cảm xúc trước những hình ảnh đèn Trung thu rực rỡ trong lễ hội).

-       GV cho HS luyện đọc lại từ đầu đến các ngả đường của thành phố

-       GV mời 1 số HS đọc lại từ đầu đến đoạn các ngả đường của thành phố

-       GV nhận xét và đánh giá

·        CỦNG CỐ, DẶN DÒ

-       GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học

-       GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ HS về nhà đọc lại bài “ Độc đáo lễ hội đèn trung thu” cho người thân nghe.

+ HS đọc trước tiết 13: Tìm những từ ngữ chỉ cảm xúc trong buôi tham gia lễ hội đèn trung thu.

 

 

 

 

-  HS chia thành nhóm nhỏ hoạt động

-  HS quan sát tranh minh họa

 

-  HS kể tên 1 số loại đèn trung thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

-  HS chia nhóm hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS đọc bài

 

 

 

-  HS lắng nghe nhận xét đánh giá

 

 

 

 

 

 

-  HS chia nhóm thảo luận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-         HS trả lời câu hỏi

+ Câu 1: Mỗi độ thu về phố phương Tuyên Quang  bừng lên lộng lẫy với đầy đủ màu sắc và kiểu dáng độc đáo của những chiếc đèn lồng khổng lồ.

+ Câu 2: Từ ngữ biểu hiện cảm xúc của người lớn và trẻ em với chiếc đèn trung thu là: vui vẻ, hớn hở…

+ Các loại đèn trong lễ hội Trung thu ở Tuyên Quang đầy màu sắc hình dáng: đèn ông sao rực rpx, đèn rồng đèn phượng bay bổng, đèn rùa và thỏ, đèn hình cô Tấm và quả thị gợi nhắc câu chuyện cổ tích thân thương, đèn về các anh hùng dân tộc mang niềm tự hào sâu sắc….

+ Câu 4: Người dân mong đến lễ hội trung thu để được xem những chiếc đèn lồng khổng lồ làm từ đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân

+ Câu 5:  HS có thể liên hệ

- HS lắng nghe GV đánh giá nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-            HS nhắc lại về giọng đọc bài (thong thả, chậm rãi, vui tươi nhấn giọng những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của cảnh lễ hội, hình ảnh các loại đèn Trung thu, cảm xúc trước những hình ảnh đèn Trung thu rực rỡ trong lễ hội).

 

-  HS lắng nghe nhận xét đánh giá của GV

 

 

 

 

 

-  HS lắng nghe

 

 

 

 

 

-  HS thực hiện

 

 

 

 

Tiết 13

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.  HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.     Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS khi nhắc lại bài cũ, rèn luyện kĩ năng đọc – kể.

b.     Cách thức tiến hành

-       GV cho HS tìm những từ ngữ diễn tả cảm xúc trong buổi tham dự lễ hội đèn Trung thu.

-       GV cho HS rèn luyện kĩ năng viết hoặc sáng tác thơ về đèn Trung thu.

B.    HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết câu văn hoặc sáng tác thơ về đèn Trung thu

a.   Mục tiêu: Học sinh có thể đặt được câu hoặc viết 1 vài câu thơ về đèn Trung thu.

b.  Cách thức tiến hành

-  GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT2. Viết 1 câu thơ hoặc dòng văn về một loại đèn Trung thu. Không ép buộc kiểu câu, không ép buộc HS phải gieo vần…

VD:

·            Đèn ông sao: Đèn ông sao/ sao năm cánh/ sao lấp lánh/ dưới trăng vàng

·        Đèn cá chép: Đêm trung thu/cá chép vàng/ cũng mơ màng/đi dự hội.  

-  GV yêu cầu HS thực hiện vào VBT

-       GV yêu cầu HS trình bày kết quả  trước lớp

-       GV nhận xét đánh giá

Hoạt động 2: Nói và nghe

a.   Mục tiêu: HS quan sát các bức tranh và các từ ngữ gợi ý ở dưới các bức tranh để có thể kể lại từng đoạn câu chuyện Ông già mùa đông và cô bé tuyết

b.  Cách thức tiến hành

-       GV cho HS quan sát từng bức tranh và từ gợi ý dưới tranh để kể lại từng đoạn của câu chuyện.

-       GV gợi ý:

+ Đoạn 1:

Tranh vẽ những ai?

Thái độ của họ thế nào?

+ Đoạn 2:

Tranh có những ai?

Họ đang bảo nhau điều gì?

+ Đoạn 3:

Giữa rừng thẳm có ai?

+ Đoạn 4:

Lễ hội mùa đông đến có gì hấp dẫn? tại sao mọi người lại mong chờ?

Hoạt động 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện

a. Mục tiêu: HS có thể kể lại hoàn chỉnh câu chuyện Ông già mùa đông và cô bé tuyết.

b.  Cách thức tiến hành

-  GV hướng dẫn HS kể lại toàn bộ câu chuyện: dùng ánh mắt, cử chỉ, phân biệt giọng các nhân vật khi kể.

-  GV cho HS quan sát tranh và từ ngữ dưới mỗi hình kể nối tiếp từng đoạn trong nhóm.

-   GV nhận xét

Hoạt động 4. Tưởng tượng kể thêm phần kết cho câu chuyện

a.   Mục tiêu: HS có thể viết thêm 1 đoạn kết cho câu chuyện theo trí tưởng tượng của mình

b.   Cách tiến hành

-     GV hướng dẫn học sinh viết thêm đoạn cuối của câu chuyện dựa trên các câu hỏi gợi ý sau đây:

+ Gương mặt, ánh mắt của các em nhỏ cho thấy cảm xúc của các em nhỏ như thế nào?

+ Có thể dùng từ ngữ nào ngoài các từ ngữ ở cuối bài thêm vào diễn tả cảm xúc của các em nhỏ khi nhận quà?

-       GV cho HS trao đổi theo nhóm các từ có thể dùng ( gợi ý: vui mừng, vui sướng,  hứng thú, vô cùng thích thú…)

-       GV yêu cầu 1 vài HS chia sẻ đáp án trước lớp

-       GV lắng nghe và nhận xét

*CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại nội dung chính của bài học

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát

- GV nhắc nhở HS

+ HS đọc lại bài và những từ thể hiện cảm xúc khi tham dự một lễ hội

+ HS chuẩn bị tiết học 14

 

 

 

 

-    HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-    HS lắng nghe thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-    HS ghi vào VBT

-    HS trình bày kết quả trước lớp và GV

-    HS lắng nghe thực hiện

 

 

 

 

 

 

-    HS quan sát bức tranh để trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-    HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

-           HS lắng nghe tưởng tượng thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS lắng nghe thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

-  HS trao đổi nhóm thực hiện yêu cầu của GV

 

 

-  HS chia sẻ đáp án với cả lớp

 

-  HS lắng nghe GV nhận xét đánh giá

 

 

 

 

 

-  HS lắng nghe thực hiện

 


 

Tiết 14

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Rèn luyện sự tự tin cho HS khi nói về một lễ hội mà mình yêu thích và khả năng viết đoạn văn ngắn mô tả về lễ hội mà em từng tham dự.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT1

- GV hướng dẫn HS viết đoạn văn ngắn về một lễ hội mà em từng tham dự.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nói về một ngày hội em đã chứng kiến

a. Mục tiêu: Rèn luyện sự tự tin cho HS khi nói về một ngày hội mà em đã chứng kiến

b.  Cách thức tiến hành

-  GV giúp HS xác định yêu cầu của BT1

-     GV lưu ý một số nội dung cho HS khi thuật lại sự việc đã chứng kiến:

+ Tên ngày hội, thời gian, nơi diễn ra

+ Các hoạt động chính của ngày hội ( có thể thêm các từ bắt đầu, tiếp theo, sau đó, kết thúc, cuối cùng)

Hoạt động 2: Viết đoạn văn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến

a. Mục tiêu: Củng cố khả năng viết đoạn văn cho HS

b.     Cách thức tiến hành

-     GV giúp HS xác định yêu cầu của BT2 ( viết đoạn văn ngắn 7-9 câu thuật lại một ngày hội em đã được chứng kiến)

-     GV cho HS viết đoạn văn vào VBT

-     GV mời 1 vài HS chia sẻ kết quả trước lớp.

-  GV mời các bạn còn lại nhận xét và nhận xét về nội dung hình thức trình bày đoạn văn

Hoạt động 3: Vận dụng

a. Mục tiêu: Cho HS chơi trò chơi Đèn Trung thu khổng lồ

b. Cách thức tiến hành

-     GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động chơi trò chơi Đèn Trung thu khổng lồ

-     GV hướng dẫn HS cách chơi trò chơi Đèn Trung thu khổng lồ:

+ HS chọn một yêu cầu ghi trên cánh sao và thực hiện trong nhóm nhỏ

+ HS nghe các nhóm cùng cả lớp thực hiện hoạt động

-  GV cho HS trình bày kết quả trước lớp

-  GV nhận xét về hoạt động và tổng kết

·    CỦNG CỐ, DẶN DÒ

-  GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học

-  GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở động viên nhũng HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

-  GV nhắc nhở HS

+ HS về nhà ôn lại cách viết đoạn văn nói về ngày hội mà em đã chứng kiến

+ HS chuẩn bị cho chủ đề 2: Nghệ sĩ tí hon và bài 1: Từ bản nhạc bị đánh rơi ( TIết 1)

 

 

 

 

 

 

-  HS xác định yêu cầu BT1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-        HS xác định yêu cầu của BT1

 

-       HS lần lượt trả lời các câu hỏi theo gợi ý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       HS xác định yêu cầu BT2

 

 

-         HS viết đoạn văn vào VBT

 

 

 

-         HS lắng nghe nhận xét đánh giá của GV

 

 

 

 

-         HS xác định yêu cầu của trò chơi Đèn trung thu khổng lồ

 

-       HS thực hiện yêu cầu của GV

 

 

-       HS lắng nghe GV nhận xét đánh giá

 

 

-       HS lắng nghe đánh giá của HS

 

 

 

 

-  HS thực hiện

 

 

 

 

 

 



Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 9 Bài 4: Độc Đáo Lễ Hội Đèn Trung Thu . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận