Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 9 Bài 2: Đua Ghe Ngo

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 2: Đua Ghe Ngo được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn : .../.../...

Ngày dạy : .../.../...

BÀI 2: ĐUA GHE NGO ( TIẾT 5 – 7 )

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Nói được với bạn những hình ảnh chính trong bức tranh; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu thể hiện đúng giọng đọc văn bản thông tin; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu dược nội dung bài đọc: Giới thiệu về kễ hội đua ghe ngo – một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer vùng Nam Bộ.
  • Nói được một vài câu về lễ hội mà em biết
  • Viết đúng kiểu chữ hoa : V, H; tên riêng và câu ứng dụng
  • Nhận diện được đoạn văn thuật về một ngày hội; lập được dàn ý cho đoạn văn thuật lại 1 ngày hội đã chứng kiến dựa vào gợi ý
  • Sưu tầm được tranh ảnh về lễ hội; hỏi – đáp được về một lễ hội
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Thảo luận, cũng như trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, cũng như phát hiện đồng thời giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống
  • Năng lực riêng: Rèn luyện khả năng phân biệt chính tả, hình thành và phát triển khả năng văn học.
  1. 3. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng khả năng nhận diện và đặt được câu giới thiệu.
  • Bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước và tự hào dân tộc
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án
  • Tranh ảnh, video clip về một số hình ảnh ghe ngo, hội đua ghe ngo; hội vật, hội xuống đồng, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Đền Gióng, tranh ảnh về trang phục lễ hội ba miền...
  • Bảng phụ có ghi đoạn từ Gần trưa... đến bứt phá về đích.
  • Máy tính, máy chiếu ( nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SHS
  • Sách có văn bản thông tin về trường học và Phiếu đọc sách đã ghi chép về những thông tin đã đọc
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học ( nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 5

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.  Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học

b.     Cách thức tiến hành

-  GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi

-   GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với bạn về một số lễ hội dân gian mà em biết theo gợi ý:

-   GV hướng dẫn HS: HS trong nhóm chia sẻ lẫn nhau về các lễ hội truyền thống mà em biết ( tên là gì, tai sao em biết, ở đâu...)

-   GV mời đại diện 2-3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe và nhận xét

-   GV yêu cầu học sinh đọc tên bài “Đua Ghe Ngo” quan sát tranh minh họa và phỏng đoán nội dung bài học.

-   GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác lắng nghe nhận xét, bổ sung.

-   GV nhận xét, đánh giá.

-   GV dẫn dắt HS vào bài học: “Đua ghe ngo” có phải là một bài giới thiệu cũng như mô tả về một lễ hội truyền thống đua ghe của đồng bào dân tộc Khmer miền Nam Bộ vừa sôi động lại vừa hấp dẫn không? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Đua ghe ngo ( Tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a.   Mục tiêu: HS đọc được cả bài “ Đua ghe ngo” với giọng đọc vui vẻ, hào hứng, thong thả. Đoạn 3 từ chỗ Một hồi còi đế bứt phá về đích đọc với tiết tấu nhanh, vui.

b.     Cách thức tiến hành

-  GV đọc mẫu cho HS nghe 1 lượt bài Đua ghe ngo

+ Giọng đọc vui vẻ, hào hứng

+ Đoạn 3 đổi tiết tấu nhanh, vui

-  GV hướng dẫn HS

+ Cách đọc 1 số từ khó: ghe nho, đông nghịt, trang trí, sặc sỡ, chỉ huy, bứt phá, về đích...

+ Cách ngắt nhịp nghỉ 1 số câu dài:

·      Theo nhịp lệnh của người chỉ huy,/ các thành viên đội đua/ đồng loạt mạnh mẽ vung mái chèo/ đưa ghe tiến về đích.//

·      Tiếng cổ vũ,/ tiếng hò reo/ càng náo nhiệt/ mỗi khi có đội bứt phá về đích.//

+ Giải thích một số từ ngữ khó

·      Đông nghịt: đông đến mức làm chật kín cả một khoảng rộng

·      Đồng loạt: trong cùng một lúc

-   GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm

-   GV mời 1 HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp

-   GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a.   Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài học “Đua ghe ngo” rút ra được nội dung bài học

b.  Cách thức tiến hành

-  GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc một lần nữa

-  GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Hội Đua ghe ngo diễn ra vào thời gian nào?

+ Câu 2: Tìm các chi tiết cho thấy sự náo nhiệt của hội đua ghe ngo

+ Câu 3: Từ ngữ nào nói lên tinh thần đoàn kế và quyết tâm của các đội đua?

+ Câu 4: Em có suy nghĩ gì về cảnh kết thúc hội đua?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung

-  GV nhận xét, đánh giá

-  GV kết luận : Chúng ta cần tìm hiểu về các lễ hội truyền thống của dân tộc từ đó có ý thức thêm yêu và tự hào về văn hóa dân tộc.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a.   Mục tiêu: HS luyện đọc cả bài “Đua ghe ngo” với giọng đọc vui vẻ, hào hứng, sôi nổi... chú ý thay đổi theo từng đoạn

b.  Cách thức tiến hành

-  GV yêu cầu 1 HS nhắc lại giọng đọc của cả bài

-  GV đọc diễn cảm toàn bài

-  GV yêu cầu HS luyện đọc toàn bài theo nhóm

-  GV mời 1 HS đọc đoạn Gần trưa... đến bứt phá về đích.

-  GV mời 1 bạn HS đọc lại toàn bài

-  GV nhận xét đánh giá.

·                            CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở động viên những HS chưa tích cực nhút nhát.

-     GV nhắc nhở HS

+ Đọc lại bài “Đua  ghe ngo” cho người thân nghe, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Đọc trước tiết 2: Nói về lễ hội mà em biết

 

 

 

 

-   HS chia thành các nhóm đôi

-   HS lắng nghe yêu cầu của GV

 

 

 

 

-  HS lắng nghe thực hiện

 

-   HS chia sẻ trước lớp

 

 

-  HS phỏng đoán nội dung bài học

 

 

-  HS trả lời

-       HS lắng nghe, tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS lắng nghe, theo dõi GV đọc bài, đọc thầm theo.

 

-   HS lắng nghe theo GV đọc từ khó, cách ngắt nghỉ câu và giải thích từ ngữ khó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-   HS làm việc theo nhóm

-   HS đọc toàn bài, HS khá lắng nghe, đọc thầm theo

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm lại bài đọc

- HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi

- Đại diện các nhóm HS lần lượt trả lơi câu hỏi:

+ Câu 1: Hội Đua ghe ngo diễn ra vào rằm tháng Mười âm lịch.

+ Câu 2: Các chi tiết cho thất sự náo nhiệt và quyết tâm của các đội đua là: gần trưa bờ sông đông nghịt, năm mươi thanh niên ngồi trên ghe ngo, tiếng trống, tiếng phèng la rộn rã... tiếng cổ vũ reo hò náo nhiệt….

+ Câu 3: Những từ ngữ nói lên tinh thần đoàn kết và quyết tâm của đội đua là: đồng loạt, mạnh mẽ, bứt phá, xiết chặt tay nhau…

+ Câu 4: Cảnh kết thúc  hội đua nói lên tinh thần đoàn kết cũng như vẻ đẹp của tinh thần thể thao.

-         HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS nhắc lại giọng đọc của cả bài

 

-  HS đọc  bài

 

 

 

- HS lắng nghe tiếp thu

 

 

 

- HS lắng nghe tiếp thu lắng nghe GV nhận xét

                                         

 

 

Tiết 6

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.   HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.   Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và khuyến khích học sinh tìm hiểu về các lễ hội truyền thống của địa phương.

b.  Cách thức tiến hành

-                             - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT, mỗi bạn cần rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm ra sao

-   GV phân nhóm cho HS hoạt động nhóm

-   GV mời 2-3 bạn HS trình bày trước lớp

-   GV cho học sinh nhận xét về bài bạn vừa trình bày sau đó GV nhận xét.

B.  HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nói về một lễ hội mà em yêu thích

a.     Mục tiêu: HS mạnh dạn nói về một lễ hội truyền thống mà mình yêu thích có thể trình bày trước lớp.

b.     Cách thức tiến hành

-       GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT2 và kể tên các lễ hội em biết

-  GV phân nhóm cho HS hoạt động nhóm trao đổi về các lễ hội mà HS yêu thích theo gợi ý:

+ Ở địa phương em có những lễ hội nào?

+ Kể tên các lễ hội mà em yêu thích?

+ Em đã từng dự lễ hội nào chưa?

+ Cảm xúc của em là gì khi tham dự những lễ hội đó?

+.....

-  GV mời 2-3 bạn HS trình bày trước lớp

-   GV cho HS nhận xét về bài bạn vừa trình bày sau đó GV nhận xét

Hoạt động 2: Nói và nghe

a.     Mục tiêu: HS có kĩ năng tổ chức họp nhóm, tổ chức giới thiệu trước lớp

b.     Cách thức tiến hành

-     GV xác định và phân tích yêu cầu của BT

-   GV đưa ra câu hỏi gợi ý giúp HS thực hiện yêu cầu BT

-   GV hướng dẫn HS  quan sát tranh đọc và xác định yêu cầu của BT 2: Truyện em thích, tên nhân vật em thích, đặc điểm nổi bật của nhân vật, tich cách nhân vật, lí do em thích nhân vật....

-  GV nhận xét đánh giá

·                          CỦNG CỐ DẶN DÒ

-   GV nhận xét tóm tắt lại nội dung chính của bài học

- GV nhận xét đánh giá sự tham gia gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Rèn luyện kĩ năng tổ chức nhóm, tổ và giới thiệu về nhóm tổ

+ Đọc trước tiết 3: Viết sáng tạo

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT

 

- HS phân nhóm để hoạt động

- HS trình bày trước lớp

- HS nhận xét về bài vừa trình bày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS phân nhóm để hoạt động lần lượt trả lời các câu hỏi của GV

 

 

 

 

 

-  HS trình bày trước lớp

-  HS nhận xét bài của bạn

-  HS lắng nghe tiếp thu

 

 

 

 

 

-       HS quan sát và xác định yêu cầu của BT2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS lắng nghe tiếp thu

 


 

Tiết 7

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.               HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.    Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS rèn luyện khả năng viết đoạn văn ngắn

b.  Cách thức tiến hành

-  GV hướng dẫn HS nói về lễ hội truyền thống đồng thời kĩ năng viết đoạn văn giới thiệu về lễ hội

-       GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT

-       GV phân HS thành các nhóm nhỏ

B.  HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện thể loại văn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến

a.    Mục tiêu: HS hiểu về đoạn viết cách viết một đoạn văn thuật lại ngày hội em đã chứng kiến

b.     Cách thức thực hiện

-  GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT1.

-  GV phân nhóm cho HS hoạt động nhóm trao đổi về đoạn viết và cách viết tác dụng của câu đầu, câu cuối....

-     GV mời HS trình bay về kết quả thảo luận trước lớp

-       GV nhận xét đánh giá và chốt lại ý kiến

Hoạt động 2: Tìm ý cho đoạn văn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến

a.   Mục tiêu: Giúp HS có thể viết được 1 đoạn văn ngắn thuật lại ngày hội em đã chứng kiến

b.   Cách thức tiến hành

- GV xác định và phân tích yêu cầu của BT2

- GV đưa ra 1 số định hướng cho HS bằng các câu hỏi sau:

+ Em chọn viết về ngày hội nào? Vì sao?

+ Ngày hội đó diễn ra ở đâu? Khi nào?

+ Những hoạt động nào diễn ra trong ngày hội đó? ( Bắt đầu ngày hội là hoạt động gì? Các hoạt động tiếp theo? Ngày hội kết thúc thế nào?)

+ Không khí ngày hội thế nào? (Cảnh vật, âm thanh, thái độ người tham dự,...)

- GV cho HS viết 4-5 câu theo nội dung vừa ghi vào VBT

- GV mời 1-2 bạn HS đọc bài trước lớp

- GV mời các bạn HS còn lại nhận xét sau đó nhận xét lại

Hoạt động 3: Vận dụng

a. Mục tiêu: cho HS hoạt động vận dùng chơi trò chơi Phòng tranh vui vẻ

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS xác định yêu cầu của hoạt động

- GV hướng dẫn cách thực hiện:

+ Dán bài viết vào bảng nhóm ở Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm của lớp theo kĩ thuật phòng tranh.

+ HS tham quan phòng tranh, đọc các bài viết

+ GV cho HS vẽ khuôn mặt và ghi từ ngữ nhận xét phù hợp và thẻ nhận xét và gắn vào bài viết mà HS thích

- GV mời một số HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về bài viết em thích trước lớp

- GV nhận xét kết quả hoạt đông và tổng kết bài học

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Rèn luyện lại kĩ năng giới thiệu bản thân

+ Đọc trước tiết 8 : Rộn ràng hội xuân

 

 

 

 

-  HS lắng nghe tiếp thu

-  HS phân nhóm xác đinh yêu cầu BT

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS xác định yêu cầu của BT

-  HS phân nhóm hoạt động

 

 

-  HS trình bày về kết quả thảo luận trước lớp

-  HS lắng nghe GV nhận xét đánh giá

 

 

 

 

-   HS xác định yêu cầu của BT2

 

 

 

 

 

 

-  HS viết 4-5 câu theo nội dung câu hỏi

-  HS đứng lên đọc bài trước lớp

-  HS nhận xét bài của bạn

-  HS lắng nghe GV nhận xét

 

-  HS xác định yêu cầu của hoạt động: chơi trò chơi Phòng tranh vui vẻ

 

 

 

-  HS nghe GV hướng dẫn cách thực hiện

 

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 9 Bài 2: Đua Ghe Ngo . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận