Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 11 Bài 3: Chơi Bóng Với Bố

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 3: Chơi Bóng Với Bố được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 3: CHƠI BÓNG VỚI BỐ ( TIẾT 8 – 11)

 

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Nói về một trò chơi vận động trong tranh, nêu được phỏng đoán về nội dung qua tên bài và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài, hiểu được nội dung bài. Hai bố con cùng chơi đá bóng  vui vẻ, hào hứng và rất chuyên nghiệp.
  • TÌm đọc một bản tin thể thao, viết được Phiếu đọc sách và chia sẻ với bạn một vài hiểu biết của em về môn thể thao được nhắc đến trong bản tin.
  • Nghe viết đúng bài thơ Cùng vui chơi phân biệt được d/gi; iu/ưu hoặc ân/âng
  • Nhận biết được tác dụng của câu cảm; chuyển đổi được câu kể thành câu cảm
  • Đặt được câu nêu cảm xúc khi tham gia luyện tập, khi chứng kiến hoặc tham gia một trận thể thao
  • Nói được vài câu về việc luyện tập thể thao của em
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng những kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng ực văn học.
  1. 3. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng ước mơ cũng như sở thích của bản thân.
  • Bồi dưỡng sự quý trọng đôi bàn tay của bản thân.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án
  • Video clip, lời một bài hát về đôi bàn tay
  • Tranh ảnh Hồ Gươm, đề Ngọc Sơn hoặc hoa gạo.
  • Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi khi thực hiện các BT chính tả, luyện từ và câu
  • Tranh ảnh, video clip về môt trò chơi như Oẳn tù tì, Chi chi chành chành, Rối tay,…
  • Máy tính, máy chiếu ( nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SHS
  • HS mang theo sách có tuyện về cây hoa mùa xuân và phiếu đọc sách đa ghi chép về truyện đã đọc
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học ( nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên

Tiết 8

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.           HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.    Mục tiêu: tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học

b.   Cách thức tiến hành

-   GV yêu cầu HS chia thành nhóm nhỏ để quan sát nói về trò chơi vận động trong tranh

-   GV hướng dẫn HS xem clip quan sát tranh minh họa về trò chơi Ném bóng vào rổ

-        GV cho HS đọc tên bài quan sát tranh minh họa liên hệ với nội dung khởi động nêu phỏng đoán nội dung bài học

-   GV giới thiệu bài mới “Chơi bóng với bố”

B.  HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a.    Mục tiêu: HS đọc được cả bài “Chơi bóng với bố” với giọng điệu trong sáng vui tươi. Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ cảm xúc, gợi cảnh 2 bố con, ngắt nhịp 2/2/2 hoặc 3/3 hoặc 2/4 hoặc 1/1/3/1… )

b.   Cách thức tiến hành

-       GV đọc mẫu cho HS nghe lượt bài “ Chơi bóng với bố”

+ Giọng đọc trong sáng, vui tươi

+ Nhấn giọng ở những từ chỉ cảm xúc, từ ngữ gợi cảnh hai bố con chơi bóng, ngắt nhịp 2/2/2 hoặc 3/3 hoặc 2/4 hoặc 1/1/3/1… tùy câu

-       GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc 1 số từ khó: vạch biên vôi, lăn sệt, lênh khênh….

+ Cách ngắt nhịp:

Bố/là…./thủ môn ngoại hạng//

Con/ là danh thủ nhí thôi/

Quả bóng nhựa/ thường lăn sệt/

Lênh khênh/bố phải… bắt ngồi//

 

Mỗi lần/có pha thủng lưới

Bố,/con/ cùng vỗ tay/cười

Trận đấu/chỉ có hai người/

Mà cũng/ rộn ràng/ra phết…//

+ Giải thích nghĩa 1 số từ khó:

·     Cầu môn: khung thành

·     Lăn sệt: lăn sát trên cỏ, trên đất

·     Ra phết: Ở mức tương đối cao

-        GV yêu cầu HS làm việc nhóm chia đoạn và luyện tập

-        GV mời 1 số HS đứng dậy đọc bài trước lớp

-        GV nhận xét đánh giá luyện đọc của cả lớp

1.    Luyện đọc thành tiếng

a.   Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài “ Chơi bóng cùng bố” rút ra nội dung bài học

b.  Cách thức tiến hành

-       GV yêu cầu HS đọc lại bài 1 lượt

-       GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

+Câu 1; Bố và bạn nhỏ biến sân nhà thành sân bóng bằng cách nào?

+ Câu 2: Bạn nhỏ so sánh bố và mình với ai?

+ Câu 3: Muốn bắt được quả bóng nhựa bố phải làm gì? Vì sao?

+ Câu 4: Theo em vì sao trận đấu chỉ có 2 người mà vẫn rộn ràng

+ Câu 5: khổ thơ cuối bài nói lên điều gì?

-        GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-        GV nhận xét đánh giá

·  CỦNG  CỐ DẶN DÒ

-   GV nhận xét tóm tắt lại những nội dung chính của bài học

-   GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát

-   GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài “chơi bóng cùng bố” cho người thân nghe, học thuộc đoạn thơ mà em thích nhất

+ Đọc trước tiết 9: Đọc mở rộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-   HS lắng nghe và chia nhóm hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS đọc cả bài

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       Hs đọc lại toàn bài

-        HS chia nhóm hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       Đại diện HS đứng dậy trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Bố và bạn nhỏ biến sân nhà thành sân bóng chỉ nhờ 1 đôi dép

+ Câu 2: Bạn nhỏ so sánh bố mình với thủ môn ngoại hạng

+ Câu 3: Muốn bắt được bóng bố phải bắt ngồi

+ Câu 4: Vì mỗi lần có pha thủng lưới là bố con cùng vỗ tay cười

+ Câu 5: Thể hiện tình yêu của con với bố lo bố bị mệt

-        HS lắng nghe nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

-        HS lắng nghe thực hiện

 


 

Tiết 9

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.   Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và nhắc lại bài cũ

b.  Cách thức tiến hành

GV cho HS đọc lại và xác định giọng đọc của toàn bài. Giọng đọc trong sáng, vui tươi. Nhấn giọng ở những từ chỉ cảm xúc, từ ngữ gợi cảnh hai bố con chơi bóng, ngắt nhịp 2/2/2 hoặc 3/3 hoặc 2/4 hoặc 1/1/3/1… tùy câu Xác định nhịp thơ cùng 1 số từ ngữ nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung

-       GV đọc lại toàn bài

-       GV mời 1 số HS lên đọc thuộc trước lớp

-       GV nhận ét

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết phiếu đọc sách

a.   Mục tiêu: HS tìm đọc ở nhà hoặc thư viện lớp, thư viện trường một bản tin thể thao

b.  Cách thức tiến hành

-  GV hướng dẫn HS viết vào Phiếu đọc sách: tên bản tin. Tên môn thể thao, tên bao có bản tin, thông tin mới, thông tin thú vị….

-  GV nhận xét đánh giá phần phiếu đọc sách của cả lớp

Hoạt động 2: Chia sẻ phiếu đọc sách

a.    Mục tiêu: HS chia sẻ với ban trong nhóm về Phiếu đọc sách của mình

b.   Cách thức tiến hành

-   GV chia HS hoạt động thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ

-   GV cho HS nhóm ; chia sẻ về một môn thể thao

-   GV yêu cầu HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp

-   GV nhận xét và đánh giá về hoạt động

· CỦNG CỐ DẶN DÒ

-  GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học

-  GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ, khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát

-  GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại “ Chơi bóng cùng với bố” cho người thân nghe và hiểu ý nghĩa bài thơ

+ Chuẩn bị tiết 10: Nghe viết lại đoạn thơ “ Chơi bóng cùng với bố’.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       HS nhắc lại giọng đọc và cách ngắt nhịp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       HS viết vào Phiếu đọc sách

 

 

 

 

 

 

 

 

-       HS chia sẻ trong nhóm về Phiếu đọc sách của mình

 

 

 

 

 

-       HS lắng nghe và thực hiện

 


 

Tiết 10

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.   Mục tiêu: Cho HS nghe viết Chơi bóng cùng với bố.

b.  Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc lại đoạn thơ cùng vui chơi và  trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài thơ

-  GV cho HS quan sát đánh vần một số tiếng khó dễ viết sai do ảnh hưởng ngữ nghĩa.

VD; giấy, khỏe, xanh xanh, bay, rơi, mát…

-  GV đọc từng dòng thơ cho HS viết vào VBT

-  GV cho HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh giúp bạn soát lỗi

-  GV cho HS nhận xét bài lẫn nhau

-  GV nhận xét đánh giá bài viết của HS

B.         HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a.   Mục tiêu: HS phân biệt được d/gi , iu/ưu hoặc ân/âng

b.  Cách thức tiến hành

-       GV cho HS xác định yêu cầu BT2

-       GV cho HS thực hiện yêu cầu vào VBT

-       GV cho các HS chữa bài cho nhau

-       GV nhận xét đánh giá kết quả

Hoạt động 2: Phân biệt iu/ưu hoặc ân/âng

a.   Mục tiêu: HS phân biệt được iu/ưu hoặc ân/âng

b.  Cách thức tiến hành

-       HS xác định yêu cầu của BT3

-       HS chọn 1 trong 2 nội dung và thực hiện vào VBT

-       GV cho 1 vài HS chia sẻ kết quả trước lớp

+ Gợi ý:

·     Miu trí -> mưu trí, hoa lịu -> hoa lựu

·     Bân khuâng -> bâng khuâng; múa lâng -> múa lân

-       GV cho HS giải thích nghĩa một số từ

-       GV cho HS thực hiện vào VBT

-       GV mời HS nhận xét  bài trên bảng sau đó đánh giá lại bài

·  CỦNG CỐ DẶN DÒ

-   GV nhận xét tóm tắt lại những nội dung chính của bài học

-   GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở, động viên những HS chưa tích cực, nhút nhát

-   GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại bài đọc “Chơi bóng cùng với bố” ôn lại cách phân biệt d/gi hoặc ân/âng

+ Đọc lại tiết 11; Luyện từ và câu

 

 

 

 

 

 

 

 

-       HS đọc lại đoạn thơ và trả lời câu hỏi

-       HS trao đổi bài lẫn nhau

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       HS xác định yêu cầu BT2

-       HS tiến hành chữa bài cho nhau

 

 

 

 

 

 

 

 

-       HS xác định yêu cầu BT3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       HS viết vào VBT

 

 

 

 

-       HS lắng nghe thực hiện

 


 

Tiết 11

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.  HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.    Mục tiêu: hướng dẫn HS nhận biết tác dụng câu cảm

b.   Cách thức tiến hành

-       GV hướng dẫn HS xác đinh yêu cầu của BT 1 đọc đoạn văn

Câu 1: Các câu in nghiêng trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?

Trận bóng trôi dần về những phút cuối. Cầu thủ lớp 3A dồn hết lên phần sân đối phương. Bất ngờ cú sút xa từ một cầu thủ lớp 3B làm tất cả ngỡ ngàng.

-        A, vào rồi!

-        Tuyệt quá!

-        3B vô địch!

-        Hoan hô 3B!

Tiếng reo hò vỡ òa cả sân bóng

-       GV chia HS thành nhóm để trao đổi bài tập

-       GV yêu cầu HS trình bày kết quả trước lớp

-       GV nhận xét đánh giá

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuyển câu kể thành câu cảm

a.           Mục tiêu HS có thể chuyển câu kể thành câu cảm

b.  Cách thức tiến hành

-  HS xác định yêu cầu của BT2

-  HS quan sát mẫu và phân tích bằng cách trả lời câu hỏi của GV

-  GV gợi ý HS một số từ thường dùng để chỉ cảm xúc: a, ôi, ối, ôi choa, tuyệt quá, chà....)

+ Những từ dùng để thể hiện cảm xúc thường đứng ở vị trí nào trong câu ( đầu hoặc cuối câu)

+ Cuối câu cảm thường dùng dấu gì? ( chấm than)

-  GV hướng dẫn HS thực hiện ghi vào VBT

-  GV yêu cầu HS tự đánh giá bài của mình và bạn trong nhóm

-  GV yêu cầu một vài HS chia sẻ  kết quả trước lớp

-  GV nhận xét đánh giá

Hoạt động 2: Đặt câu thể hiện cảm xúc

a.    Mục tiêu: HS xác định yêu cầu và trả lời được các câu hỏi BT 3

b.  Cách thức tiến hành

-  GV cho HS xác định yêu cầu BT3

-  GV hướng dẫn HS thực hiện vào VBT, chia sẻ

-  GV cho HS đánh giá bài của mình và các bạn trong nhóm

-  GV mời 1 vài HS đứng dậy chia sẻ kết quả trước lớp

-  GV đánh giá nhận xét bài làm của HS

Hoạt động 3: Vận dụng

a.    Mục tiêu: HS xác định yêu cầu nói về việc luyện tập thể thao ở nhà, ở trường của em

b.     Cách thức tiến hành

-   GV cho HS xác định yêu cầu của hoạt động: Nói về việc luyện tập thể theo ở nhà, ở tường của em

-   GV cho HS quan sát tranh gợi ý

-   GV cho HS trao đổi nhóm

-   GV yêu cầu 1 vài HS chia sẻ kêt quả trước lớp

-   GV lắng nghe đánh giá nhận xét

·  CỦNG CỐ DẶN DÒ

-   GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học

-   GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở động viên những HS còn chưa tích cực

-   GV nhắc nhở HS

+ Đọc lại bài ôn cách đặt câu thể hiện cảm xúc

Học sinh chuẩn bị trước tiết 12 “Ngọn lửa Ô-lym-pic”

 

 

 

 

 

-         HS xác định yêu cầu BT1

 

 

 

 

 

 

-         HS trình bày kết quả trước lớp

 

 

 

 

-         HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS xác định yêu cầu BT2

 

 

 

-  HS chia sẻ kết quả trong nhóm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS lắng nghe nhận xét

 

 

 

 

 

 

-  HS xác định yêu cầu BT3

 

-  HS chia nhóm hoạt động chia sẻ kết quả lẫn nhau

 

 

 

 

 

 

 

-  HS xác định yêu cầu của hoạt động

 

-  HS quan sát tranh và trao đổi với nhau về kết quả

 

-  HS lắng nghe nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

-   HS thực hiện

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 11 Bài 3: Chơi Bóng Với Bố . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận