Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 8 Bài 3: Như Có Ai Đi Vắng

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 3: Như Có Ai Đi Vắng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: NHƯ CÓ AI ĐI VẮNG (TIẾT 8 – 11)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Chia sẻ về những điều em thường trao đổi qua điện thoại với người thân theo gợi ý, nếu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
  • Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Tình cảm ông cháu, niềm vui, niềm hạnh phúc khi trò chuyện qua điện thoại, nỗi buồn khi đường dây liên lạc bị hỏng.
  • Tìm đọc một bài văn về gia đình, viết được Phiếu đọc sách và biết cách trao đổi với bạn về các từ ngữ dùng hay trong bài.
  • Nghe – viết được đoạn Vườn trưa, phân biệt êch/ uênh, ch/ tr, ac/ at
  • Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm, từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau.
  • Đặt được câu có sử dụng từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau nói về đặc điểm của các sự vật, hiện tượng.
  • Đóng vai gọi điện thoại cho ông bà hoặc người thân để hỏi thăm sức khoẻ và kể về một niềm vui của em ở trường, biết chia sẻ cảm xúc khi liên lạc với người thân,
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái của bản thân.
  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực
  • Bồi dưỡng tình cảm yêu thương cha mẹ, anh chị em, ông bà, người thân, thể hiện tình cảm, trách nhiệm với ông bà, cha mẹ và người thân bằng các việc làm cụ thể,...
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm,hoạt động cá nhân, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh, video clip về cảnh trao đổi với người thân qua điện thoại (loại máy cố định có dây), qua điện báo, điện thoại di động, vô tuyển, truyền hình... (nếu có).
  • Bảng phụ ghi ba khổ thơ đầu.
  • Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi khi thực hiện các BT chính tả, từ và câu,
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • HS mang theo sách có bài văn về gia đình và Phiếu đọc sách đã ghi chép về bài văn đã đọc.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

  1. Đọc:

- Trao đổi được với bạn về những công việc hằng ngày của thầy cô giáo lớp em, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Nhờ đôi bàn tay khéo léo và sự sảng tạo, cô giáo đã tạo ra một bức tranh thiên nhiên sinh động.

- Tìm đọc một bài văn về nghề nghiệp hoặc một sản phẩm sáng tạo, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn những điều đáng quý của nghề nghiệp hoặc đặc điểm em thích ở sản phẩm sáng tạo được nhắc đến trong bài văn.

  1. Nhớ - viết được đoạn trong bài Bàn tay cô giáo, biết cách viết tên riêng người nước ngoài, phân biệt s/xhoặc ác ất.
  2. Nhận diện và sử dụng được từ ngữ có nghĩa giống nhau.
  3. Nhận diện và sử dụng câu hỏi – từ để hỏi.
  4. Đặt tên và giới thiệu bức tranh của cô giáo trong bài đọc với người thân,
  5. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh, video về hoạt động của thầy cô giáo (nếu có).

- Bảng phụ ghi bốn khổ thơ cuối.

- HS mang theo sách có bài văn về nghề nghiệp và Phiểu đọc sách đã ghi chép về bài văn đã đọc.

- Thẻ tử để tổ chức chơi trò chơi khi thực hiện các BT chính tả,

Tiết 8

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi.

- GV nêu yêu cầu: Chia sẻ về những điều em thường trao đổi qua điện thoại với người thân theo gợi ý:

- GV cho HS hoạt động nhóm đối hoặc nhóm nhỏ chia sẻ về những điều em thưởng trao đổi qua điện thoại với người thân theo gợi ý.

- GV mời đại diện 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xé

- GV yêu cầu HS đọc tên bài “Như có ai vắng nhà”, quan sát tranh minh họa bài đọc và phỏng đoán về nội dung bài học.

- GV giới thiệu bài mới: để liên lạc với người thân, em có thể sử dụng điện thoại di động, điện thoại cố định,... sau đây chúng ta sẽ cùng bạn nhỏ theo dõi cuộc điện thoại mà bạn nhỏ gọi cho ông nội khi ông không có nhà trong bài Như có ai vắng nhà.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài “Như có ai vắng nhà” với giọng trong sáng, vui tươi khi đọc ba khổ thơ đầu; giọng trầm, hơi lắng xuống khi đọc khổ thơ cuối nhân giọng ở những từ ngữ chỉ cảm xúc của bạn nhỏ khi nói chuyện với ông qua điện thoại, ngắt nhịp 2/ 3 hoặc 3/2.

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe 1 lượt bài “ Như có ai vắng nhà”

+ Giọng trong sáng, vui tươi khi đọc ba khổ thơ đầu

+Giọng trầm, hơi lắng xuống khi đọc khổ thơ cuối

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ cảm xúc của bạn nhỏ khi nói chuyện với ông qua điện thoại, ngắt nhịp 2/ 3 hoặc 3/2

- GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc một số từ ngữ khó: xa ngái, quá chừng, reo giòn, ...

+ Cách ngắt nhịp một số dòng thơ:

Chẳng thấy/ ông nội đầu/

Mà giọng ông/ nói đấy/

Áp tai/ vào ống nghe/

Đỡ nhớ ông/ biết mấy!//

 

Quê nội/ thì xa ngái/

Chưa một lần/ về thăm/

Chỉ nghe qua/ điện thoại/

Mà quá chừng/ nhớ mong//

+ Giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó:

·        Xa ngái: phương ngữ - như xa xôi xa và cách trở về không gian, thời gian

·        Bất chợt: xảy ra bất ngờ và trong khoảnh khắc,...

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm

- GV mời một HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp.

 

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của lớp

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đọc “ Như có ai đi vắng”; rút ra được nội dung của bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc lại bài một lần nữa.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Bạn nhỏ kể về điều gì trong khổ thơ đầu?

+ Câu 2: Những dòng thơ nào trong bài diễn tả tình cảm của bạn nhỏ với ông nội?

+ Câu 3: Cả nhà bạn nhỏ cảm thấy thế nào khi đường dây điện thoại bị đứt? Vì sao?

+ Câu 4: Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

- GV mời đại diện nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Bài thơ là tình cảm ông cháu, niềm vui, niềm hạnh phúc khi trò chuyện qua điện thoại, nỗi buồn khi đường dây liên lạc bị hỏng.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài thơ “ Như có ai vắng nhà” cho người thân nghe, học thuộc ba đoạn thơ mà e thích nhất

+ Đọc trước Tiết 9: Đọc mở rộng – Đọc một bài văn về gia đình

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm đôi.

- HS thực hiện yêu cầu

 

 

- HS lắng nghe hướng dẫn

 

 

- HS nghe bạn và GV nhận xét.

 

- HS đọc tên bài “Như có ai vắng nhà”, quan sát tranh minh họa bài đọc và phỏng đoán về nội dung bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu 1 lượt bài “ Như có ai vắng nhà”

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm: HS chia đoạn và tự luyện tập trong nhóm

- Một HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

- HS đọc lại bài một lần nữa.

- HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi:

+ Câu 1:

Bạn nhỏ kể rằng mình trò chuyện với ông nội qua điện thoại được nghe thấy tiếng ông dù ông không ở đây.

+ Câu 2:

- Đỡ nhớ ông biết mấy 

- Mà quá chừng nhớ mong.

+ Câu 3:

Cả nhà thấy buồn, hụt hẫng, như có người vắng nhà.

+ Câu 4: Em thích nhất hình ảnh khi đường dây điện thoại bị đứt cả nhà ai cũng nhớ mong, như có người đi vắng. Điều này thể hiện tình cảm của bạn nhỏ bố mẹ với ông nội.

.- HS lắng nghe GV nhận xét, kết luận.

 

 

 

- HS lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

 

Tiết 9

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và nhắc lại bài cũ

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS xác định lại giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài thơ (giọng trong sáng, vui tươi khi đọc ba khổ thơ đầu; giọng trầm, hơi lắng xuống khi đọc khổ thơ cuối nhân giọng ở những từ ngữ chỉ cảm xúc của bạn nhỏ khi nói chuyện với ông qua điện thoại, ngắt nhịp 2/ 3 hoặc 3/2.)

- GV đọc toàn bài

- GV cho HS luyện đọc ba khổ thơ em thích trong nhóm, trước lớp và học thuộc lòng bằng cách tự nhầm thuộc, xoá dân hoặc thay chữ bằng hình,...

 

- GV cho một số HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.

 

- GV nhận xét.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết phiếu đọc sách

a. Mục tiêu: HS tìm đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,...) một bài văn về gia đình theo hướng dẫn của giáo viên.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn học sinh viết vào phiếu đọc sách những điều mà HS thấy thú vị.

- GV nhận xét, đánh giá việc viết Phiếu đọc sách của cả lớp.

Hoạt động 2: Chia sẻ về từ ngữ dùng hay trong bài văn

a. Mục tiêu: HS chia sẻ với bạn trong nhóm về ước mơ được nhắc đến Phiếu đọc sách của mình

b. Cách thức tiến hành

- GV Chia HS hoạt động thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.

- Kết thúc thời gian hoạt động nhóm GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm của lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại “Như có ai vắng nhà” cho người thân nghe và hiểu ý nghĩa của bài thơ

+ Chuẩn bị tiết 10: Nghe viết lại đọan “Vườn trưa” cách phân biệt êch/ uêch, ch/tr hoặc ac/ at.

 

 

 

 

- HS xác định lại giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài thơ.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc lại toàn bài

- HS luyện đọc ba khổ thơ em thích trong nhóm, trước lớp và học thuộc lòng bằng cách tự nhầm thuộc, xoá dân hoặc thay chữ bằng hình,...

- Một số HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS viết vào Phiếu đọc sách những điều mà em thích: Tên bài văn, tên tác giả, hình ảnh đẹp,  từ dùng hay: chỉ hoạt động, chỉ tình cảm,...

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.

- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm của lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ

 

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

Tiết 10

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Ôn lại cho HS cách nghe viết bài, cách phân biệt êch/ uêch, ch/tr hoặc ac/ at.

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc đoạn trong bài “Vườn trưa”, trả lời 2 - 3 câu hỏi về nội dung bài văn

+Tên bài văn là gì?

+ Bài văn tả về cảnh vật gi?

- GV cho HS đánh vần một số tiếng từ ngữ khó đọc, dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ hoặc do ngữ nghĩa.

+VD: lành, lặng lẽ, chan chứa, rau răm; dừa, gió,...

- GV đọc cho HS viết vào VBT ( hướng dẫn HS: căn giữa khi viết tên bài, viết lùi vào một ổ khi viết chữ đầu đoạn).

- GV cho HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.

-  GV Cho HS nghe bạn nhận xét bài viết.

- GV nhận xét một số bài viết.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Phân biệt êch/ uêch

a. Mục tiêu: HS phân biệt được eehc/ uêch

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc yêu cầu BT 2 và tiếng đã cho trước.

 - GV cho HS cùng bạn (nhóm đôi) chọn vần êch hoặc vần uêch phù hợp với mỗi chỗ trống.

 

- GV cho HS làm bài vào VBT

Đáp án: nguệch ngoạc, bạc phếch, chênh chếch, trống huếch, rỗng tuếch, trắng bệch.

- GV cho HS đọc lại các từ đã điền và giải nghĩa một số từ

+ Nguệch ngoạc: thường để chỉ nét viết hoặc nét vẽ xiên xẹo, méo mó do chưa thạo hoặc do vội vàng, thiếu cẩn thận

+ Bạc phếch: bị phai màu đến mức ngả sang màu trắng đục, trông cũ và xấu

+ Chênh chếc: hơi chếch về một phía

+ Trống huếch: trống rỗng và hở rộng ra, hoàn toàn không thấy có gì ở bên trong

+ Rỗng tuếch: hoàn toàn trống rỗng, hàm ý chê

+ Trắng bệch: trăng một cách nhợt nhạt,...

- GV cho HS chữa bài trước lớp, có thể đặt câu với 1-2 từ tìm được.

- GV đánh giá bài làm.

Hoạt động 2: phân biệt ch/ tr hoặc ac/ at

a. Mục tiêu: HS phân biệt ch/ tr hoặc ac/ at

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS đọc yêu cầu BT (3), chọn BT phân biệt phương ngữ ch/ tr hoặc ac/ at phù hợp để thực hiện.

- GV cho HS tìm trong nhóm đôi chọn chữ hoặc vẫn thích hợp với mỗi chỗ trống

+ Đáp án: a. chải, trắng, chổi, trong; b. nhạc, hát, xạc, bát.

-GV cho  HS đọc lại và giải nghĩa một số từ ngữ đã điền:

+ Xạc xào: từ mô phỏng tiếng như tiếng lá cây lay động va chạm nhẹ vào nhau

+ Bát ngát: rộng lớn đến mức tầm mắt không sao bao quát hết được.

+ Đồng nghĩa: bao la, mênh mông, mông mênh,...

- GV đánh giá bài làm

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ HS ôn lại cách  phân biệt cách phân biệt êch/ uêch,  ch/ tr hoặc ac/ at

+ Đọc trước Tiết 11: Luyện từ và câu

 

 

 

 

- HS đọc đoạn trong bài “Vườn trưa”, trả lời 2 - 3 câu hỏi về nội dung bài văn

 

- HS quan sát, đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ sai chính tả do ảnh hưởng của phương ngữ.

 

- HS nghe GV đọc viết vào VBT.

 

- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, soát lỗi.

- HS lắng nghe GV nhận xét một số bài viết.

 

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 2.

 

 

 

 

- HS cùng bạn (nhóm đôi) chọn vần êch hoặc vần uêch phù hợp với mỗi chỗ trống.

- HS viết từ ngữ tìm được vào VBT.

 

- HS đọc lại các từ đã điền và giải nghĩa một số từ

 

 

 

 

 

 

 

- HS chữa bài trước lớp, có thể đặt câu với 1-2 từ tìm được.

- HS nghe GV nhận xét.

 

 

- HS đọc yêu cầu BT (3), chọn BT phân biệt phương ngữ ch/ tr hoặc ac/ at phù hợp để thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- HS tìm trong nhóm đôi chọn chữ hoặc vẫn thích hợp với mỗi chỗ trống

 

- HS đọc lại và giải nghĩa một số từ ngữ đã điền

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

- HS lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

- HS làm theo.

 

 

 

Tiết 11

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS luyện tập về từ ngữ chỉ đặc điểm, từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau.

b. Cách thức tiến hành

-GV cho HS xác định yêu cầu của BT 1.

- GV cho HS đọc đoạn văn, quan sát mẫu, làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả trong nhóm đôi

+ Đáp án: cao- thấp, rộng- hẹp, dày- mỏng, lớn- bé.

- GV cho HS xác định yêu cầu của BT 2.

- GV cho HS quan sát tranh, trao đổi trong nhóm nhỏ, trình bày kết quả theo kĩ thuật Truyền điện/ Chuyền hoa (Đáp án: tròn-méo, lạnh- nóng, héo - tươi, cao- thấp,...).

- GV mời một vài nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.

 

- GV nhận xét kết quả,

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đặt câu có sử dụng từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau

a. Mục tiêu: HS đặt được câu có sử dụng từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 3.

- GV cho HS thực hiện yêu cầu BT trong nhóm đôi

 

- GV mời một vài HS chia sẻ bài làm trước lớp.

 

- GV nhận xét

Hoạt động 2: Vận dụng

a. Mục tiêu: HS xác định yêu cầu của hoạt động: Đóng vai gọi điện thoại cho ông bà hoặc người thân để hỏi thăm sức khoẻ và kể về một niềm vui của em ở trường.

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS xác định yêu cầu của hoạt động: Đóng vai gọi điện thoại cho ông bà hoặc người thân để hỏi thăm sức khoẻ và kể về một niềm vui của em ở trường.

- GV cho HS đóng vai trong nhóm đối để gọi điện thoại.

- GV mời 1 - 2 cặp HS đóng vai trước lớp.

- GV nhận xét.

- GV cho HS chia sẻ cặp đôi hoặc trong nhóm nhỏ: cảm xúc khi liên lạc với người thân (vui, xúc động, thích thú,...).

 

- GV mời một vài HS chia sẻ ý tưởng, cảm xúc (nếu có HS phác họa ý tưởng bằng hình vẽ, mời HS đó trình bày và dán hình vẽ vào Góc sáng tạo Góc sản phẩm).

- GV nhận xét

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài ôn lại cách đặt câu có sử dụng từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau.

+ HS đọc trước chuẩn bị bài 4: Thuyền giấy.

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 1.

 

 

 

- HS đọc đoạn văn, quan sát mẫu, làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả trong nhóm đôi

 

- HS xác định yêu cầu của BT 2.

- HS quan sát tranh, trao đổi trong nhóm nhỏ, trình bày kết quả theo kĩ thuật Truyền điện/ Chuyền hoa

 

- Một vài nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của BT 3.

- HS thực hiện yêu cầu BT trong nhóm đôi.

- Một vài HS chia sẻ bài làm trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS xác định yêu cầu của hoạt động: Đóng vai gọi điện thoại cho ông bà hoặc người thân để hỏi thăm sức khoẻ và kể về một niềm vui của em ở trường.

- HS đóng vai trong nhóm đối để gọi điện thoại.

- 1 - 2 cặp HS đóng vai trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS chia sẻ cặp đôi hoặc trong nhóm nhỏ: cảm xúc khi liên lạc với người thân (vui, xúc động, thích thú,...).

- Một vài HS chia sẻ ý tưởng, cảm xúc (nếu có HS phác họa ý tưởng bằng hình vẽ, mời HS đó trình bày và dán hình vẽ vào Góc sáng tạo Góc sản phẩm).

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ

 

 

- HS làm theo

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 8 Bài 3: Như Có Ai Đi Vắng . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận