Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 17 Bài 3 : Non Xanh Nước Biếc

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 3 : Non Xanh Nước Biếc được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

BÀI 3 : NON XANH NƯỚC BIẾC ( TIẾT 8 -11)

 

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Kể được 1 số địa danh của Việt Nam, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài học qua tên bài và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ đúng logic ngữ nghĩa trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài học,hiểu được nội dung bài học: Miêu tả và ngợi ca vẻ đẹp của các vùng miền trải dài trên đất nước Việt Nam từ Bắc đến Nam bày tỏ tinh yêu và long tư hào về quê hương đất nước Việt Na
  • Tìm đọc 1 bài văn về đất nước Việt Nam, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn về một hình ảnh đẹp.
  • Nghe viết đúng 1 đoạn trong bài Hai Bà Trưng, viết hoa đúng tên địa danh VIệt Nam tìm được 1 số từ ngữ chứa tiếng có l/n hoặc g/r
  • Nhận diện và tìm được 1 số từ ngữ chỉ màu sắc
  • Đặt được 1-2 câu có từ ngữ chỉ màu sắc và viết được câu thể hiện cảm xúc khi thấy 1 cảnh đẹp
  • Trao đổi với bạn những việc con người cần làm để giữ gìn tổ điểm cho non sông đất nước ngày càng tươi đẹp
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng những kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  1. 3. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng ước mơ cũng như sở thích của bản thân.
  • Bồi dưỡng tình yêu đất nước, quê hương.
  • Khiêm tốn biết ơn cội nguồn từ đó biết cùng bạn bè góp sức xây dựng đất nước quê hương.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án
  • Bản đồ hành chính Việt NAm
  • Tranh ảnh, video clip về cảnh vật, con người được nhắc đến trong bài.
  • Bảng phụ viết sẵn các từ ngữ khó, câu dài và đoạn từ đầu đến Đồng Nai thì về
  • Tranh ảnh video clip 1 số cảnh đẹp Việt Nam cảnh làng quê 3 miền, cảnh HS sinh sống và học tập
  • Máy tính, máy chiếu ( nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SHS
  • Mang theo sách có truyện về trường học và Phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học ( nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.       HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.    Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS để vào bài mới

b.   Cách thức tiến hành

-        GV chia HS thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ

-        GV cho HS kể tên các địa danh của đất nước VIệt Nam

-        GV cho HS quan sát tranh minh họa, đọc tên bài liên hệ với nội dung khởi động phỏng đoán về nội dung bài học

-        GV giới thiệu bài mới: Non xanh nước biếc có phải là một bài giới thiệu về các cảnh đẹp của địa danh quê hương? Hãy tìm câu trả lời qua bài đọc ngày hôm nay. Bài 3 Non xanh nước biếc – Tiết 1

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a.   Mục tiêu: HS có thể đọc toàn bài Non xanh nước biếc với giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp của các tỉnh, thành Việt Nam, ngăt nhịp phù hợp với thơ lục bát, thơ bảy chữ.)

b.  Cách thức tiến hành

-       GV đọc mẫu bài Non xanh nước biếc với giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp của các tỉnh, thành Việt Nam, ngăt nhịp phù hợp với thơ lục bát, thơ bảy chữ.)

-       GV chia HS thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để đọc thành tiếng, câu, đoạn bài đọc

-       GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc 1 số từ khó: Kỳ lừa, luanh quanh, nghìn trùng, lóng lánh.

+ Cách ngắt nhịp một số dòng thơ:

 Đồng Đăng/ có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị/ có chùa Tam Thanh//

+ Giải thích 1 số từ ngữ có liên quan đến  địa danh đi kèm cho HS xem tranh ảnh:

·     Kỳ Lừa: địa danh nổi tiếng đã tồn tại và phát triển từ thế kỉ XVII

·     Tô Thị: một thắng cảnh  hình người phụ nữ bồng con

·     Tam Thanh: còn gọi là Thanh Hiền

·     Trong ngần: rất trong

·     Sừng sững: gợi tả dáng của một vật to lớn, chắn ngang tầm nhìn.

-       GV mời HS đứng dậy đọc bài

-       GV nhận xét đánh giá bài đọc của HS

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a.   Mục tiêu: HS rút ra được nội dung bài học bằng việc trả lời các câu hỏi

b.  Cách thức tiến hành

-       GV cho HS đọc thầm lại bài đọc 1 lần nữa

-       GV chia HS thành nhóm nhỏ để trả lời các câu hỏi có trong SHS:

+ Câu 1: Câu ca dao 1 và 2 nhắc đến những địa danh nào?

+ Câu 2: tìm từ ngữ gợi tả cảnh đẹp của các địa danh được nhắc đến trong câu ca dao 3 và 4

+ Câu 3: Những hình ảnh nào cho thấy vẻ đẹp của Nhà Bè, Đồng Tháp Mười và Cần Thơ?

+ Câu 4: Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì về quê hương đất nước?

-       GV cho HS thảo luận  nhóm và trả lời các câu hỏi?

-       GV mời đại diện HS đứng dậy trả lời bài?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       GV đánh giá nhận xét

·     CỦNG CỐ, DẶN DÒ

-       GV tổng kết lại nội dung bài học

-       GV đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, biểu dương những HS tích cực, nhắc nhở động viên các bạn còn nhút nhát chưa tích cực

-       GV dặn dò HS:

+ Đọc lại bài Non xanh nước biếc 1 lần nữa cho người thân nghe và hiểu ý nghĩa bài đọc

+ Chuẩn bị tiết 2 Luyện đọc lại

 

 

 

 

-        HS hoạt động theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để thảo luận

-        HS kể tên các địa danh của Việt Nam

-        HS quan sát tranh minh họa và liên hệ nội dung

 

 

-        HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       HS lắng nghe GV đọc mẫu toàn bài

 

-    HS chia nhóm đôi để đọc bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-    HS thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

-    HS đọc lại bài 1 lần nữa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-    HS chia nhóm để trả lời câu hỏi

+ Câu 1:  Câu ca dao nhắc đến tỉnh Lạng Sơn.

+ Câu 2:

·        * Nước chảy trong ngần, thuyền buồm chạy gần xa

·        * Non xanh, nước biếc

·        * Bát ngát nghìn trùng

·        * Sừng sững

·        * Nước chảy chia hai

·        * Cò bay thẳng cánh

·        * Lóng lánh cá tôm

·        * Gạo trắng nước trong

+ câu 3:

·        Nhà Bè nước chảy chia hai

·        Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh

·        Cần Thơ gạo trắng nước trong

+ Câu 4: bài đọc giúp em thêm hiểu về sự trù phú của vùng đất Việt Nam

-    HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

-    HS lắng nghe thực hiện

 


 

Tiết 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.  HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.    Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc cũng như nhịp thơ trên cơ sở hiểu nội dung bài học

b.   Cách thức tiến hành

-        GV cho HS nhắc lại giọng đọc, nhịp thơ cùng 1 số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài học

-        GV đọc lại toàn bài

-        GV cho HS luyện đọc 5 câu ca dao em thích trong nhóm hoặc trước lớp bằng cách tự nhẩm hoặc xóa dần…

-        GV mời 1 số HS đọc thuộc lòng trước lớp

-        GV nhận xét đánh giá

Hoạt động 2: VIết phiếu đọc sách

a.    Mục tiêu: HS đọc ở nhà hoặc thư viện trên lớp trên trường một bài văn viết về đất nước Việt Nam

b.   Cách thức tiến hành

-        GV hướng dẫn HS tìm một bài văn về đất nước  Việt Nam

-        GV hướng dẫn HS viết vào Phiếu đọc sách  những nội dung mà em thích  sau khi đọc bài văn: Tên bài, tên tác giả, cách quan sát, hình ảnh đẹp…

-        GV hướng dẫn HS trang trí vào phiếu đọc sách theo nội dung chủ điểm bài văn

Hoạt động 3: Chia sẻ Phiếu đọc sách

a.    Mục tiêu: GV chia HS thành nhóm nhỏ hoặc nhóm đôi để chia sẻ

b.   Cách thức tiến hành

-        GV cho HS chia sẻ với bạn trong nhóm nội dung về 1 hình ảnh em thích

-        GV cho HS chia sẻ Phiếu đọc sách hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo

-        GV nhận xét đánh giá kết quả

·       CỦNG CỐ DẶN DÒ

-        GV nhận xét tóm tắt nội dung bài học

-        GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học. Khen ngợi những HS tích cực, động viên nhắc nhở những HS còn nhút nhát chưa tích cực.

-        GV dặn dò:

+ HS về nhà đọc lại bài Non xanh nước biếc và đọc thuộc 1 số câu ca dao

+ HS chuẩn bị tiết 3

 

 

 

 

 

-  HS xác định lại giọng đọc của toàn bài

-  HS lắng nghe GV đọc bai

-  HS đọc thuộc 5 câu ca dao em thích nhất

-  HS đọc thuộc trước lớp

 

-  HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

- HS viết phiếu đọc sách

 

 

 

- HS trang trí phiếu đọc sách

 

 

 

 

 

-       HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để nói về 1 hình ảnh mình thích

-  HS chia sẻ Phiếu đọc sách với các bạn

 

 

 

 

-  HS lắng nghe thực hiện

 


 

Tiết 3

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.   Mục tiêu: HS đọc đoạn văn và trả lời 1 số câu hỏi

b.  Cách thức tiến hành

-  GV cho HS đọc lại đoạn văn Hai Bà Trưng từ Giáo lao, cung nỏ đến hết và trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung đoạn văn

-  GV cho HS đánh vần 1 số tiếng từ khó dễ viết sai do cấu tạo, do ảnh hưởng ngữ nghĩa như: quân, giáo, rìu, khiên….

-      GV đọc từng câu văn rồi cho HS viết vào VBT

-      GV cho HS đổi bài với bạn bên cạnh để soát lỗi

-      GV cho HS nhận xét bài viết

-      GV nhận xét đánh giá 1 số bài viết

Hoạt động 1: Luyện viết hoa tên 1 địa danh Việt Nam

a.  Mục tiêu: HS có thể trả lời câu hỏi BT2

b. Cách thức tiến hành

-      GV cho HS xác định yêu cầu BT2

-      GV chia HS thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ

-      GV cho HS làm bài tập cá nhân và chia sẻ kết quả trong nhóm

-      GV cho HS nhắc lại cách viết hoa địa danh Việt Nam

-      GV cho HS đứng dậy chữa bài trước lớp

-      GV nhận xét đánh giá kết quả

Hoạt động 3: Phân biệt l/n hoặc g/r

a.  Mục tiêu: HS có thể phân biệt được l/n hoặc g/r

b. Cách thức tiến hành

-      GV cho HS xác định yêu cầu BT3 và chọn 1 trong 2 bài tập

-      GV cho HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật Khăn trải bàn

-      GV cho HS chơi trò chơi Tiếp sức thi đua tìm từ theo yêu cầu BT

-      GV đánh giá nhận xét kết quả.

·    CỦNG CỐ DẶN DÒ

-      GV nhận xét tóm tắt lại nội dung bài học

-      GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học. Khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở động viên những HS nhút nhát còn chưa tích cực

-      GV dặn dò HS:

+ HS đọc lại toàn bài Non xanh nước biếc

+ HS luyện viết hoa địa danh Việt Nam đồng thời phân biệt được chữ l/n hoặc g/r

+ chuẩn bị trước tiết 4 Luyện từ và câu

 

 

 

 

-   HS đọc bài

 

 

 

 

 

-   HS thực hiện viết vào VBT

 

-   HS trao đổi lỗi với bạn bên cạnh

 

-   HS nhận xét bài viết của nhau

-   HS lắng nghe

 

 

 

 

 

-       HS xác định yêu cầu BT2

-       Hs làm bài tập và chia sẻ

-       HS chia nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để hoạt động

-       HS nhắc lại cách viết hoa tên địa danh

-       HS chữa bài trước lớp

-       HS lắng nghe

 

 

 

 

 

-  HS xác định yêu cầu BT3 chọn 1 trong 2 nội dung

-  HS dùng kĩ thuật khăn trải bàn để chơi

-  Hs tổ chức chơi tiếp sức

 

-  HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

-  Hs lắng nghe và thực hiện

 


 

Tiết 4

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.   Mục tiêu: HS đọc và trả lời được các câu hỏi trong sách

b.  Cách thức tiến hành

-      GV cho HS xác định yêu cầu của BT1 rồi đọc đoạn thơ

-      GV cho HS làm bài tập cá nhân vào VBT

-      GV cho HS chia sẻ kết  quả trước lớp

-      GV nhận xét đánh giá kết quả

Hoạt động 1: Mở rộng từ ngữ chỉ màu sắc

a.  Mục tiêu: HS xác định được yêu cầu BT2 và trả lời các câu hỏi liên quan

b. Cách thức tiến hành

-      GV xác định yêu cầu BT2 và yêu cầu bài tập

-      GV cho HS tìm từ ngữ trong nhóm 4 và ghi vào thẻ từ

-      GV cho HS gắn từ tìm được lên bảng thành bốn nhóm

-      GV nhận xét đánh giá kết quả

Hoạt động 3: Đặt câu có từ chỉ màu sắc

a.  Mục tiêu: HS có thể xác định yêu cầu BT3 và trả lời câu hỏi

b. Cách thức tiến hành

-      GV cho HS xác định yêu cầu BT3 và đọc mẫu câu

-      GV chia HS thành nhóm nhỏ rồi viết câu theo yêu cầu BT3 vào VBT

-      GV mời HS chia sẻ kết quả trước lớp

-      GV nhận xét đánh giá kết quả

Hoạt động 4: Đặt câu thể hiện cảm xúc

a.  Mục tiêu: HS xác định yêu cầu BT4 và trả lời câu hỏi

b. Cách thức tiến hành

-      GV cho HS xác định yêu cầu BT4 và quan sát mẫu câu

-      GV cho HS xác định yêu cầu BT4 và viết vào VBT

-      GV cho HS đánh giá bài làm của mình và các bạn

-      GV mời 1 vài HS chia sẻ kết quả trước lớp

-      GV nhận xét đánh giá kết quả

Hoạt động 5: Vận dụng

a.  Mục tiêu: HS có thể xác định yêu cầu trao đổi với bạn những việc con người cần làm để giữ gìn xây dựng cho non sông đất nước ngày càng tươi đẹp

b. Cách thức tiến hành

-      GV cho HS xác định yêu cầu của hoạt động “cầu trao đổi với bạn những việc con người cần làm để giữ gìn xây dựng cho non sông đất nước ngày càng tươi đẹp”

-      GV hướng dẫn HS trả lời 1 số câu hỏi

-      GV mời 1 vài HS đứng dậy trình bày kết quả trước lớp

-      GV nhận xét đánh giá kết quả

·    CỦNG CỐ DẶN DÒ

-      GV nhận xét tóm tắt nội dung bài học

-      GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học. Khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

-      GV dặn dò:

+ HS phân biệt được l/n hoặc g/r

+ HS chuẩn bị bài 4: Mênh mông mùa nước nổi

 

 

 

 

-  HS xác định yêu cầu BT1

 

-  HS làm bài tập vào VBT

 

 

-  HS chia sẻ kết quả trước lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS xác định yêu cầu BT2 và yêu cầu bài tập

-  HS tìm từ ngữ trong nhóm và ghi thẻ từ

-  HS gắn từ tìm được lên thành bốn nhóm

 

 

 

 

 

-  HS xác định yêu cầu BT3

 

-  HS chia nhóm nhỏ và hoạt động thảo luận

-  HS ghi vào VBT

 

-  HS lắng nghe

 

 

 

 

 

-  HS xác định yêu cầu BT4

 

-  HS viết yêu cầu vào VBT

 

 

-  HS đánh giá bài lẫn nhau

 

-  HS chia sẻ kết quả trước lớp

 

-  HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS xác định yêu cầu của hoạt động

 

 

-  HS trả lời 1 số câu hỏi

 

-  HS trình bày kết quả trước lớp

 

 

-  HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

-  HS lắng nghe và thực hiện



Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 17 Bài 3 : Non Xanh Nước Biếc . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận