Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 17 Bài 2: Một Điểm Đến Thú Vị

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 2: Một Điểm Đến Thú Vị được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 2: MỘT ĐIỂM ĐẾN THÚ VỊ ( TIẾT 5-7)

 

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Nêu được tên một số cảnh đẹp trên đất nước Việt Nam, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu đúng logic ngữ nghĩa trả lơi được câu hỏi tìm hiểu bài, hiểu nội dung bài đọc: Tây Nguyên với nhiều thắng cảnh đẹp chính là điểm đến thú vị trong hành trình khám phá vẻ đẹp của đất nước mến yêu.
  • Nói được câu về sự vật, địa điểm được nói trong bài đọc.
  • Biết gọi điện cho bạn bè hoặc người thân để hỏi thăm sức khỏe và chia sẻ về 1 điều thú vị
  • Biết cách tìm ý để viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước môt cảnh đẹp của đất nước Việt Nam dựa vào gợi ý, chia sẻ tình cảm, cảm xúc một một cảnh đẹp
  • Biết cách trưng bày tranh ảnh làng quê của mọi miền đất nước và nói được 1-2 câu về bức tranh em thích nhất
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng những kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  1. 3. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng ước mơ cũng như sở thích của bản thân.
  • Bồi dưỡng tình yêu đất nước, quê hương.
  • Khiêm tốn biết ơn cội nguồn từ đó biết cùng bạn bè góp sức xây dựng đất nước quê hương.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án
  • Tranh ảnh, video clip về cảnh vật, con người ở Tây Nguyên
  • Bảng phụ viết sẵn các từ ngữ khó, câu dài và đoạn từ đầu đến Biến nơi đây thành « mùa tuyết »
  • Tranh ảnh video clip 1 số cảnh đẹp Việt Nam cảnh làng quê 3 miền, cảnh HS sinh sống và học tập

 

- Máy tính, máy chiếu ( nếu có)

  1. Đối với học sinh
  • SHS
  • Mang theo sách có truyện về trường học và Phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học ( nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.   Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học

b.  Cách thức tiến hành

-        GV yêu cầu HS chia nhóm hoạt động

-        GV cho HS thi kể tên các cảnh đẹp trên đất nước Việt Nam

-        GV cho HS liên hệ phỏng đoán nội dung bài học thông qua tranh minh họa

-        GV nhận xét

-        Gv giới thiệu về bài mới: Một điểm đến thú vị có phải là một bài giới thiệu địa danh điểm đến tham quan thú vị hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài đọc hôm nay nhé. Bài 2 – Một điểm đến thú vị  (tiết 1)

B.  HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: luyện đọc thành tiếng

a.    Mục tiêu: HS đọc được cả bài “ Một điểm đến thú vị”  với giọng đọc thong thả vui tươi.

b.   Cách thức tiến hành

-       GV chia HS thành nhóm nhỏ để đọc bài

-       GV đọc toàn bài với giọng thong thả vui tươi

-       GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc 1 số từ khó: Lắk, Đờ-rây Nu, nguyên sinh.

+ Cách ngắt nghỉ 1 số câu dài:

·     Không có gì thú vị hơn/khi được ngồi trên những con thuyền độc mộc,/ ngắm nhìn đàn cá bơi lượn/ và nghe tiếng nước chảy hai bên mạn thuyền.//

·     Với chiều dài trên 250 mét/ và chiều cao lên đến 30 mét,/ thác được ví/ như một bức tường nước khổng lồ//

+ Giải thích một số từ ngữ khó:

·     Mạn thuyền: hai bên hông chiếc thuyền

·     Hùng vĩ: rộng lớn, thường dùng nói về cảnh vật

-       GV yêu cầu HS chia nhóm đọc

-       GV mời 1 HS đứng dậy đọc toàn bài trước lớp

-       GV nhận xét đánh giá luyện đọc cả lớp

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a.    Mục tiêu:  HS trả lời  các câu hỏi trong bài học

b.  Cách thức tiến hành

-        GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc 1 lần nữa

-        GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:

+ Câu 1: Cây và hoa cà phê ở Tây Nguyên có đặc điểm gì?

+ Câu 2: Điều thú vị nhất khi đến thăm Hồ Lắk là gì?

+ Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy thác Đờ-rây Nu rất hùng vĩ?

+ Câu 4: Em thích điều gì ở Tây Nguyên nhất? Vì sao?

+ Câu 5; Vì sao nói “Tây Nguyên là một điểm đến thú vị trong hành trình khám phá vẻ đẹp của đất nước mến yêu?’

-        GV mời đại diện 1-2 HS đứng dậy trả lời câu hỏi

 

 

-        GV nhận xét đánh giá

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a.    Mục tiêu: HS nhắc lại được giọng đọc cả bài Một điểm đến thú vị với giọng đọc thong thả chậm rãi

b.   Cách thức tiến hành

-       GV yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc toàn bài

-       Gv đọc diễn cảm toàn bài

-       GV yêu cầu HS luyện đọc toàn bài theo nhóm

-       GV mời 1 HS khá giỏi đọc bài

-       GV nhận xét đánh giá

·      CỦNG CỐ DẶN DÒ

-       GV nhận xét tóm tắt nội dung bài đọc

-       GV nhận xét đánh giá sự tham gia của các HS. Khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở HS chưa tích cực, nhút nhát

-       GV dặn dò HS:

+ HS đọc lại bài Một điểm đến thú vị cho người thân nghe hiểu ý nghĩa bài

+ HS chuẩn bị tiết 2 nói về 1 cảnh đẹp mà em biết

 

 

 

 

-        HS chia nhóm hoạt động

-        HS thi kể tên các cảnh đẹp trên đất nước Việt Nam

-        HS liên hệ nội dung phỏng đoán

 

-        HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-    HS chia nhóm để đọc bài

 

 

-    HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-    HS đọc thầm lại bài đọc 1 lần nữa

-    Hs trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Cây và hoa cà phê tráng tinh khôi

+ Câu 2: Điểm thú vị nhất khi đế thăm hồ Đăk là nằm giữa nững dãy núi lớn dược bao phủ bởi cánh rưng nguyên sinh.

+ Câu 3: Thác có chiều dài 250m và chiêu cao 30m như 1 bức tường nước khổng lồ

+ Câu 4: Điều em thích ở Tây Nguyên đó chính là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và đẹp

+ Câu 5: Vì Tây Nguyên có rất nhiều cảnh đẹp và rất hùng vĩ

-    HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

-    HS nhắc lại giọng đọc toàn bài

-    Hs đọc toàn bài

-    Hs lắng nghe

 

 

 

 

-         Hs lắng nghe thực hiện

 

 


 

Tiết 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.    Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và khuyến khích HS nói  về tình cảm cảm xúc của mình về 1 cảnh vật.

b.   Cách thức tiến hành

-       GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT2

-       GV chia HS thành nhóm nhỏ để thảo luận

-       GV mời 1 vài HS đứng lên chia sẻ trước lớp

-       GV lắng nghe và nhận xét

Hoạt động 1: Nói và nghe

a.   Mục tiêu: HS quan sát sơ đồ và thưc hiện nội dung

b.  Cách thức tiến hành

-        GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ

-        GV yêu cầu HS xác định yêu cầu BT quan sát sơ đồ

-        GV cho HS phân vai để thực hiệ nội dung

-        GV mời 1 vài HS trình bày kết quả thực hành trước lớp

-        GV lắng nghe nhận xét đánh giá

·      CỦNG CỐ DẶN DÒ

-        GV nhận xét tóm tắt nội dung bài học

-        GV đánh sự tham gia của HS trong giờ. Khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở những HS nhút nhát, chưa tích cực

-        GV dặn dò HS:

+ Nhắc HS đọc lại bài Một điểm đến thú vị cho người thân nghe và hiểu ý nghĩa bài học

+ Chuẩn bị trước tiết 3 Viết sáng tạo

 

 

 

 

 

 

 

-        HS xác định yêu cầu BT1

-        HS chia nhóm để thảo luận

-        HS đứng lên chia sẻ trước lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

-    HS xác định yêu cầu BT1

-    HS chia nhóm thảo luận và quan sát sơ đồ

-    HS phân vai thực hiện nội dung

-    HS đứng lên trình bày kết quả

-    HS lắng nghe

 

 

 

-    HS lắng nghe thực hiện

 


 

Tiết 3

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.  HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.    Mục tiêu: TÌm ý cho đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc trước 1 cảnh đẹp

b.   Cách thức tiến hành

-        GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT1

-        GV cho HS tìm ý cho đoạn văn nói về tình cảm cảm xúc trước 1 cảnh đẹp của đất nước bằng sơ đồ tư duy đơn giản.

-        GV cho HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi

-        GV cho HS nêu ý kiến

-        GV lắng nghe nhận xét đánh giá

Hoạt động 1: Chia se tình cảm cảm xúc trước 1 cảnh đẹp của đất nước Việt Nam

a.    Mục tiêu: HS chia sẻ tình cảm cảm xúc trước 1 cảnh đẹp của đất nước.

b.   Cách thức tiến hành

-        GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT2

-        GV chia HS thành nhóm nhỏ hoặc nhóm đôi

-        GV cho HS quan sát ảnh và tên bức ảnh gợi ý để trao đổi với nhau

-        GV mời HS đứng dậy chia sẻ trước lớp

-        GV nhận xét đánh giá.

Hoạt động 2: Vận dụng

a.    Mục tiêu: HS chơi được trò chơi em là nhà sưu tầm

b.   Cách thức tiến hành

-        GV cho HS xác định yêu cầu hoạt động trò chơi  Em là nhà sưu tầm

-        GV hướng dẫn HS  thưc hiện các yêu cầu:

-        GV mời 1-2 nhóm HS chia sẻ trước lớp

-        GV nhận xét đánh giá

·      CỦNG CỐ DẶN DÒ

-        GV nhận xét tóm tắt nội dung bài học

-        GV đánh giá nhận xét thái độ của HS trong giờ học. Khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát

-        GV nhắc nhở HS:

+ Tập nói về một cảnh đẹp

+ Chuẩn bị trước bài Non xanh nước biếc

 

 

 

 

-       HS xác định yêu cầu BT1

 

 

 

-       HS lắng nghe hoạt động bằng sơ đồ tư duy

-       HS chia nhóm để thảo luận

-       HS nêu ý kiến

-       HS lắng nghe

 

 

 

 

 

-       HS xác định yêu cầu BT2

 

 

-       HS chia nhóm để hoạt động

 

-       HS quan sát ảnh để trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

-       HS xác định yêu cầu hoạt động trò chơi

-       HS thực hiện yêu cầu

-       HS chia sẻ ý kiến trước lớp

 

 

 

-       HS lắng nghe và thực hiện

 



Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 17 Bài 2: Một Điểm Đến Thú Vị . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận