Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 17 Bài 1: Hai Bà Trưng

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 1: Hai Bà Trưng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy: …./…/…

CHỦ ĐIỂM 17: ĐẤT NƯỚC MẾN YÊU ( TUẦN 30-31)

BÀI 1: HAI BÀ TRƯNG ( TIẾT 1-4)

 

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Trao đổi được về nhân vật, hành động của nhân vật có trong tranh minh họa, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp, trả lời được các câu hỏi tìm hiêu bài, hiêu được nội dung bài đọc: “VÌ yêu nước, thương dân, căm thù giặc, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc”.
  • TÌm đọc một bài thơ về đất nước, viết Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn cảm xúc của em về đất nước Việt Nam sau khi đọc bài thơ.
  • Viết đúng kiểu chữ hoa : M, N tên địa danh và câu ứng dụng
  • Mở rộng vốn từ Quê hương, đất nước tìm và phân loại được từ ngữ có nghĩa giống nhau, đặt câu, mở rộng câu với từ ngữ tìm được
  • Thi kể tên và nói về đường phố, trường học mang tên nhân vật lịch sử em biết
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng những kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  1. 3. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng ước mơ cũng như sở thích của bản thân.
  • Bồi dưỡng tình yêu đất nước, quê hương.
  • Khiêm tốn biết ơn cội nguồn từ đó biết cùng bạn bè góp sức xây dựng đất nước quê hương.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án
  • Tranh ảnh video clip một vài hình ảnh về hội khỏe Phù Đổng ngày hội đọc sách, lễ hội hoa ở nước Ý nếu có…
  • Bảng phụ hoặc máy chiếu ghi các khổ thơ.
  • Mẫu chữ viết hoa M, N (cỡ nhỏ)
  • Thẻ từ ghi sẵn một số từ ngữ cho BT chính tả, LTVC
  • Máy tính, máy chiếu ( nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SHS
  • Sách báo có văn bản thông tin về trường học và phiếu đọc sách đã ghi chép về những thông tin đã đọc
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học ( nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên
  • CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.  HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.    Mục tiêu: tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen bài học

b.   Cách thức tiến hành

-       GV yêu cầu HS chia nhóm đôi và nhóm nhỏ nói về những điều ban thấy trong tranh phỏng đoán nội dung

-       GV giới thiệu về tên chủ điểm, cho HS nói về suy nghĩ về chủ điểm Đất nước yêu mến.

-       GV giới thiệu bài mới và ghi tên bài mới. Hai Bà Trưng có phải là bài giới thiệu về hai vị anh hùng dân tộc không? Hãy tìm hiểu qua bài đọc Hai Bà Trưng tiết 1.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: luyện đọc thành tiếng

a.   Mục tiêu: HS đọc được cả bài Hai Bà Trưng Giọng người dẫn chuyện thay đổi phù hợp với nội dung thể hiện sự phẫn nộ ở đoạn đầu khi nói về tội ác của giặc ngoại xâm, tự hào ở đoạn hai khi nói về Hai Bà Trưng, phân khích, tư hào khi nói về chiến công của Hai Bà Trưng , giọng Trưng Trắc dõng dạc, dứt khoát.

b.  Cách thức tiến hành

-       GV đọc mẫu cho HS nghe 1 lượt bài Hai Bà Trưng.

-       Giọng người dẫn chuyện thay đổi phù hợp với nội dung thể hiện sự phẫn nộ ở đoạn đầu khi nói về tội ác của giặc ngoại xâm, tự hào ở đoạn hai khi nói về Hai Bà Trưng, phân khích, tư hào khi nói về chiến công của Hai Bà Trưng , giọng Trưng Trắc dõng dạc, dứt khoát.

-       GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc một số từ khó: thưở xưa, ngoại xâm, thuồng luồng, lập mưu, trẩy quân, rìu búa…

+ Cách ngắt nghỉ 1 số câu dài:

· Chúng bắt dân lên rừng/ săn thú lạ,/ xuống biển/ mò ngọc trai,/ khiến bao người thiệt mạng/ vì hổ báo,/ cá sấu,/ thuồng luồng/… KHông!//

· Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp/ để dân chúng thêm phấn khích,/ còn giặc trông thấy/ thì kinh hồn.//

+ Giải thích thêm 1 số từ ngữ khó:

· Thuồng luồng; theo truyền thuyết là loài vật hung dữ, to lớn, sống dưới sông nước, hình dạng như con rắn, thường hại người

· Võ nghệ: nghề võ, nghệ thuật đánh võ

· Lập mưu: lập ra, bày ra cách khôn khéo được tính toán kĩ để đánh lừa đối phương nhằm đạt được mục đích của mình

· Kinh hồn: hoảng sợ đến  mất tinh thần

· Phân khích: Phấn khởi do tinh thần được kích động cổ vũ

· Thành trì; bức tường lớn, dài, xung quanh một khu vực để bảo vệ khu vực nào đó…

-  GV yêu cầu HS đứng lên đọc bài

-  GV nhận xét đánh giá cách đọc bài của HS

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a.   Mục tiêu: HS có thể đọc lại toàn bộ bài và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài học

b.     Cách thức tiến hành

-  GV cho HS đọc thầm lại toàn bộ bài đọc

-  GV cho HS trả lời lần lượt các câu hỏi sau:

+ Câu 1: Giặc ngoại xâm gây ra những tội ác gì với nhân dân ta?

+ Câu 2: TÌm chi tiết cho thấy tài năng và chí lớn của Hai Bà Trưng?

+ Câu 3: Những hình ảnh nào cho thấy khí thế oai hùng của đoàn quân khởi nghĩa?

+ Câu 4: Nhân dân ta làm gì để ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng?

-  GV mời 1 vài HS đứng dậy trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  GV nhận xét đánh giá kết quả

· CỦNG CỐ DẶN DÒ

-  GV nhận xét tóm tắt lại những nội dung chính của bài học

-  GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát

-  GV nhắc nhở HS:

+ Đọc bài  Hai Bà Trưng cho người thân nghe và hiếu ý nghĩa

+ Đọc trước tiết 2

 

 

 

 

 

 

-       HS chia nhóm để hoạt động

-       HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       HS lắng nghe GV đọc mẫu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       HS đọc bài

-       HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

-       HS đọc lại toàn bộ bài đọc

-       HS chia nhóm thảo luận

-          

-          

-          

-          

-          

-          

-          

-          

-         Đại diện HS đứng dậy trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Chúng thẳng tay giết hại dân lành, bắt người dân xuống biểm mò cửa, lên rừng săn thú, cướp bóc ruộng đất…..

+ Câu 2: Hai chị em đều giỏi võ nghệ,  nuôi chí lớn giành non sông.

+ Câu 3: đoàn quân rùng rùng lên đường, giáo lao, khiên mộc, cung nỏ cuồn cuộn theo bóng vai ẩn hiện

+ Câu 4: Nhân dập lập đền thờ ghi nhớ công lao hai bà

-       HS lắng nghe

 

 

 

 

-       HS lắng nghe tiếp thu




 

Tiết 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.  HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.   Mục tiêu: HS có thể đọc lại toàn bộ bài Hai Bà Trưng và xác định được giọng đọc cả bài

b.  Cách thức tiến hành

-       GV cho HS nhắc lại giọng đọc của từng nhân vật và 1 số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài

-       GV đọc lại toàn bài Hai Bà Trưng

-       GV cho HS luyện đọc thành từng nhóm nhỏ

-       GV mời HS khá giỏi đứng dậy đọc bài

-       GV lắng nghe nhận xét đánh giá

Hoạt động 1: VIết phiếu đọc sách

a.   Mục tiêu; HS đọc ở nhà thư viện lớp hoặc thư viện trường một bài thơ về đất nước Việt Nam

b.  Cách thức tiến hành

-       GV hướng dẫn HS tìm ở thư viện lớp hoặc thư viện trường một bài về đất nước Việt Nam

-       VIết phiếu đọc sách những điều mà em nhớ: tên bài thơ, tên tác giả, tên dịa điểm, hình ảnh so sánh….

-       GV hướng dẫn HS trang trí phiếu đọc sách

Hoạt động 2: Chia sẻ Phiếu đọc sách

a.    Mục tiêu: HS chia sẻ phiếu đọc sách cho các bạn

b.  Cách thức tiến hành

-       GV chia HS thành nhóm nhỏ để hoạt động

-       GV cho HS chia sẻ Phiếu đọc sách trong nhóm hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo

-       GV nhận xét đánh giá

·     CỦNG CỐ DẶN DÒ

-       GV tóm tắt nội dung bài học

-       GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học. Khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở HS nhút nhát chưa tích cực.

-       GV dặn dò HS:

+ Đọc lại bài Hai BÀ Trưng cho người thân nghe và hiểu ý nghĩa

+ Chuẩn bị trước tiết 3: Luyện viết chữ N, M hoa và viết từ câu ứng dụng

 

 

 

 

 

 

-         HS nhắc lại giọng đọc toàn bài

-         HS lắng nghe

-         HS đứng dậy đọc bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-         HS viết Phiếu đọc sách

 

 

 

 

-         HS trang trí Phiếu đọc sách

 

 

 

 

 

-         HS chia nhóm hoạt động

 

-         HS chia sẻ Phiếu đọc sách

 

-         HS lắng nghe 

 

 

 

 

 

 

 

-         HS lắng nghe tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết 3

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.  HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.    Mục tiêu: GV nhắc lại cách viết chữ N, M hoa

b.   Cách thức tiến hành

-        GV cho HS quan sát mẫu chữ N hoa nhắc lại chiều cao độ rộng cấu tạo nét của chữ N hoa

-        GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ N hoa

-        GV cho HS viết chữ N vào bảng con

-        GV viết chữ M hoa và nhắc lại chiều cao độ rộng, cấu tạo nét của chữ M hoa

-        GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ M hoa

-        GV cho HS viết chữ N, M vào VTV

 

Hoạt động 2: Luyện viết từ ứng dụng

a.   Mục tiêu: GV cho HS đọc và tìm hiểu về từ ứng dụng Mê Linh

b.  Cách thức tiến hành

-       GV cho HS phát biểu ý nghĩa của từ ứng dụng Mê Linh ( tên một huyện ngoại thành Hà Nội. Lịch sử ghi lại sau khi đánh thắng nhà Hán, Hai Bà Trưng đóng đô tại Mê Linh có thể kết hợp với tranh ảnh hoặc bản đồ để học sinh dễ hình dung)

-       GV nhắc lại các nối từ chữ M hoa sang chữ e

-       GV viết mẫu chữ Mê Linh

-       GV cho HS viết chữ Mê Linh vào VTV

Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng

a.   Mục tiêu: HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa của câu ứng dụng

b.  Cách thức tiến hành

-       GV cho HS đọc và tìm hiểu về ý nghĩa câu ứng dụng

Thăng Long – Hà Nội đô thành

Nước non ai vẽ như tranh họa đồ

Ca dao

Câu ca dao ngợi ca và bày tỏ niềm tự hào về vẻ đẹp của kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay

-       GV cho HS viết câu ứng dụng vào VTV

-       GV nhận xét đánh giá

Hoạt động 3: Luyện viết thêm

a.   Mục tiêu: HS tìm hiểu về ý nghĩa từ Mai Thúc Loan

b.  Cách thức tiến hành

-       GV cho HS tìm hiểu và phát biểu ý nghĩa của từ Mai Thúc Loan ( 670-723) Là một vị Vua người Việt thời Bắc thuộc người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại sự chiếm đóng của nhà Đường ở nước ta vào đầu thế kỉ VIII)

-       GV cho HS tìm hiểu về ý nghĩa câu ứng dụng : Nhờ tài và chí, Hai bà Trưng dã thắng quân xâm lược.

-       GV cho HS viết nội dung luyện viết vào VTV

Hoạt động 4: Đánh giá bài viết

a.   Mục tiêu: HS có thể tự đánh giá bài của mình và của bạn

b.  Cách thức tiến hành

-       GV cho HS tư đánh giá bài của mình và bạn

-       GV nhận xét đánh giá

·      CỦNG CỐ DẶN DÒ

-       GV nhận xét tóm tắt nội dung bài học

-       GV nhận xét đánh giá sự tham gia của các HS, khen ngợi những HS tích cực chăm chỉ, nhắc nhở những HS nhút nhát còn chưa tích cực.

-       GV dăn dò HS

+ Nhắc lai cách viết chữ N, M hoa và câu từ ứng dụng

+ HS chuẩn bị trước tiết 4 Luyện từ va câu

 

 

 

 

-         HS nhắc lại chiều cao, độ rộng , cấu tạo chữ N

 

-         HS viết chữ N hoa vào bảng con

 

 

 

-         GV nhắc lại chiều cao độ rộng cấu tạo M

-         HS quan sát GV viết chữ M

-         HS lắng nghe

-         HS viết chữ N, M, vào VTV

 

 

 

 

-    HS tìm hiểu ý nghĩa của từ ứng dụng Mê Linh (tên một huyện ngoại thành Hà Nội. Lịch sử ghi lại sau khi đánh thắng nhà Hán, Hai Bà Trưng đóng đô tại Mê Linh có thể kết hợp với tranh ảnh hoặc bản đồ để học sinh dễ hình dung)

 

-    HS nối từ M hoa sang e

 

 

-    HS viết chữ ứng dụng vào VTV

 

 

 

 

 

-    HS tìm hiểu ý nghĩa câu ứng dụng

 

 

 

 

 

 

 

-    HS viết câu ứng dụng vào VTV

-    HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

-    HS tìm hiểu về ý nghĩa từ Ứng dụng

 

 

 

 

 

-    HS tìm hiểu ý nghĩa câu ứng dụng

 

-    HS viết nội dung vào VTV

 

 

 

 

 

 

-    HS lắng nghe

 

 

 

 

-    HS lắng nghe và tiếp thu

 


 

Tiết 4

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.   Mục tiêu: Mở rộng vốn từ Quê hương

b.  Cách thức tiến hành

-       GV cho HS xác định yêu cầu BT1

-       GV chia HS thành nhóm đôi

-       GV cho HS chữa bài trước lớp

-       GV nhân xét đánh giá

Hoạt động 1: Phân loại từ ngữ theo nhóm

a.   Mục tiêu: GV cho HS xác định yêu cầu BT2

b.  Cách thức tiến hành

-       GV cho HS xác định yêu cầu BT2

-       GV cho HS đọc từ trong đám mây rồi xếp vào các nhóm từ có cùng nghĩa

-       GV cho HS thống nhất kết quả trong nhóm và trước lớp

-       GV nhận xét đánh giá

Hoạt động 2: Mở rộng từ ngữ

a.   Mục tiêu: HS xác định yêu cầu BT3

b.  Cách thức tiến hành

-       GV cho Hs xác định yêu cầu BT3

-       GV cho HS tìm từ ngữ theo yêu cầu BT theo kĩ thuật Khăn trải bàn

-       GV cho HS trình bày kết quả trước lớp

 

-       GV nhận xét đánh giá kết quả

Hoạt động 3: Đặt câu

a.   Mục tiêu: HS có thể đặt câu

b.  Cách thức tiến hành

-       GV cho HS xác định yêu cầu BT4 và các câu mẫu

-       GV chia HS thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ

-       GV cho một vài HS nói trước lớp

-       GV nhận xét và cho HS viết vào VBT

-       GV cho HS đổi vở với nhau nhận xét

Hoạt động 4: Vận dụng

a.   Mục tiêu: Kể tên về các đường phố, trường học mang tên nhân vật lịch sử

b.  Cách thức tiến hành

-       HS xác định yêu cầu BT1

-       GV chia HS thành nhóm mỗi thành viên kể tên các đường phố trường học, bảo tàng, tượng đài, di tích… mang tên nhân vật lịch sử mà HS biết

-       GV nhận xét đánh giá

-       GV cho HS xác định yêu cầu BT2

-       GV cho HS nói 1-2 câu đường phố, trường học, bảo tàng,… mà mình vừa đọc

-       GV cho HS trình bày kết quả trước lớp

-       GV nhận xét đánh giá kêt quả

·     CỦNG CỐ DẶN DÒ

-       GV nhận xét tóm tắt nội dung bài học

-       GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS vào tiết học. khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở những HS còn chưa tích cực. nhút nhát.

-       GV dặn dò HS:

+ HS viết được câu từ ứng dụng và mở rộng vốn từ Quê Hương

+ HS chuẩn bị trước bài 2 Một điểm đến thú vị

 

 

 

-  HS xác định yêu cầu BT1

-  HS chia nhóm hoạt động

-  HS chữa bài

 

 

 

 

 

 

-    HS xác định yêu cầu Bt2

-    HS đọc từ trong đám mây

 

-    HS thống nhất kết quả

 

-    HS  lắng nghe

 

 

 

 

-    HS xác định yêu cầu BT3

 

-    HS sử dụng kĩ thuật KHăn trải bàn

 

-    HS lắng nghe

 

 

 

 

-    HS xác định yêu cầu BT4

-    HS thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ

-    HS đứng dây nói trước lớp

-    HS viết vào VBT

 

 

 

 

 

 

-    HS xác định yêu cầu BT1

-     HS thảo luận trong nhóm

 

 

 

 

-    HS xác định yêu cầu BT2

 

 

 

 

 

 

-    HS trình bày kết quả trước lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

-    HS lắng nghe và tiếp thu

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 17 Bài 1: Hai Bà Trưng . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận