Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 16 Bài 4: Cảnh Làng Dạ

Giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 4: Cảnh Làng Dạ được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 4: CẢNH LÀNG DẠ ( TIẾT 12-14)

I YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc:
  • Chia sẻ những điều em thấy trong bức tranh, nê được phỏng đoán của bản thân vè nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài, hiểu được nội dung bài đọc: Mặc dù thời tiết mùa đông khắc nghiệt nhưng cảnh làng Dạ vẫn đẹp và đầy sức sống.
  • Nói được câu văn có hình ảnh so sánh dựa vào từ ngữ đã cho.
  • Đọc kể Nắng phương Nam
  • Viết được đọan văn ngắn nêu tình cảm cảm xúc với 1 cảnh đẹp
  • Biết nói lời mời bạn về thăm quê hương hoặc nơi em ở
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng những kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  1. 3. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng ước mơ cũng như sở thích của bản thân.
  • Bồi dưỡng tình yêu đất nước, quê hương.
  • Khiêm tốn biết ơn cội nguồn từ đó biết cùng bạn bè góp sức xây dựng đất nước quê hương.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, trực quan, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án
  • Tranh ảnh cây hoa anh đào và một số loại cây tiêu biểu cho mùa xuân ( cúc, trạng nguyên, cát tường….); video clip vườn hoa mùa xuân cùng với các lễ hội xuân mới
  • Bảng phụ ghi đoạn từ …. Đến hết.
  • Thẻ từ ghi sữn một số từ ngữ cho bài tập, luyện từ và câu
  • Máy tính, máy chiếu ( nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SHS
  • HS mang theo sách có tuyện về cây hoa mùa xuân và phiếu đọc sách đa ghi chép về truyện đã đọc
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học ( nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên
  • CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.   HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.        Mục tiêu: tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen bài học

b.       Cách thức tiến hành

-       GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi

-       GV yêu cầu HS nói về những hình ảnh trong tranh và cảm xúc khi nhìn thấy bức tranh ấy

-       GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa, liên hệ nội dung khởi động và phỏng đoán nội dung bài học

-       GV giơi thiệu bài học mới: Cảng Làng Dạ có phải là một bài miêu tả cảnh làng Dạ không? Để trả lơi câ hỏi này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay. Bài 4: Cảnh làng Dạ - tiết 1

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: luyện đọc thành tiếng

a.    Mục tiêu: HS đọc được cả bài “ Cảnh làng Dạ”  với giọng đọc thong thả, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ tả sự khắc nghiệt của thời tiết, vẻ đẹp của thiên nhiên và sức sống mạnh mẽ của cây cối ở làng Dạ.

b.   Cách thức tiến hành

-        GV đọc mẫu toàn bài “Cảnh làng Dạ”  với giọng đọc thong thả, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ tả sự khắc nghiệt của thời tiết, vẻ đẹp của thiên nhiên và sức sống mạnh mẽ của cây cối ở làng Dạ.

-       GV chia HS thành nhóm nhỏ để đọc bài

-       GV hướng dẫn HS:

+ Cách đọc 1 số từ khó: trườn xuống, nhẵn nhụi, sạch sẽ….

+ Cách ngắt nghỉ 1 số câu dài:

·      Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống,/chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi/ trên những mái lá chít bạc trắng.//

·      Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ,/ những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng/ đang khua lao xao/ trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.//

·      Trên nền đất rắn lại giá lạnh,/ những đọt lá non vẫn đang xòe,/ vàng nhạt/ và những cây cau/ vẫn duyên dáng,/rung rinh thân mình,/tưởng như chúng sinh ra/ là để trang điểm cho làng Dạ,/thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng.//

+ Giải thich nghĩa 1 số từ khó:

·      Mưa bụi: mưa hạt rất nhỏ

·      Mái lá chít: mái nhà lợp bằng cây chít

·      Cơi: cây thân gỗ nhỏ, mọc nhiều bên sông suối ở các tỉnh miền núi phía BẮc lá có thể dùng để đánh bắt cá.

-       GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm

-       GV mời 1 HS đứng dậy đọc bài trước lớp

-       GV nhận xét đánh giá luyện đọc của cả lớp

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a.   Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài học “ Cảnh làng Dạ” rút ra được nội dung bài học.

b.  Cách thức tiến hành

-       GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc 1 lần nữa

-       GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lơi câu hỏi:

+ Câu 1: Trong đoạn văn thứ hai, điều gì báo hiệu mùa đông đã về?

+ Câu 2: Con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến?

+ Câu 3: Mỗi sự vật sau đây được tả bằng nhữn từ ngữ nào?

·        Mái lá chít

·        Hoa cải hương

·        Ngon cơi

+ Câu 4: Vì sao tác giả cho rằng những cây cau sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ?

+ Câu 5: Nói về sự thay đổi của cảnh vật nơi em ở vào một mùa trong năm?

-        GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi. Các nhóm lắng nghe nhận xét, bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-        GV nhận xét, đánh giá

 

 

 

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a.    Mục tiêu: HS luyện đọc cả bài “ Cảnh làng Dạ” với giọng đọc chậm rãi,thong thả nhấn giọng ở từ ngữ chỉ sự khắc nghiệt của thời tiết.

b.   Cách thức tiến hành

-        GV yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc của toàn bài

-        GV yêu cầu HS luyện đọc lại đoạn từ Nhưng những hàng cau làng Dạ đến hết trong nhóm

-        GV mời 1 vài HS đứng lên đọc bài

-        GV mời HS khá giỏi lên đọc bài

-        GV nhận xét đánh giá

·      CỦNG CỐ DẶN DÒ

-        GV tóm tắt nội dung bài học

-        GV nhận xét đánh giá sự tham  gia của HS trong giờ học. Khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát

-        GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Cảnh làng Dạ cho người thân nghe hiểu ý nghĩa bài đọc

+ Đọc trước tiết 2: Hoàn thành câu văn có hình ảnh so sánh

 

 

 

 

 

-       HS hoạt động nhóm để trao đổi

-       HS nói về cảm xúc khi nhìn thấy bức tranh minh họa

-       HS liên hệ nội dung khởi động

-       HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-    HS lắng nghe GV đọc mẫu toàn bài

 

 

 

-    HS chia nhóm nhỏ để thảo luận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-    HS chia nhóm để đọc bài

-    HS đứng dậy đọc bài trước lớp

-    HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

-    HS đọc lại bài 1 lần nữa

-    HS chia nhóm để thảo luận về câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-    Đại diện HS trả lời các câu hỏi:

+ Câu 1: mây trườn xuống, mưa bụi, hoa cải vàng hoe….

+ Câu 2: Con suối khi mùa đông đến đã thu mình lại phô những sỏi cuộn nhẵn nhụi sạch sẽ. mặt nước còn sót lại vài chú nhện chân dài

+ Câu 3:

Mái lá chít: bạc trắng

Hoa cải hương: vàng hoe

Ngọn cơi: già nua, chiếc lá còn xót lại lao xao

+ Câu 4: Vì mùa đông đến cau không bị tàn mà còn trở nên đẹp và cuốn hút hơn

+ Câu 5: HS tự liên hệ

-    HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

-    HS nhắc lại giọng đọc cả bài

-    HS đọc lại cả bài

 

 

 

 

 

-         Hs lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

-         HS lắng nghe tiếp thu



Tiết 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.   HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.   Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và hướng dẫn HS hoàn thành câu văn có hình ảnh so sánh.

b.  Cách thức tiến hành

-       GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT2

-       GV cho HS tìm từ so sánh ( như, giống, giống như….) cùng những hình  ảnh so sánh phù hợp với màu sắc đám mây, hình dáng  của con suối, dáng hình và sắc màu rặng cây.

-       GV chia HS thành nhóm nhỏ để làm bài tập

-       GV mời 1 vài nhóm HS đứng lên nói trước lớp

-       GV nhận xét đánh giá 

B.  HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:  kể lại từng đoạn câu chuyện

a.   Mục tiêu: HS có thể kể lại từng đoạn câu chuyện

b.  Cách thức tiến hành

-        GV cho HS quan sát ghi chép tình tiết chính, quan sát từng bức tranh, nhớ lại nội dung từng đoạn truyện trong bài để kể nối tiếp từng đoạn trong câu chuyện

-        GV có thể tăng sự sáng tạo của HS bằng cách thêm vào từng đoạn của câu chuyện một vài chi tiết nhỏ.

-        GV mời 1 vài nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện trước lớp

-        Gv nhận xét đánh giá

Hoạt động 2: Phân vai kể lại toàn bộ câu chuyện

a.    Mục tiêu: HS có thể phân vai kể lại toàn bộ câu chuyện Nắng Phương Nam

b.   Cách thức tiến hành

-       GV cho HS xác định yêu cầu bài tập 2

-       GV chia HS thành nhóm nhỏ để hoạt động

-       GV cho HS phân vai trong nhóm để kể chuyện

-       GV mời 1 nhóm HS kể phân vai trước lớp

-       GV nhận xét đánh giá kết quả

·     CỦNG CỐ DẶN DÒ

-       GV nhận xét tóm tắt lại nội dung chính của bài học

-       GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở động viên những HS còn chua tích cực, nhút nhát.

-       GV nhắc nhở HS;

+ HS đọc lại bài Cảnh làng Dạ cho người thân nghe và hiếu ý nghĩa của bài

+ Chuẩn bị trước tiết 3 Viết sáng tạo

 

 

 

 

 

 

 

-        HS xác định yêu cầu BT2

 

 

 

 

 

 

-        HS lắng nghe

 

-        HS đứng dậy chia sẻ trước lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-        HS quan sát và nhớ lại từng nội dung để kể chuyện

 

 

 

 

-        HS đứng dậy kể nối tiếp

-        HS lắng nghe đánh giá

 

 

 

 

 

-        HS xác định yêu cầu BT2

-        HS hoạt động theo nhóm

-        HS phân vai trong nhóm để kể chuyện

 

-        HS phân vai dậy chia sẻ trươc lớp

-        HS lắng nghe

 

 

 

 

 

-         HS lắng nghe và tiếp thu

 

 


 

Tiết 3

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.              HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a.    Mục tiêu: HS có thể chia sẻ tình cảm cảm xúc trước một cảnh đẹp

b.   Cách thức tiến hành

-       GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT1

-       GV chia HS thành nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để nói về tình cảm , cảm xúc trước một cảnh đẹp quê hương

-       GV mời 1 vài HS đứng dậy chia sẻ trước lớp

-       GV nhận xét đánh giá kết quả

Hoạt động 2: Viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm cảm xúc trước một cảnh đẹp

a.   Mục tiêu: HS có thể viết được đoạn văn để nêu tình cảm cảm xúc trước một cảnh đẹp

b.  Cách thức thực hiện

-       GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu BT2

-       GV cho HS viết các nội dung đã nói vào VBT

-       GV mời HS đứng dậy nói trước lớp

-       GV nhận xét đánh giá kết quả

Hoạt động 3: Hoàn chỉnh trang trí và trưng bày kết quả

a.   Mục tiêu: HS hoàn thành trang trí bài viết

b.  Cách thức tiến hành

-       GV cho HS xác định bài tập 3

-       GV cho HS đọc lại bài, phát hiện lỗi chính tả, lỗi dùng từ,….

-       GV cho HS trang trí đơn giản cho bài viết

-       GV cho HS trưng bày bài viết bằng kỹ thuật Phòng tranh trong nhóm

-       GV cho HS tham quan Phòng tranh và đọc một bài viết mà em thích

Hoạt động 3: Vận dụng

a.    Mục tiêu: Nói lời mời bạn về thăm quê hương hoăc nơi em ở

b.   Cách tiến hành

-       GV cho HS xác định yêu cầu của hoạt động vận dụng

-       GV hướng dẫn HS cách thực hiện, dựa trên 1 số gợi ý:

·     Quê hương em ở đâu?

·     Em sẽ nói lời mời bạn về thăm quê hoặc nơi ở của mình thế nào?

·     Em sẽ giới thiệu với bạn những gì về quê em hoặc nơi em ở?

-       GV mời 1 đại diện nhóm đứng dậy nói lời mời trước lớp

-       GV nhận xét đánh giá nội dung

·      CỦNG CỐ DẶN DÒ

-       GV nhận xét tóm tắt nội dung bài học

-       GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực, nhắc nhở động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát

-       GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại toàn bộ bài Cảnh làng Dạ cho người thân nghe và hiếu ý nghĩa

+ HS chuẩn bị trước chủ điểm 14 Đất nước mến yêu.

 

 

 

 

 

 

-       HS xác định yêu cầu BT1

-       HS hoạt động nhóm đôi để nói về tình cảm cảm xúc trước một cảnh đẹp

-       HS đứng dậy chia sẻ

 

 

 

 

 

 

 

-    HS xác định yêu cầu BT2

 

-    HS viết nội dung đã nói vào VBT

 

 

-    HS đứng dậy nói trước lớp

 

 

 

 

 

 

 

-    HS xác định yêu cầu BT3

-    HS đọc bài soát lỗi

-    HS trang trí bài viết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-    HS xác định yêu cầu BT vận dụng

-    HS thực hiện trả lời câu hỏi gợi ý

 

 

 

 

 

 

 

 

-    HS đứng dậy trả lời

-    HS lắng nghe

 

 

 

-    HS lắng nghe và tiếp thu



Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng Việt 3 CTST Chủ đề 16 Bài 4: Cảnh Làng Dạ . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tiếng việt 3 CTST. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận