Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 1. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

BÀI 8. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CHẤT XÚC TÁC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Tốc độ phản ứng là

  1. Đại lượng đặc trưng cho sự tỏa nhiệt, thu nhiệt của phản ứng hóa học.

  2. Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên thể tích của phản ứng hóa học.

  3. Đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi áp suất của phản ứng hóa học.

  4. Đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học.

 

Câu 2: Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

  1. Nồng độ

  2. Nhiệt độ

  3. Khối lượng

  4. Cả A và B

 

Câu 3: Trong các yếu tố sau đây, yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là

  1. Nồng độ

  2. Nhiệt độ

  3. Khối lượng

  4. Cả A và B

 

Câu 4: Nồng độ có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?

  1. Nồng độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.

  2. Nồng độ tăng, tốc độ phản ứng giảm.

  3. Nồng độ tăng, tốc độ phản ứng không thay đổi.

  4. Nồng độ không đổi, tốc độ phản ứng bằng 0.

 

Câu 5: Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?

  1. Nhiệt độ giảm, tốc độ phản ứng giảm.

  2. Nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.

  3. Nhiệt độ thay đổi không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

  4. Nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng bằng 0.

 

Câu 6: Diện tích bề mặt càng lớn thì tốc độ phản ứng

  1. Càng chậm.

  2. Không đổi

  3. Càng nhanh

  4. Không thể xác định được.

 

Câu 7: Nhận định nào không đúng khi nói về chất xúc tác?

  1. Chất xúc tác có vai trò làm tăng tốc độ phản ứng

  2. Sau phản ứng chất xúc tác vẫn giữ nguyên về khối lượng.

  3. Sau phản ứng chất xúc tác vẫn giữ nguyên về tính chất hóa học.

  4. Chất xúc tác cũng tham gia trực tiếp vào quá trình phản ứng hóa học.

 

Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất càng nhỏ thì phản ứng xảy ra càng dễ.

  2. Phản ứng hóa học nào cũng phải cần chất xúc tác.

  3. Có phản ứng hóa học phải đun liên tục suốt thời gian phản ứng.

  4. Phản ứng hóa học nào cũng cần phải đun nóng để khơi mào phản ứng.

 

Câu 9: Chất xúc tác là

  1. Chất ức chế phản ứng hóa học

  2. Chất bị biến đổi sau khi phản ứng hóa học kết thúc.

  3. Chất kích thích phản ứng xảy ra.

  4. Chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và vẫn giữ nguyên không biến đổi sau khi phản ứng kết  thúc.

 

Câu 10: Nhiệt độ tăng sẽ làm cho

  1. Các nguyên tử hay phân tử chất phản ứng chuyển động nhanh hơn, gia tăng sự va chạm

  2. Các nguyên tử hay phân tử chuyển động chậm hơn

  3. Nguyên tử, phân tử đứng yên

  4. Nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn loạn, có thể phát nổ và tỏa nhiều nhiệt

 

Câu 11: Tốc độ phản ứng sẽ tăng lên nếu

  1. Khối lượng chất tham gia càng lớn

  2. Càng có nhiều chất khí tham gia vào phản ứng

  3. Tăng diện tích bề mặt của chất tham gia

  4. Tăng hiệu suất của phản ứng

 

Câu 12: Có thể tăng diện tích bề mặt của chất tham gia bằng cách

  1. Nghiền nhỏ

  2. Đập phẳng

  3. Cắt thành nhiều mảnh

  4. Cả A, B, C

 

Câu 13: Sau phản ứng, chất xúc tác 

  1. Không bị thay đổi cả về chất và lượng

  2. Tăng khối lượng

  3. Giảm khối lượng

  4. Biến đổi thành chất khác

 

Câu 14: Chất xúc tác có vai trò quan trọng đối với 

  1. Quá trình hô hấp ở thực vật

  2. Phản ứng tự tổng hợp chất dinh dưỡng ở động vật

  3. Chất xúc tác không có ứng dụng trong thực tiễn

  4. Nhiều phản ứng sinh hóa

 

Câu 15: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

  1. Không có ứng dụng thực tiễn

  2. Nếu được vận dụng một cách thích hợp sẽ tăng hiệu quả các hoạt động trong đời sống và sản xuất

  3. Làm tăng giá thành của các sản phẩm

  4. Gây tốn kèm trong sản xuất

 

 

  • THÔNG HIỂU (7 câu)

 

Câu 1: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

  1. Đốt trong lò kín.

  2. Xếp củi chặt khít.

  3. Thổi hơi nước.

  4. Thổi không khí khô.

 

Câu 2: Cho iron phản ứng với chlohidric acid. Phản ứng xảy ra dễ nhất khi iron ở dạng nào sau đây?

  1. Dạng viên nhỏ.

  2. Dạng bột.

  3. Dạng tấm mỏng.

  4. Dạng dây.

 

Câu 3: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ rượu ?

  1. Chất xúc tác.

  2. Áp suất.

  3. Nồng độ.

  4. Nhiệt độ.

 

Câu 4: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi đập nhỏ đá vôi trước khi cho vào lò nung?

  1. Chất xúc tác.

  2. Diện tích tiếp xúc.

  3. Nồng độ.

  4. Nhiệt độ.

 

Câu 5: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi  cây đóm cháy trong oxygen nhanh hơn cháy trong không khí?

  1. Chất xúc tác.

  2. Diện tích tiếp xúc.

  3. Nồng độ.

  4. Nhiệt độ.

 

Câu 6: Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có sự tham gia của

  1. Chất lỏng

  2. Chất rắn

  3. Chất khí

  4. Cả rắn, lỏng, khí.

 

Câu 7: Than tổ ong thường có nhiều lỗ rỗng vì

  1. Để tăng nhiệt độ của than

  2. Để giảm khối lượng than trên một viên, bán than có lãi hơn

  3. Để tăng diện tích tiếp xúc của than với không khí

  4. Tăng áp suất của lò

 

 

  • VẬN DỤNG ( 5 câu)

 

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này.

  2. Trong quá trình sản xuất rượu từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu.

  3. Một chất xúc tác có thể xúc tác cho tất cả các phản ứng.

  4. Có thể dùng chất xúc tác để làm giảm tốc độ của phản ứng.

 

Câu 2: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây

  1. Đập nhỏ than trước khi đưa vào bếp làm than khó bén lửa.

  2. Sulfur tác dụng với iron tạo ra iron (III) sulfide.

  3. Nghiền nhỏ vừa phải đá vôi giúp phản ứng nung vôi diễn ra dễ dàng hơn.

  4. Thêm chất xúc tác MnO2 vào quá trình nhiệt phân KClO3 sẽ làm giảm lượng O2 thu được.

 

Câu 3: Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học mà không cần phải đun nóng?

  1. Sulfur tác dụng với iron.

  2. Phân hủy đường thành than.

  3. Zinc tác dụng với chlohidric acid.

  4. Than cháy trong không khí.

 

Câu 4: Tốc độ của phản ứng tăng bao nhiêu lần nếu tăng nhiệt độ từ 200oC đến 240oC, biết rằng khi tăng 10oC thì tốc độ phản ứng tăng 2 lần.

  1. 2 lần

  2. 4 lần

  3. 8 lần

  4. 16 lần

 

Câu 5: Để chiếc đinh số 1 ngâm trong nước cất và chiếc đinh số 2 ngâm trong nước muối. Sau một khoảng thời gian ta thấy

  1. Đinh 1 gỉ nhiều hơn đinh 2

  2. Đinh 2 gỉ nhiều hơn đinh 1

  3. 2 đinh gỉ như nhau

  4. 2 đinh không gỉ

 

 

  • VẬN DỤNG CAO (3 câu)

 

Câu 1: Vì sao trong quá trình sản xuất gang, người ta lại dùng không khí nóng, nén để thổi lò nhằm đốt cháy than cốc. Biết rằng với quá trình sử dụng không khí nén, nóng nhằm thổi vào phản ứng trong lò cao

C + O2 CO2

C + O2 CO

FeO + CO Fe + CO2

  1. Để tăng nồng độ khí O2 và tăng nhiệt độ, giúp gia tăng tốc độ phản ứng

  2. Để tăng chất xúc tác cho phản ứng

  3. Để tăng nồng độ khí O2 giúp làm giảm tốc độ phản ứng

  4. Để sản phẩm tạo ra có giá cao hơn



Câu 2: Vì sao trong quá trình sản xuất xi măng, người ta lại nghiền các nguyên liệu trước khi cho vào lò nung nhằm sản xuất clinke?

  1. Để tăng nồng độ của các nguyên liệu, giúp tăng hiệu suất

  2. Để tăng diện tích tiếp xúc của các nguyên liệu, giúp tăng tốc độ phản ứng

  3. Để tăng nhiệt độ, làm giảm tốc độ phản ứng

  4. Thêm chất xúc tác, giúp tăng hiệu suất của phản ứng

 

Câu 3: Cho 6g hạt zinc vào một cốc chứa dung dịch H2SO4 4M dư ở nhiệt độ thường. Nếu vẫn giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ tăng thể tích của dung dịch H2SO4 4M lên gấp 2 lần ban đầu, tốc độ phản ứng sẽ

  1. Tăng lên

  2. Giảm xuống

  3. Tăng lên trong một thời gian ngắn sau đó giảm đến khi phản ứng kết thúc

  4. Không thay đổi

 

B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. D

2. D

3. C

4. A

5. B

6. C

7. D

8. C

9. D

10. A

11. C

12. D

13. A

14. D

15. B

 

  1. THÔNG HIỂU

1. D

2. B

3. A

4. B

5. C

6. B

7. C

 

  1. VẬN DỤNG

1. B

2. C

3. C

4. D

5. B

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. A

2. B

3. D

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác trắc nghiệm KHTN 8 chân trời sáng tạo, Bộ đề trắc nghiệm KHTN 8 CTST
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận