Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 13: Muối

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 13: Muối. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 2. MỘT SỐ HỢP CHẤT VÔ CƠ. THANG PH

BÀI 13. MUỐI

A. TRẮC NGHIỆM

  1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Khái niệm đúng về muối là

  1. Muối là hợp chất được tạo thành từ sự thay thế ion OH- trong base bằng ion kim loại hoặc ion ammonium.

  2. Muối là hợp chất được tạo thành từ sự thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium.

  3. Muối là hợp chất được tạo thành từ sự thay thế ion OH- của base bằng ion phi kim

  4. Muối là hợp chất được tạo thành từ sự thay thế ion H+ của acid bằng ion ammonium.

 

Câu 2: Công thức phân tử của muối gồm

  1. Cation kim loại và anion gốc acid

  2. Cation kim loại và anion phi kim

  3. Anion phi kim và anion gốc acid

  4. Cation kim loại và cation phi kim

 

Câu 3: Đâu là cách gọi tên của muối?

  1. Tên kim loại + tên gốc acid.

  2. Tên gốc acid + tên kim loại.

  3. Tên kim loại + hóa trị (kim loại nhiều hóa trị) + tên gốc acid.

  4. Tên phi kim + hóa trị (phi kim nhiều hóa trị) + tên gốc acid.

 

Câu 4:  Gốc acid =S có tên gọi là

  1. Sulfate

  2. Hydrogensunfide

  3. Sulfide

  4. Sulfite

 

Câu 5: Nhận định nào sau đây không chính xác?

  1. Các muối của kim loại K, Na đều tan được trong nước.

  2. Các muối ammonium đều tan trong nước.

  3. Các muối của gốc acid -NO3 đều tan trong nước.

  4. Các muối của gốc acid =CO3 đều không tan trong nước.

 

Câu 6: Sản phẩm của dung dịch muối phản ứng với kim loại là

  1. Acid và base

  2. Muối mới và acid

  3. Muối mới và kim loại mới

  4. Muối mới và base.

 

Câu 7: Sản phẩm của muối phản ứng với dung dịch acid là

  1. Muối mới và acid mới.

  2. Muối mới và base mới.

  3. Muối mới và kim loại mới.

  4. Acid mới và base mới.

 

Câu 8: Sản phẩm của muối phản ứng với base là

  1. Muối mới và acid mới

  2. Muối mới và base mới

  3. Muối mới và kim loại mới

  4. Hai muối mới

 

Câu 9: Sản phẩm của dung dịch muối tác dung với dung dịch muối là

  1. Muối mới và acid mới.

  2. Muối mới và base mới.

  3. Muối mới và kim loại mới.

  4. Hai muối mới.

 

Câu 10: Điều kiện để 2 dung dịch muối có thể phản ứng với nhau là

  1. Có ít nhất 1 muối mới không tan trong nước. 

  2. Có ít nhất một muối mới là chất khí

  3. Cả hai muối mới bắt buộc không tan hoặc ít tan.

  4. Các muối mới đều là muối tan.

 

Câu 11: Muối ăn được sản xuất từ

  1. Dùng NaOH phản ứng với HCl.

  2. Mỏ muối hoặc nước biển

  3. Điện phân nước biển

  4. Dùng Na2SO4 tác dụng với BaCl2

 

Câu 12: Đâu không phải tính chất hóa học của muối

  1. Phản ứng với kim loại

  2. Phản ứng với phi kim

  3. Phản ứng với base

  4. Phản ứng với acid

 

Câu 13: Tên của muối Na2SO4

  1. sodium sulfate

  2. sodium sulfua

  3. disodium tetrasufur

  4. sodium(I) sulfate

 

Câu 14:  Phản ứng biểu diễn đúng sự nhiệt phân của muối calcium carbonate

  1. 2CaCO3 → 2CaO + CO + O2

  2. 2CaCO3→ 3CaO + CO2

  3. CaCO3→ CaO + CO2

  4. 2CaCO3→ 2Ca + CO2+ O2

 

Câu 15: Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là

  1. dung dịch NaOH

  2. dung dịch HCl

  3. dung dịch AgNO3

  4. dung dịch BaCl2

 

Câu 16: Một số hợp chất vô cơ có thể chuyển hóa cho nhau bằng các__________

  1. Quá trình tự tổng hợp chất dinh dưỡng

  2. Quá trình hô hấp

  3. Quá trình quang hợp

  4. Quá trình hóa học

 

Câu 17: Tùy thuộc vào khả năng tan trong nước của muối, ta có

  1. Muối tan

  2. Muối không tan

  3. Muối ít tan

  4. Cả A, B, C

 

Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, muối có thể được điều chế từ các phản ứng của

  1. Oxide trung tính và dung dịch kiềm

  2. Oxide base và dung dịch acid

  3. Copper và dung dịch HCl

  4. Oxide acid và base không tan

 

Câu 19: Quy luật của phản ứng giữa kim loại và muối là kim loại mạnh đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối. Kim loại ở mạnh ở đây phải

  1. Là kim loại quý

  2. Là kim loại hiếm

  3. Không tan trong nước

  4. Tan tốt trong nước

 

Câu 20: Cách gọi tên muối của ammonium là

  1. Ammonium + tên gốc acid

  2. Ammonium + tên gốc base

  3. Ammonium + tên gốc oxide

  4. Ammonium + tên gốc muối

 

 

  • THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1: Trong các dung dịch sau, chất nào phản ứng được với dung dịch BaCl2?

  1. AgNO3

  2. HCl

  3. HNO3

  4. NaNO3

 

Câu 2: Dung dịch muối CuSO4 có thể phản ứng với dãy chất
A. CO2, NaOH, H2SO4, Fe

  1. H2SO4, AgNO3, Ca(OH)2, Al

  2. NaOH, BaCl2, Fe, H2SO4

  3. NaOH, BaCl2, Fe, Al

 

Câu 3: Trộn 2 dung dịch muối nào sau đây sẽ không xuất hiện kết tủa?

  1. BaCl2, Na2SO4.

  2. Na2CO3, CaCl2.

  3. BaCl2, AgNO3.

  4. NaCl, K2SO4.

 

Câu 4: Cho Na2CO3 vào từng dung dịch NaCl, BaCl2, Ba(NO3)2, Ca(NO3)2. Số phản ứng xảy ra là 

  1. 1

  2. 2

  3. 3

  4. 4

 

Câu 5: Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch?

  1. BaCl2, KCl.

  2. KCl, Na2SO4

  3. CaCl2, K2CO3.

  4. ZnSO4, H2SO4

 

Câu 6: Cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch là

  1. CuCl2và AgNO3

  2. NaNO3và Na2SO3

  3. H2SO4 và CaCl2

  4. H2SO4và BaCl2

 

Câu 7: Nhỏ dung dịch sodium hydroxide vào ống nghiệm chứa dung dịch copper (II) chloride. Xuất hiện

  1. Kết tủa nâu đỏ

  2. Kết tủa trắng

  3. Kết tủa xanh

  4. Kết tủa nâu vàng

 

Câu 8: Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là        

  1. Có kết tủa trắng

  2. Có khí thoát ra

  3. Có kết tủa nâu đỏ

  4. Kết tủa màu xanh

 

Câu 9: Dãy muối tác dụng với dung dịch sulfuric acid loãng là

  1. Na2CO3, Na2SO3, HCl

  2. CaCO3, Na2SO3, BaCl2

  3. CaCO3, H2SO4, MgCl2

  4. BaCl2, NaOH, Cu(NO3)2

 

Câu 10: Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong 1 dung dịch (do có phản ứng với nhau)?

  1. NaOH, CuSO4

  2. KCl, Na2SO4

  3. CaCl2, NaNO3

  4. ZnSO4, H2SO4

 

 

  • VẬN DỤNG (7 câu)

 

Câu 1: Khi cho 200 gam dung dịch Na2CO3 10,6% vào dung dịch HCl dư, khối lượng khí sinh ra là

  1. 8 gam

  2. 8,8 gam

  3. 10,2 gam

  4. 12 gam

 

Câu 2: Thêm từ từ 300ml dung dịch H2SO4 1M vào li đựng 1 muối carbonate của kim loại hóa trị I, cho tới khi vừa thoát hết khí CO2 thì thu được dung dịch muối sunfate có khối lượng 52,2g. Công thức của muối carbonate là

  1. Na2CO3

  2. Ag2CO3

  3. Li2CO3

  4. K2CO3

 

Câu 3: Cho 200 g dung dịch BaCl2 5,2% tác dụng với 58,8 g dung dịch H2SO4 20%. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là

  1. 23,3g

  2. 11,65g

  3. 27,96g

  4. 13,98g

 

Câu 4: Cho 500 ml dung dịch NaCl 2M tác dụng với 600 ml dung dịch AgNO3 2M. Khối lượng kết tủa thu được là

  1. 142 gam

  2. 143,5 gam 

  3. 145gam

  4. 135 gam

 

Câu 5: Khi nung 30 gam hỗn hợp CaCOvà MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Thành phần phần trăm theo khối lượng của CaCO3 trong hỗn hợp ban đầu là

  1. 20,1%

  2. 30%

  3. 32,5%

  4. 28,41%

 

Câu 6: Dung dịch ZnSO4 bị lẫn tạp chất CuSO4. Kim loại nào sau đây làm sạch dung dịch?

  1. Zn

  2. Fe

  3. Al

  4. Cu

 

Câu 7: Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng

  1. Quỳ tím

  2. Dung dịch Ba(NO3)2

  3. Dung dịch AgNO3

  4. Dung dịch KOH

 

 

  • VẬN DỤNG CAO (3 câu)

 

Câu 1: Cho 3,9 gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và K2SOtác dụng với 200 ml dung dịch HCl, ta thu được một hỗn hợp khí A có tỉ khối hơi so với methane (CH4) là 3,583 và dung dịch B. Để trung hòa lượng acid còn dư trong dung dịch B ta phải dùng hết 100 ml dung dịch Ba(OH)0,2M. Phần trăm Na2CO3 trong hỗn hợp ban đầu là

  1. 60,5%

  2. 64%

  3. 25,14%

  4. 35,4%

 

Câu 2: Trộn dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH. Lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị m là

  1. 8 gam

  2. 4 gam

  3. 6 gam

  4. 12 gam

 

Câu 3: Cho các muối A, B, C, D là các muối (không theo tự) CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Biết rằng A không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó, B không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó; C không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt; D rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao. A, B, C và D lần lượt là

  1. Pb(NO3)2, NaCl, CaCO3, CaSO4.

  2. NaCl, CaSO4, CaCO3, Pb(NO3)2.

  3. CaSO4, NaCl, Pb(NO3)2, CaCO3.

  4. CaCO3, Pb(NO3)2, NaCl, CaSO4.

 

B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. B

2. A

3. C

4. C

5. D

6. C

7. A

8. B

9. D

10. A

11. B

12. B

13. A

14. C

15. A

16. D

17. D

18. B

19. C

20. A

 

  1. THÔNG HIỂU

1. A

2. D

3. D

4. C

5. C

6. B

7. C

8. C

9. B

10. A

 

  1. VẬN DỤNG

1. B

2. D

3. B

4. B

5. D

6. A

7. D

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. C

2. A

3. A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 13: Muối trắc nghiệm KHTN 8 chân trời sáng tạo, Bộ đề trắc nghiệm KHTN 8 CTST
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 13: Muối . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận