Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 20: Đòn bẩy

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 20: Đòn bẩy. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 3. KHỐI LƯỢNG RIÊNG, ÁP SUẤT VÀ MOMENT LỰC

BÀI 20. ĐÒN BẨY

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Dụng cụ nào sau đây không phải một ứng dụng của đòn bẩy khi sử dụng nó

  1. Cái kéo

  2. Cái búa đinh nhỏ

  3. Cái cưa

  4. Đồ cắt móng tay

 

Câu 2: Chọn phát biểu không đúng khi nói về tác dụng của đòn bẩy

  1. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật

  2. Tác dụng của đòn bẩy là tăng thể tích của vật

  3. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật

  4. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực

 

Câu 3: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?

  1. Cái kéo      

  2. Cái kìm

  3. Cái cưa      

  4. Cái mở nút chai

 

Câu 4: Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy ?

  1. Cầu trượt

  2. Đẩy xe lên nhà bằng tấm ván

  3. Bánh xe ở đỉnh cột cờ

  4. Cây bấm giấy

 

Câu 5: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

  1. Cân Robecvan      

  2. Cân đồng hồ

  3. Cần đòn      

  4. Cân tạ

 

Câu 6: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

  1. Cái cầu thang gác

  2. Mái chèo

  3. Thùng đựng nước

  4. Quyển sách nằm trên bàn

 

Câu 7: Đòn bẩy là

  1. Một thanh cứng có thể quay quanh một trục xác định gọi là điểm tựa

  2. Một khối khí chuyển động xung quanh điểm tựa

  3. Một thanh kim loại chuyển động quanh lực tác dụng

  4. Một thanh làm bằng gỗ có thể tự chuyển động

 

Câu 8: Điểm tựa còn được gọi là

  1. Trục quay

  2. Trọng lượng của vật cần nâng

  3. Điểm đặt

  4. Lực tác dụng

 

Câu 9: Tùy theo thứ tự sắp xếp về điểm tựa, điểm đặt của trọng lượng và điểm đặt của lực tác dụng, người ta chia đòn bẩy thành mấy loại?

  1. 1 loại

  2. 2 loại

  3. 3 loại

  4. 4 loại

 

Câu 10: Các loại đòn bẩy bao gồm

  1. Đòn bẩy loại 1, đòn bẩy loại 2, đòn bẩy loại 3

  2. Đòn bẩy chất rắn, đòn bẩy chất lỏng, đòn bẩy chất khí

  3. Đòn bẩy vĩnh cửu và đòn bẩy tạm thời

  4. Đòn bẩy một phần và đòn bẩy toàn phần

 

Câu 11: Người ta phân loại đòn bẩy dựa vào

  1. Điểm tựa

  2. Điểm đặt của trọng lượng

  3. Điểm đặt của lực tác dụng

  4. Cả A, B, C

 

Câu 12: Đòn bẩy có thể

  1. Làm thay đổi hướng tác dụng của lực

  2. Làm tăng lực

  3. Làm giảm lực

  4. Cả A, B, C

 

Câu 13: Phát biểu không đúng về đòn bẩy là

  1. Đòn bẩy làm thay đổi hướng tác dụng của lực

  2. Đòn bẩy giúp tăng khối lượng của vật

  3. Đòn bẩy có thể làm tăng, giảm lực tùy mục đích sử dụng

  4. Cả A và C

 

Câu 14: Trong cơ thể người, xương đóng vai trò

  1. Là thanh của đòn bẩy

  2. Là điểm tựa của đòn bẩy

  3. Là lực của đòn bẩy

  4. Là trọng lượng của cả cơ thể

 

Câu 15: Trong cơ thể người, các khớp nối của xương đóng vai trò

  1. Là thanh của đòn bẩy

  2. Là điểm tựa của đòn bẩy

  3. Là lực của đòn bẩy

  4. Là trọng lượng của cả cơ thể

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta sử dụng

  1. Ròng rọc cố định

  2. Mặt phẳng nghiêng

  3. Đòn bẩy

  4. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy

 

Câu 2: Trong trường hợp nào sau đây chúng ta sử dụng đòn bẩy?

  1. Chuyển vật liệu xây dựng lên tầng cao

  2. Nâng phần sau xe máy để sửa chữa bánh xe

  3. Tháo gỡ thùng hàng trên xe tải lớn

  4. Treo cờ hoặc tháo cờ ở trên cột cao

 

Sử dụng hình ảnh sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 3 – câu 7

 

Câu 3: Trong hình trên, O là

  1. Điểm tựa

  2. Điểm đặt của trọng lượng

  3. Điểm đặt của lực tác dụng

  4. Trọng lượng của vật

 

Câu 4: Trong hình trên, O1

  1. Điểm tựa

  2. Điểm đặt của trọng lượng

  3. Điểm đặt của lực tác dụng

  4. Trọng lượng của vật

 

Câu 5: Trong hình trên, O2

  1. Điểm tựa

  2. Điểm đặt của trọng lượng

  3. Điểm đặt của lực tác dụng

  4. Trọng lượng của vật

 

Câu 6: Trong hình trên, F1

  1. Điểm tựa

  2. Điểm đặt của trọng lượng

  3. Lực tác dụng

  4. Trọng lượng 

 

Câu 7: Trong hình trên, F2

  1. Điểm tựa

  2. Điểm đặt của trọng lượng

  3. Lực tác dụng

  4. Trọng lượng 

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?

  1. Khoảng cách OO1> OO2

  2. Khoảng cách OO1= OO2

  3. Khoảng cách OO1< OO2

  4. Khoảng cách OO1= 2OO2

 

Câu 2: Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?

  1. Khi OO2< OO1 thì F2 < F1

  2. Khi OO2= OO1 thì F2 = F1

  3. Khi OO2> OO1 thì F2 < F1

  4. Khi OO2> OO1 thì F2 > F1

 

Câu 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

  1. nhỏ hơn, lớn hơn

  2. nhỏ hơn, nhỏ hơn

  3. lớn hơn, lớn hơn

  4. lớn hơn, nhỏ hơn

 

Câu 4: Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi

  1. Khoảng cách OO1=OO2

  2. Khoảng cách OO1>OO2

  3. Khoảng cách OO< OO2

D.Tất cả đều sai

 

Câu 5: Quan sát người công nhân đang đẩy chiếc xe cút kít, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu như sau

Theo tôi, đó là đòn bẩy loại 1- Bình nói

Mình nghĩ khác, phải là đòn bẩy loại 3 mới đúng – Lan nói

Sao lại là 3? Lực tác dụng ở ngoài cùng thì phải là loại 2 mới đúng chứ! – Chi nói

  1. Chỉ có Bình đúng

  2. Chỉ có Lan đúng

  3. Chỉ có Chi đúng

  4. Cả 3 bạn đều sai

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20 kg, thùng thứ hai nặng 30 kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?

  1. OO1= 90 cm, OO2 = 90 cm

  2. OO1= 90 cm, OO2 = 60 cm

  3. OO1= 60 cm, OO2 = 90 cm

  4. OO1= 60 cm, OO2 = 120 cm

 

Câu 2: Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có

  1. O2O = O1O

  2. O2O > 4O1O

  3. O1O > 4O2

  4. 4O1O > O2O > 2O1

 

Câu 3: Cho các vật sau

(1) Mái chèo thuyền

(2) Đẩy xe cút kít

(3) Kéo cắt giấy

(4) Trò chơi bập bênh

Phát biểu đúng là

  1. Chỉ có (1) là đòn bẩy loại 1

  2. Chỉ có (2) và (3) là đòn bẩy loại 2

  3. (2); (3); (4) là đòn bẩy loại 3

  4. (1); (3); (4) là đòn bẩy loại 1

 

B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. C

2. B

3. C

4. D

5. B

6. B

7. A

8. A

9. C

10. A

11. D

12. D

13. B

14. A

15. B

 

  1. THÔNG HIỂU

1. C

2. D

3. A

4. B

5. C

6. D

7. C

 

  1. VẬN DỤNG

1. C

2. C

3. A

4. C

5. C

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. B

2. B

3. D

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 20: Đòn bẩy trắc nghiệm KHTN 8 chân trời sáng tạo, Bộ đề trắc nghiệm KHTN 8 CTST
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 20: Đòn bẩy . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận