Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 40: Điều hòa môi trường trong của cơ thể

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 40: Điều hòa môi trường trong của cơ thể. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 6. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

BÀI 40. ĐIỀU HÒA MÔI TRƯỜNG TRONG CỦA CƠ THỂ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Môi trường trong của cơ thể là

  1. Môi trường các tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất

  2. Môi trường dành riêng cho các tế bào bạch cầu lưu thông

  3. Môi trường cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ tiêu hóa

  4. Cả A, B, C

 

Câu 2: Môi trường trong của cơ thể có

  1. Sự thay đổi của các yếu tố tùy theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường

  2. Sự ổn định tương đối về tính chất vật lí và hóa học

  3. Sự ổn định tương đối về mặt sinh học

  4. Sự bất ổn định trong các tính chất vật lí

 

Câu 3: Môi trường trong của cơ thể gồm

  1. Máu

  2. Bạch huyết

  3. Nước mô

  4. Cả A, B, C

 

Câu 4: Việc điều chỉnh hoạt động nhằm thiết lập cân bằng trong của cơ thể được thực hiện thông qua

  1. Hệ bài tiết

  2. Cơ quan, hệ cơ quan

  3. Tim

  4. Phổi

 

Câu 5: Vai trò cân bằng của môi trường trong là

  1. Đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể có thể phát triển tốt hơn

  2. Đảm bảo cho các neuron thần kinh hoạt động bình thường

  3. Đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường

  4. Đảm bảo cho hệ bài tiết hoạt động bình thường

 

Câu 6: Mất cân bằng nội môi xảy ra khi

  1. Điều kiện vật lí, hóa học của môi trường bị biến đổi

  2. Ăn quá nhiều đồ mặn

  3. Uống quá nhiều nước

  4. Hấp thụ nhiều chất béo

 

Câu 7: Mất cân bằng nội môi dẫn đến

  1. Rối loạn hoạt động của các tế bào, các cơ quan

  2. Rối loạn nhịp tim

  3. Tăng hàm lượng đường trong máu

  4. Giảm lượng hồng cầu

 

Câu 8: Việc rối loạn hoạt động của các tế bào, các cơ quan có thể gây

  1. Bệnh, tật

  2. Tử vong

  3. Lão hóa sớm

  4. Cả A và B

 

Câu 9: Đâu là ví dụ về điều hòa các chất của môi trường trong của cơ thể?

  1. Điều hòa glucose

  2. Tăng hàm lượng acid H2SO4

  3. Tăng lượng muối hấp thụ

  4. Điều hòa lượng khí CO2 hấp thụ

 

Câu 10: Đâu là ví dụ về điều hòa các chất của môi trường trong của cơ thể?

  1. Điều hòa khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng

  2. Điều hòa áp suất thẩm thấu

  3. Tăng lượng muối hấp thụ

  4. Điều hòa lượng khí CO2 thu vào

 

Câu 11: Đâu là ví dụ về điều hòa các chất của môi trường trong của cơ thể?

  1. Điều hòa khả năng tự trao đổi chất với môi trường

  2. Tăng hàm lượng acid HCN

  3. Tăng lượng muối hấp thụ

  4. Điều hòa pH nội môi

 

Câu 12: Đâu là ví dụ về điều hòa các chất của môi trường trong của cơ thể?

  1. Điều hòa lượng potassium chloride trong cơ thể

  2. Tăng hàm lượng acid HCl

  3. Điều hòa lượng urea trong cơ thể

  4. Điều hòa lượng khí N2 thải ra

 

Câu 13: Đâu là ví dụ về điều hòa các chất của môi trường trong của cơ thể?

  1. Điều hòa lượng uric acid trong cơ thể

  2. Tăng hàm lượng hơi nước trong không khí

  3. Tăng nhiệt độ ngoài trời

  4. Điều hòa lượng khí O2 thải ra

 

Câu 14: Bệnh Gout là

  1. Một dạng viêm khớp

  2. Một loại bệnh do thiếu hồng cầu gây ra

  3. Một dạng thiếu máu lên não

  4. Một loại bệnh do ăn nhiều chất bột đường gây ra

 

Câu 15: Xét nghiệm đường huyết là

  1. Xác định chỉ số uric acid có trong máu

  2. Xác định chỉ số glucose trong máu

  3. Xác định hàm lượng chất béo trong máu

  4. Xác định số lượng hồng cầu trong máu

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Người ta thường đo nồng độ đường trong máu vào thời điểm nào?

  1. Đo vào sáng sớm, lúc cơ thể đói và chưa ăn, uống gì (kể cả hút thuốc lá) 

  2. Thời điểm khám sức khỏe định kì

  3. Thời điểm nghi ngờ mắc đái tháo đường

  4. Cả A, B, C

 

Câu 2: Dấu hiệu của tăng nồng độ glucose trong máu là

  1. Tiểu nhiều

  2. Mệt mỏi, mờ mắt

  3. Nhiễm trùng lâu lành

  4. Cả A, B, C

 

Câu 3: Có thể xác định mức độ mắc bệnh tiểu đường dựa vào

  1. Chỉ số glucose trong máu

  2. Chỉ số uric acid trong máu

  3. Chỉ số hồng cầu trong máu

  4. Chỉ số huyết tương trong máu

 

Câu 4: Chỉ số uric acid cho biết

  1. Nồng độ đường glucose có trong 1 L máu

  2. Nồng độ uric acid có trong 1 L máu

  3. Nồng độ đường glucose có trong 100 mL máu

  4. Nồng độ uric acid có trong 100 mL máu

 

Câu 5: Chỉ số uric acid

  1. Giống nhau ở mọi độ tuổi

  2. Tăng nhanh ở người cao trên 1m8

  3. Khác nhau ở nam và nữ giới

  4. Giống nhau ở nam và nữ giới

 

Câu 6: Chất hữu cơ được sản sinh trong quá trình chuyển hóa các chất có trong cơ thể, được tổng hợp phần lớn tại gan là

  1. Glucose

  2. Saccarose

  3. Uric acid

  4. Cả A, B, C

 

Câu 7: Nguyên nhân gây bệnh Gout là

  1. Nồng độ uric acid trong máu vượt quá chỉ số cho phép

  2. Nồng độ glucose trong máu vượt quá chỉ số cho phép

  3. Nồng độ muối trong máu vượt quá chỉ số cho phép

  4. Nồng độ chất béo trong máu vượt quá chỉ số cho phép

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Khi nồng độ muối trong máu tăng lên

  1. Muối dư thừa sẽ được thải qua da

  2. Lượng CO2 thải ra nhiều hơn

  3. Lượng O2 hấp thụ vào ít hơn

  4. Thận phải thải ra nhiều muối hơn

 

Câu 2: Một người có các khớp ngón tay, ngón chân,…đau và sưng đỏ như hình vẽ

Người đó bị

  1. Tiểu đường

  2. Nhồi máu cơ tim

  3. Gout

  4. Xuất huyết dưới da

 

Câu 3: Sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa các thức ăn giàu đạm từ các chất trong tế bào, được tích lũy trong gan sau đó chuyển về máu và được lọc qua thận là

  1. Urea

  2. Uric acid

  3. Glycogen

  4. Glucagon

 

Câu 4: _________ có khả năng làm thay đổi tính chất hóa học của các chất trong môi trường

  1. pH nội môi

  2. Hệ đệm

  3. Glucose

  4. Uric acid

 

Câu 5: Một người có chế độ ăn quá nhiều chất đạm dẫn đến lượng uric acid tăng lên đột ngột, nếu tình trạng này kéo dài, người này có thể bị bệnh

  1. Tiểu đường

  2. Gout

  3. Máu nhiễm mỡ

  4. Cả A, B, C

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Tại sao đối với người bình thường, khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn ổn định?

  1. Vì khi glucose tăng, glucagon được tiết ra để biến đổi glucose thành glycogen

  2. Vì khi glucose tăng, insulin được tiết ra để biến đổi glucose thành glycogen

  3. Vì khi glucose tăng, uric acid được tiết ra để biến đổi glucose thành glycogen

  4. Vì khi glucose tăng, urea được tiết ra để biến đổi glucose thành glycogen

 

Câu 2: Cho các phát biểu sau

(1) Trong cơ thể người, uric acid có nguồn gốc từ các tế bào bị phân hủy và thức ăn

(2) Uric acid được duy trì ở mức ổn định ở gan trong quá trình tiêu hóa

(3) Được đào thải qua mồ hôi

(4) Uric acid là nguyên nhân gây cao huyết áp

Số phát biểu đúng là

  1. 1

  2. 2

  3. 3

  4. 4

 

Câu 3: Cho các phát biểu sau

(1) Khi muối trong máu giảm, cơ thể sẽ tăng hấp thụ muối từ thận

(2) Việc điều chỉnh lượng muối trong cơ thể được gọi là điều hòa áp suất thẩm thấu

(3) Khi cơ thể thừa muối, cơ thể sẽ uống nhiều nước

(4) Muối dư thừa sẽ được thải ra ngoài qua da

Số phát biểu đúng là

  1. 1

  2. 2

  3. 3

  4. 4

B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. A

2. B

3. D

4. B

5. C

6. A

7. A

8. D

9. A

10. B

11. D

12. C

13. A

14. A

15. B

 

  1. THÔNG HIỂU

1. D

2. D

3. A

4. B

5. C

6. C

7. A

 

  1. VẬN DỤNG

1. D

2. C

3. A

4. B

5. B

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. B

2. A

3. C

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 40: Điều hòa môi trường trong của cơ thể trắc nghiệm KHTN 8 chân trời sáng tạo, Bộ đề trắc nghiệm KHTN 8 CTST
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 40: Điều hòa môi trường trong của cơ thể . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận