Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 6: Tính theo phương trình hóa học

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 6: Tính theo phương trình hóa học. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 1. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

BÀI 6. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Một phản ứng hoàn toàn khi

  1. Có ít nhất một chất tham gia phản ứng hết sau khi kết thúc phản ứng

  2. Cả hai chất phản ứng đều hết sau khi phản ứng kết thúc

  3. Tất cả các chất tham gia đều hết sau khi phản ứng kết thúc

  4. Khối lượng sản phẩm đạt được lớn nhất

 

Câu 2: Chất tham gia phản ứng nào hết trước được gọi là

  1. Sản phẩm

  2. Chất thiếu

  3. Chất dư

  4. Hiệu suất

 

Câu 3: Chất tham gia phản ứng nào vẫn còn lại sau phản ứng gọi là

  1. Sản phẩm

  2. Chất thiếu

  3. Chất dư

  4. Hiệu suất

 

Câu 4: Một phản ứng không hoàn toàn thì

  1. Có ít nhất một chất tham gia phản ứng hết 

  2. Không tạo ra sản phẩm

  3. Các chất tham gia phản ứng đều chưa hết 

  4. Các chất tham gia phản ứng đều hết

 

Câu 5: Một phản ứng vừa đủ thì

  1. Có ít nhất một chất tham gia phản ứng hết 

  2. Không tạo ra sản phẩm 

  3. Các chất tham gia phản ứng đều chưa hết 

  4. Các chất tham gia phản ứng đều hết

 

Câu 6: Khi tính toán theo phương trình hóa học, cần thực hiện mấy bước cơ bản?

  1. 1 bước

  2. 2 bước

  3. 3 bước

  4. 4 bước

 

Câu 7: Trong các bước tính theo phương trình hóa học, không

  1. Viết phương trình hóa học và xác định tỉ lệ số mol các chất trong phản ứng

  2. Tính thể tích của mỗi chất để xác định chất thiếu, chất dư

  3. Xác định số mol chất phản ứng hoặc chất tạo thành theo dữ kiện đề bài

  4. Dựa vào phương trình hóa học và lượng chất đã biết tìm số mol chất còn lại

 

Câu 8: Hiệu suất phản ứng cho biết

  1. Khả năng phản ứng xảy ra đến mức độ nào

  2. Giá thành sản phẩm tạo ra

  3. Giá của các chất tham gia phản ứng

  4. Khả năng tham gia phản ứng của các chất trong môi trường xung quanh 

 

Câu 9: Hiệu suất càng cao thì

  1. Việc điều chế, sản xuất càng kém hiệu quả

  2. Việc điều chế, sản xuất càng hiệu quả

  3. Giá của sản phẩm tạo ra càng cao

  4. Lượng chất tham gia càng nhiều

 

Câu 10: Hiệu suất của phản ứng được kí hiệu là

  1. NA

  2. M

  3. H%

  4. V

 

Câu 11: Công thức tính hiệu suất phản ứng là

  1. H% = lượng sản phẩm thực tếlượng sản phẩm lí thuyết x 100 (%)

  2. H% = lượng sản phẩm lí thuyếtlượng sản phẩm thực tế x 100 (%)

  3. H% = Lượng sản phẩm thực tế x lượng sản phẩm lí thuyết

  4. H% = Lượng sản phẩm thực tế x 22,4

 

Câu 12: Lượng sản phẩm lí thuyết và lượng sản phẩm thực tế có

  1. Cùng số mol

  2. Cùng thể tích

  3. Cùng đơn vị đo

  4. Cùng khối lượng mol

 

Câu 13: Để tính hiệu suất của một phản ứng hóa học, ta thực hiện bao nhiêu bước?

  1. 4

  2. 3

  3. 2

  4. 1

 

Câu 14: Để xác định hiệu suất của một phản ứng hóa học, ta thực hiện

  1. Xác định lượng sản phẩm (mol, khối lượng, thể tích) thu được theo lí thuyết

  2. Xác định lượng sản phẩm thu được theo thực tế

  3. Tính hiệu suất dựa vào công thức

  4. Cả A, B, C

 

Câu 15: Việc tính hiệu suất của phản ứng có vai trò

  1. Tính đúng và đủ lượng nguyên liệu cần dùng cũng như có những biện pháp để cải thiện hiệu suất

  2. Có biện pháp để tăng giá thành của sản phẩm

  3. Tìm được các chất phụ gia phù hợp 

  4. Cả B và C

 

 

  • THÔNG HIỂU (7 câu)

 

Câu 1: Người ta điều chế được 24g Cu bằng cách cho H2 phản ứng với CuO. Khối lượng CuO tham gia phản ứng là

  1. 20 gam

  2. 30 gam

  3. 40 gam

  4. 50 gam

 

Câu 2: Cho 5,6 g Fe tác dụng với dung dịch HCl loãng thu được bao nhiêu ml khí H2?

  1. 2,479 ml

  2. 24,79 ml

  3. 2,479 .103ml

  4. 0,02479 ml

 

Câu 3: Sulfur S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí sulfur dioxide có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng sulfur tham gia phản ứng là 1,6 gam. Khối lượng khí sulfur dioxide sinh ra là

  1. 1,6 gam

  2. 3,2 gam

  3. 4,8 gam

  4. 6,4 gam

 

Câu 4: Cho phương trình CaCO3  CO2↑ + CaO

Để thu được 11,2 gam CaO cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 ?

  1. 0,1 mol.

  2. 0,3 mol.

  3. 0,2 mol.

  4. 0,4 mol

 

Câu 5: Cho 7,437 lít khí C2H2 (đkc) phản ứng hết với khí oxygen thu được khí carbon dioxide và hơi nước. Giá trị thể tích khí oxygen cần dùng (đkc) gần nhất với

  1. 22,4 lít

  2. 13,44 lít

  3. 15,68 lít

  4. 18,6 lít

 

Câu 6: Cho phương trình CaCO3  CO↑+ CaO

Để thu được 2,479 lít CO2 (đkc) thì số mol CaCO3 cần dùng là

  1. 1 mol.

  2. 0,1 mol.

  3. 0,001 mol.

  4. 2 mol.

 

Câu 7: Khử 48 gam copper (II) oxide (CuO) bằng hydrogen (H2) được 36,48 gam copper sau phản ứng. Hiệu suất của phản ứng trên là

  1. 80%

  2. 85%

  3. 90%

  4. 95%

 

 

  • VẬN DỤNG (5 câu)

 

Câu 1: Cho 8,45g Zn tác dụng với 5,376 lít khí chlorine (đkc). Sau phản ứng, chất nào còn dư?

  1. Zn

  2. Chlorine

  3. Cả 2 chất.

  4. Không có chất dư.

 

Câu 2: Dùng khí H2 để khử 50 g hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 trong đó Fe2Ochiếm 80% khối lượng hỗn hợp. Thể tích khí H2 ở đkc cần dùng có giá trị xấp xỉ 

  1. 20 lít

  2. 9,8 lít

  3. 21,7 lít

  4. 19 lít

 

Câu 3: Cho 13,7g Ba tác dụng với 3,2 g oxygen thu được hợp chất oxide. Khối lượng oxygen sau phản ứng là 

  1. 3,2g

  2. 1,6g

  3. 6,4g

  4. 0,8g

 

Câu 4: Cho 11,3 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với H2SO4 loãng vừa đủ thu được 7,437 lít khí H2 (ở đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là

  1. 35,2 gam

  2. 40,1 gam

  3. 39,5 gam

  4. 42 gam

 

Câu 5: Hòa tan hết 17,05 gam hỗn hợp Al và Zn cần vừa đủ 124,1 gam dung dịch HCl 25% thu được dung dịch muối và khí không màu. Phần trăm khối lượng Zn trong hỗn hợp đầu là

  1. 70 %

  2. 75,5 %

  3. 76,2%

  4. 77,8%

 

 

  • VẬN DỤNG CAO (3 câu)

 

Câu 1: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gốm Mg, FeCl3 vào nước chỉ thu được dung dịch Y gồm 3 muối và không còn chất rắn. Nếu hòa tan m gam X bằng dung dịch HCl dư thì thu được 2,9748 lít H2 (đkc). Dung dịch Y có thể hòa tan vừa hết 1,12 gam bột Fe. Tính giá trị m.

  1. 40,3 g

  2. 42,5 g

  3. 44 g

  4. 48,3 g

 

Câu 2: Cho 3,25 gam Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Dẫn toàn bộ khí thu được qua CuO dư đun nóng. Khối lượng Cu thu được sau phản ứng là

  1. 3,2 gam

  2. 2 gam

  3. 4,2 gam

  4. 1,6 gam

 

Câu 3: Một quặng sắt chứa 90% Fe3O4 còn lại là tạp chất. Nếu dùng khí H2 để khử 0,5 tấn quặng thì khối lượng sắt thu được là

  1. 0,325 tấn

  2. 0,132 tấn

  3. 0,22 tấn

  4. 0,45 tấn

 

B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. A

2. B

3. C

4. C

5. D

6. D

7. B

8. A

9. B

10. C

11. A

12. C

13. B

14. D

15. A

 

  1. THÔNG HIỂU

1. B

2. C

3. B

4. C

5. D

6. B

7. D

 

  1. VẬN DỤNG

1. B

2. C

3. B

4. B

5. C

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. D

2. A

3. A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 6: Tính theo phương trình hóa học trắc nghiệm KHTN 8 chân trời sáng tạo, Bộ đề trắc nghiệm KHTN 8 CTST
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 6: Tính theo phương trình hóa học . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận