Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 43: Da và điều hòa thân nhiệt

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 43: Da và điều hòa thân nhiệt. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 6. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

BÀI 43. DA VÀ ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Chức năng của da là

  1. Là lớp bảo vệ đầu tiên ngăn cách các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong cơ thể

  2. Tham gia vào cơ chế điều hòa thân nhiệt

  3. Bài tiết mồ hôi

  4. Cả A, B, C

 

Câu 2: Da có cấu tạo gồm bao nhiêu lớp?

  1. 1

  2. 2

  3. 3

  4. 4

 

Câu 3: Cấu tạo của da gồm

  1. Lớp biểu bì

  2. Lớp bì

  3. Lớp mỡ dưới da

  4. Cả A, B, C

 

Câu 4: Tầng sừng gồm

  1. Những tế bào chết đã hóa sừng, xếp xít nhau, dễ bong ra

  2. Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt, trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, mạch máu

  3. Các lớp mỡ dưới da

  4. Cả A, B, C

 

Câu 5: Lớp bì được cấu tạo từ

  1. Những tế bào chết đã hóa sừng, xếp xít nhau, dễ bong ra

  2. Các sợi mô liên kết bền chặt, trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, mạch máu

  3. Các lớp mỡ dưới da

  4. Cả A, B, C

 

Câu 6: Lớp mỡ dưới da có vai trò

  1. Giữ ấm cơ thể

  2. Cách nhiệt

  3. Hạn chế các bệnh về da

  4. Cả A và B

 

Câu 7: Thân nhiệt là

  1. Nhiệt độ cơ thể

  2. Nhiệt độ cơ thể ở một số bộ phận nhất định

  3. Sự chệnh lệch giữa nhiệt độ cơ thể với nhiệt độ ngoài trời

  4. Sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể khi thời tiết thay đổi

 

Câu 8: Ở người bình thường, nhiệt độ cơ thể trung bình khoảng

  1. 30 – 33 oC

  2. 34,5 – 35 oC

  3. 36,5 – 37 oC

  4. 38 – 40 oC

 

Câu 9: Thân nhiệt có thể thay đổi tùy thuộc vào

  1. Độ tuổi

  2. Giới tính

  3. Mức độ hoạt động

  4. Cả A, B, C

 

Câu 10: Thân nhiệt có thể đo ở

  1. Trán

  2. Miệng, nách

  3. Hậu môn

  4. Cả A, B, C

 

Câu 11: Để kiểm soát sự thay đổi nhiệt độ cơ thể, ta phải

  1. Đo thân nhiệt

  2. Dựa vào trọng lượng cơ thể

  3. Đo sự thay đổi của lực

  4. Đo độ ẩm không khí

 

Câu 12: Để đo thân nhiệt, ta dùng

  1. Vôn kế

  2. Nhiệt kế

  3. Cân

  4. Ampe kế

 

Câu 13: Lớp mỡ dưới da có vai trò

  1. Cách nhiệt và giữ ấm cho cơ thể

  2. Dự trữ năng lượng

  3. Dự trữ nước trong cơ thể

  4. Cả A, B, C

 

Câu 14: Bệnh nào sau đây là bệnh về da?

  1. Bệnh lang ben

  2. Bệnh mụn trứng cá

  3. Bệnh ghẻ

  4. Cả A, B, C

 

Câu 15: Bệnh nào sau đây không phải bệnh về da?

  1. Đột quỵ

  2. Bệnh mụn trứng cá

  3. Bệnh ghẻ

  4. Bệnh lang ben

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: _________ là bệnh nhiễm nấm ngoài da thường gặp

  1. Bệnh lang ben

  2. Bệnh mụn trứng cá

  3. Bệnh ghẻ

  4. Bệnh béo phì

 

Câu 2: _________ do da bài tiết nhiều chất nhờn hoặc do bụi bẩn làm tắc nghẽn nang lông

  1. Bệnh lang ben

  2. Bệnh mụn trứng cá

  3. Bệnh ghẻ

  4. Bệnh béo phì

 

Câu 3: _________ do cái ghẻ kí sinh trong da gây ra

  1. Bệnh lang ben

  2. Bệnh mụn trứng cá

  3. Bệnh ghẻ

  4. Bệnh béo phì

 

Câu 4: Bệnh có thể lây từ người này sang người khác khi dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm,… là

  1. Bệnh lang ben

  2. Bệnh mụn trứng cá

  3. Bệnh ghẻ

  4. Bệnh béo phì

 

Câu 5: Bệnh thường gặp ở thanh thiếu niên tuổi dậy thì, thường xuất hiện ở vùng mặt, ngực, lưng,… là

  1. Bệnh lang ben

  2. Bệnh mụn trứng cá

  3. Bệnh ghẻ

  4. Bệnh béo phì

 

Câu 6: Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa da người lành với da người bệnh, một số trường hợp có thể do dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân là

  1. Bệnh lang ben

  2. Bệnh mụn trứng cá

  3. Bệnh ghẻ

  4. Bệnh béo phì

 

Câu 7: Da có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa thân nhiệt thông qua hoạt động của

  1. Các tuyến mồ hôi

  2. Hệ thống mao mạch dưới da

  3. Lớp mỡ dưới da

  4. Cả A và B

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Vào những ngày trời lạnh, con người thường “run cầm cập”?

  1. Vì khi trời lạnh, các cơ xương co nhanh, gây run tạo nhiệt

  2. Vì khi trời lạnh, con người dễ bị chuột rút, gây co cơ

  3. Vì khi trời lạnh, các cơ co nhanh gây run giúp tiết kiệm năng lượng của cơ thể

  4. Vì khi trời lạnh, các mạch máu dưới da dãn ra, chèn lên các cơ

 

Câu 2: Vì sao lại nói “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”?

  1. Khi trời nóng, cơ thể toát nhiều mồ hôi (tăng tỏa nhiệt) nên nhanh có cảm giác khát nước; khi trời mát, cơ thể giảm tỏa nhiệt, tăng sinh nhiệt nên nhanh có cảm giác đói

  2. Khi trời nóng, cơ thể toát nhiều mồ hôi (tăng tỏa nhiệt) nên nhanh có cảm giác khát nước; khi trời mát, cơ thể giảm tỏa nhiệt, tăng sinh nhiệt nên nhanh có cảm giác đói

  3. Khi trời nóng, cơ thể toát nhiều mồ hôi (tăng tỏa nhiệt) nên nhanh có cảm giác khát nước; khi trời mát, cơ thể giảm tỏa nhiệt, tăng sinh nhiệt nên nhanh có cảm giác đói

  4. Khi trời nóng, cơ thể toát nhiều mồ hôi (tăng tỏa nhiệt) nên nhanh có cảm giác khát nước; khi trời mát, cơ thể giảm tỏa nhiệt, tăng sinh nhiệt nên nhanh có cảm giác đói

 

Câu 3: Cho các phát biểu sau về cảm nóng

(1) Nhiệt độ môi trường cao mà không thông thoáng, nếu sự tỏa nhiệt và toát mồ hôi ngừng trệ sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao, dễ bị cảm nóng

(2) Vào mùa nóng, nhiệt độ không khí xuống thấp, cơ thể mất nhiều nhiệt, nếu không giữ cho cơ thể đủ ấm cũng sẽ bị cảm nóng

(3) Khi thân nhiệt đang cao mà tắm ngay hoặc ngồi nghỉ nơi gió lùa, cơ thể dễ bị cảm nóng

(4) Để phòng chống cảm nóng, chúng ta nên tăng cường rèn luyện cơ thể để tăng sức chịu đựng của cơ thể khi nhiệt độ môi trường thay đổi

Số phát biểu đúng là

  1. 1

  2. 2

  3. 3

  4. 4

Câu 4: Cho các phát biểu sau về cảm lạnh

(1) Nhiệt độ môi trường cao mà không thông thoáng, nếu sự tỏa nhiệt và toát mồ hôi ngừng trệ sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao, dễ bị cảm lạnh

(2) Vào mùa rét, nhiệt độ không khí xuống thấp, cơ thể mất nhiều nhiệt, nếu không giữ cho cơ thể đủ ấm cũng sẽ bị cảm lạnh

(3) Khi thân nhiệt đang cao mà tắm ngay hoặc ngồi nghỉ nơi gió lùa, cơ thể dễ bị cảm lạnh

(4) Để phòng chống cảm lạnh, chúng ta nên tăng cường rèn luyện cơ thể để tăng sức chịu đựng của cơ thể khi nhiệt độ môi trường thay đổi

Số phát biểu đúng là

  1. 1

  2. 2

  3. 3

  4. 4

 

Câu 5: Vì sao có nhiều người bị bệnh mụn trứng cá ở tuổi dậy thì?

  1. Vì ở tuổi dậy thì, tuyến nhờn hoạt động mạnh dễ gây ra các bệnh về da nếu không được giữ vệ sinh

  2. Vì ở tuổi dậy thì, lớp mỡ dưới da bị thay đổi cấu trúc, dễ gây ra các bệnh về da 

  3. Vì ở tuổi dậy thì, hệ thống mao mạch dưới da hoạt động mạnh dễ gây ra các bệnh về da 

  4. Vì ở tuổi dậy thì, độ ẩm của da tăng cao, thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển 

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái ?

  1. Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào.

  2. Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tím.

  3. Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt.

  4. Cả A, B, C

 

Câu 2: Vì sao khi trời nóng hoặc lao động nặng cơ thể thường tiết mồ hôi?

  1. Mạch máu ở da dãn giúp giữ nhiệt, khi nhiệt độ đến mức tối đa thì tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể

  2. Mạch máu ở da co lại giúp giữ nhiệt, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể

  3. Mạch máu ở da dãn giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể

  4. Mạch máu ở da co giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể

 

Câu 3: Khi trời lạnh, để duy trì thân nhiệt ổn định, trung ương thần kinh kích hoạt cơ chế làm ấm. Điều này làm cho

  1. Các mạch máu ở da co lại, giảm mức mang nhiệt từ trung tâm cơ thể ra ngoài da; các cơ xương co nhanh, gây run tạo nhiệt

  2. Các mạch máu ở da co lại, tăng mức mang nhiệt từ trung tâm cơ thể ra ngoài da; các cơ xương co nhanh, gây run giảm nhiệt

  3. Các mạch máu ở da dãn ra, giảm mức mang nhiệt từ trung tâm cơ thể ra ngoài da; các cơ xương co nhanh, gây run tạo nhiệt

  4. Các mạch máu ở da dãn ra, tăng mức mang nhiệt từ trung tâm cơ thể ra ngoài da; các cơ xương co nhanh, gây run giảm nhiệt

 

B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. D

2. C

3. D

4. A

5. B

6. D

7. A

8. C

9. D

10. D

11. A

12. B

13. A

14. D

15. A

 

  1. THÔNG HIỂU

1. A

2. B

3. C

4. A

5. B

6. C

7. D

 

  1. VẬN DỤNG

1. A

2. B

3. B

4. C

5. A

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. D

2. C

3. A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 43: Da và điều hòa thân nhiệt trắc nghiệm KHTN 8 chân trời sáng tạo, Bộ đề trắc nghiệm KHTN 8 CTST
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 43: Da và điều hòa thân nhiệt . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận