Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 35: Miễn dịch

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 35: Miễn dịch. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 6. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

BÀI 35. MIỄN DỊCH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Trên bề mặt các virus, vi khuẩn, nọc rắn, nọc ong, tế bào lạ,…có chứa các

  1. Kháng nguyên

  2. Kháng thể

  3. Miễn dịch

  4. Cả A, B, C

 

Câu 2: Kháng nguyên có bản chất là

  1. Protein

  2. Carbohydrate

  3. Chất xơ

  4. Cả A và B

 

Câu 3: Kháng thể có bản chất là

  1. Protein

  2. Carbohydrate

  3. Chất xơ

  4. Cả A và B

 

Câu 4: Miễn dịch là

  1. Khả năng đuổi các yếu tố gây bệnh ra khỏi cơ thể

  2. Khả năng cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh bằng cách tạo ra kháng thể

  3. Khả năng tạo ra các virus mới mạnh hơn virus gây bệnh

  4. Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ virus

 

Câu 5: Thành phần chính trong hệ miễn dịch là

  1. Các tế bào hồng cầu

  2. Các tế bào huyết tương

  3. Các tế bào bạch cầu

  4. Các tế bào tiểu cầu

 

Câu 6: Tế bào bạch cầu được chia làm bao nhiêu loại?

  1. 4

  2. 3

  3. 2

  4. 1

 

Câu 7: Tế bào nào sau đây là tế bào bạch cầu?

  1. Tế bào thực bào

  2. Tế bào lympho B

  3. Tế bào lympho T

  4. Cả A, B, C

 

Câu 8: Tế bào nào sau đây không phải tế bào bạch cầu?

  1. Tế bào thực bào

  2. Tế bào đơn bào

  3. Tế bào lympho B

  4. Tế bào lympho T

 

Câu 9: Tế bào thực bào có chức năng

  1. Tiêu diệt mầm bệnh 

  2. Giúp cơ thể ghi nhớ và nhận biết những bệnh trước đây đã gặp phải

  3. Phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh

  4. Cả A, B, C

 

Câu 10: Tế bào lympho B có chức năng

  1. Tiêu diệt mầm bệnh 

  2. Giúp cơ thể ghi nhớ và nhận biết những bệnh trước đây đã gặp phải

  3. Phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh

  4. Cả A, B, C

 

Câu 11: Tế bào lympho T có chức năng

  1. Tiêu diệt mầm bệnh 

  2. Giúp cơ thể ghi nhớ và nhận biết những bệnh trước đây đã gặp phải

  3. Phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh

  4. Cả A, B, C

 

Câu 12: Tế bào ________ tiêu diệt mầm bệnh bằng cách bao trọn, hấp thụ, sau đó nghiền nát và ăn các phần còn sót lại của mầm bệnh

  1. Hồng cầu

  2. Thực bào

  3. Lympho B

  4. Lympho T

 

Câu 13: Cơ chế miễn dịch của cơ thể người trải qua bao nhiêu hàng rào bảo vệ?

  1. 1

  2. 2

  3. 3

  4. 4

 

Câu 14: Vaccine là chế phẩm chứa

  1. Một lượng nhỏ kháng thể hoặc mầm bệnh 

  2. Một lượng rất nhỏ hồng cầu hoặc mầm bệnh đã được bất hoạt hoặc làm giảm độc lực

  3. Một lượng rất nhỏ bạch cầu hoặc mầm bệnh đã được bất 

  4. Một lượng rất nhỏ kháng nguyên hoặc mầm bệnh đã được bất hoạt hoặc làm giảm độc lực

 

Câu 15: Vaccine có vai trò

  1. Kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh

  2. Kích thích cơ thể tạo ra kháng nguyên chống lại tác nhân gây bệnh

  3. Kích thích cơ thể tạo ra bạch cầu chống lại tác nhân gây bệnh

  4. Kích thích cơ thể tạo ra hồng cầu chống lại tác nhân gây bệnh

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Cơ thể con người có khả năng không bị mắc một số bệnh vì đã có sẵn miễn dịch, miễn dịch đó được gọi là

  1. Miễn dịch nhân tạo

  2. Miễn dịch tự nhiên

  3. Miễn dịch tập nhiễm

  4. Miễn dịch huyết tương

 

Câu 2: Cơ thể con người không bị tái nhiễm một số bệnh đã từng mắc phải trước đó vì đã có sẵn miễn dịch, miễn dịch đó được gọi là

  1. Miễn dịch nhân tạo

  2. Miễn dịch tự nhiên

  3. Miễn dịch tập nhiễm

  4. Miễn dịch huyết tương

 

Câu 3: Sau khi tiêm vaccine đủ liều lượng và thời gian thì người được tiêm phòng có khả năng miễn dịch đối với bệnh đó, miênc dịch đó được gọi là

  1. Miễn dịch nhân tạo

  2. Miễn dịch tự nhiên

  3. Miễn dịch tập nhiễm

  4. Miễn dịch huyết tương

 

Câu 4: Miễn dịch tự nhiên bao gồm

  1. Miễn dịch bẩm sinh

  2. Miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch tập nhiễm

  3. Miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch huyết tương

  4. Miễn dịch tập nhiễm và miễn dịch nhân tạo

 

Câu 5: Bệnh nào sau đây là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em?

  1. Bạch hầu

  2. Ho gà

  3. Bại liệt

  4. Cả A, B, C

 

Câu 6: Tiêm vaccine giúp 

  1. Giảm thiểu rủi ro do bệnh, tật như biến chứng, di chứng, tử vong 

  2. Tăng cường trí nhớ

  3. Ngăn ngừa lão hóa

  4. Chữa trị bệnh ung thư

 

Câu 7: Lợi ích của việc tiêm phòng là

  1. Góp phần phát triển nguồn nhân lực

  2. Xóa đói giảm nghèo bền vững do hạn chế ốm đau, bệnh, tật

  3. Hạn chế nguồn tài chính phải chi trả để điều trị bệnh do virus, vi khuẩn gây nên

  4. Cả A, B, C

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Sử dụng hình ảnh sau đây trả lời các câu hỏi từ câu 1 – câu 5

1)

2) 3)

Câu 1: Trong hình 1), ngoài các bạch cầu trung tính còn có một loại bạch cầu khác. Biết rằng các tế bào này tiêu diệt mầm bệnh bằng cách bao trọn, hấp thụ, sau đó nghiền nát và ăn các phần còn sót lại của mầm bệnh. Tế bào đó là

  1. Tế bào thực bào

  2. Tế bào lympho B

  3. Tế bào lympho T

  4. Cả A, B, C

 

Câu 2: Khi yếu tố gây bệnh xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể sẽ trải qua hàng rào thứ nhất là quá trình

  1. Thực bào của các tế bào bạch cầu

  2. Tế bào lympho B

  3. Tế bào lympho T

  4. Cả A, B, C

 

Câu 3: Khi yếu tố gây bệnh vượt qua hàng rào thứ nhất sẽ gặp hàng rào thứ hai là  ________, có chức năng ________

  1. Thực bào của các tế bào bạch cầu, ngăn chặn không cho các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào sâu bên trong

  2. Tế bào lympho B, tiết ra kháng thể để bảo vệ cơ thể và đánh dấu những tế bào nhiễm bệnh

  3. Tế bào lympho T, nhận diện và phá hủy những tế bào được đánh dấu

  4. Cả A, B, C

 

Câu 4: Khi yếu tố gây bệnh vượt qua hàng rào thứ hai sẽ gặp hàng rào thứ ba là  ________, có chức năng ________

  1. Thực bào của các tế bào bạch cầu, ngăn chặn không cho các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào sâu bên trong

  2. Tế bào lympho B, tiết ra kháng thể để bảo vệ cơ thể và đánh dấu những tế bào nhiễm bệnh

  3. Tế bào lympho T, nhận diện và phá hủy những tế bào được đánh dấu

  4. Cả A, B, C

 

Câu 5: Thứ tự của các sơ đồ hoạt động trên ứng với ba hàng rào bảo vệ của cơ thể là

  1. 1 2 3

  2. 1 3 2

  3. 3 2 1

  4. 2 1 3

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Tại sao người nhiễm HIV lại mất khả năng miễn dịch đối với nhiều loại virus, vi khuẩn?

  1. Vì HIV gây nhiễm ngay trên tế bào bạch cầu lympho T, làm rối loạn chức năng của tế bào dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch

  2. Vì HIV gây nhiễm ngay trên tế bào lympho B, làm rối loạn chức năng của tế bào dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch

  3. Vì HIV gây nhiễm ngay trên tế bào thực bào, làm rối loạn chức năng của tế bào dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch

  4. Vì HIV gây nhiễm ngay trên tế bào hồng cầu, làm rối loạn chức năng của tế bào dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch

 

Câu 2: Tại sao lại nói tiêm phòng là giải pháp quan trọng trong việc phòng bệnh?

  1. Vì vaccine giúp loại bỏ tế bào bạch cầu, làm virus không có chỗ để tấn công

  2. Vì cơ thể người được tiên vaccine sẽ ghi nhớ các kháng nguyên và tạo ra kháng thể khi gặp lại các kháng nguyên tương tự

  3. Vì cơ thể người được tiêm vaccine sẽ tạo ra các virus mạnh hơn để hấp thụ virus gây bệnh

  4. Cả A, B, C

 

Câu 3: Vì sao con người vẫn khỏe mạnh mặc dù sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn gây hại?

  1. Vì lượng huyết tương của con người lớn, giúp đào thải các loại vi khuẩn ra khỏi cơ thể

  2. Vì số lượng tiểu cầu của con người lớn, có thể gây đông máu trước khi vi khuẩn xâm nhập

  3. Vì số lượng hồng cầu của con người rất lớn, không lo mất máu khi bị thương

  4. Vì con người có cơ chế miễn dịch với ba hàng rào bảo vệ

B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. A

2. D

3. A

4. B

5. C

6. B

7. D

8. B

9. A

10. B

11. C

12. B

13. C

14. D

15. A

 

  1. THÔNG HIỂU

1. B

2. C

3. A

4. B

5. D

6. A

7. D

 

  1. VẬN DỤNG

1. A

2. A

3. B

4. C

5. A

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. A

2. B

3. D

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 35: Miễn dịch trắc nghiệm KHTN 8 chân trời sáng tạo, Bộ đề trắc nghiệm KHTN 8 CTST
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 35: Miễn dịch . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận