Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 29: Khái quát về cơ thể người

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 29: Khái quát về cơ thể người. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 6. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

BÀI 29. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực ?

  1. Bóng đái      

  2. Phổi

  3. Thận      

  4. Dạ dày

 

Câu 2: Cơ quan trong cơ thể người là

  1. Tim

  2. Phổi

  3. Dạ dày

  4. Cả A, B, C

 

Câu 3: Cơ quan nào sau đây không trong cơ thể người?

  1. Tim

  2. Ruột già

  3. Diệp lục

  4. Cơ hoành

 

Câu 4: Tim có chức năng

  1. Co bóp, đẩy máu đi nuôi cơ thể

  2. Trao đổi khí

  3. Co bóp, nhào trộn thức ăn

  4. Nâng đỡ, vận động cơ thể

 

Câu 5: Phổi có chức năng

  1. Co bóp, đẩy máu đi nuôi cơ thể

  2. Trao đổi khí

  3. Co bóp, nhào trộn thức ăn

  4. Nâng đỡ, vận động cơ thể

 

Câu 6: Dạ dày có chức năng

  1. Co bóp, đẩy máu đi nuôi cơ thể

  2. Trao đổi khí

  3. Co bóp, nhào trộn thức ăn

  4. Nâng đỡ, vận động cơ thể

 

Câu 7: Mỗi hệ cơ quan gồm các cơ quan

  1. Cùng phối hợp thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể

  2. Thực hiện các chức năng của cơ thể một cách riêng rẽ

  3. Có cơ quan không thực hiện chức năng nào

  4. Cả A, B, C

 

Câu 8: Hệ cơ quan trong cơ thể người là

  1. Hệ vận động

  2. Hệ tiêu hóa

  3. Hệ bài tiết

  4. Cả A, B, C

 

Câu 9: Hệ cơ quan không trong cơ thể người là

  1. Hệ vận động

  2. Hệ tuần hoàn

  3. Hệ gan

  4. Hệ sinh dục nam

 

Câu 10: Cơ quan trong cơ thể người là

  1. Bàng quang

  2. Hệ sinh dục nữ

  3. Cơ quan quang hợp

  4. Cả A, B, C

 

Câu 11: Hệ vận động có chức năng

  1. Nâng đỡ, vận động cơ thể

  2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

  3. Điều khiển, điều hòa và phối hợp thực hiện hoạt động của các cơ quan trong cơ thể

  4. Sinh sản 

 

Câu 12: Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết cùng phối hợp thực hiện chức năng

  1. Nâng đỡ, vận động cơ thể

  2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

  3. Điều khiển, điều hòa và phối hợp thực hiện hoạt động của các cơ quan trong cơ thể

  4. Sinh sản 

 

Câu 13: Hệ thần kinh, hệ nội tiết có chức năng

  1. Nâng đỡ, vận động cơ thể

  2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

  3. Điều khiển, điều hòa và phối hợp thực hiện hoạt động của các cơ quan trong cơ thể

  4. Sinh sản 

 

Câu 14: Hệ sinh dục thực hiện chức năng

  1. Nâng đỡ, vận động cơ thể

  2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

  3. Điều khiển, điều hòa và phối hợp thực hiện hoạt động của các cơ quan trong cơ thể

  4. Sinh sản 

 

Câu 15: Để thực hiện chức năng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, các hệ cơ quan nào đã phối hợp với nhau?

  1. Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn

  2. Hệ hô hấp, hệ bài tiết

  3. Hệ thần kinh, hệ nội tiết

  4. Cả A và B

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Thanh quản là một bộ phận của

  1. Hệ hô hấp.

  2. Hệ tiêu hóa.

  3. Hệ bài tiết.

  4. Hệ sinh dục.

 

Câu 2: Cơ thể người được phân chia thành mấy phần? Đó là những phần nào ?

  1. 3 phần : đầu, thân và chân

  2. 2 phần : đầu và thân

  3. 3 phần : đầu, thân và các chi

  4. 3 phần : đầu, cổ và thân

 

Câu 3: Cơ và xương thuộc hệ cơ quan nào?

  1. Hệ vận động

  2. Hệ tiêu hóa

  3. Hệ tuần hoàn

  4. Hê hô hấp

 

Câu 4: Thực quản, ruột già, dạ dày, ruột non thuộc hệ cơ quan nào?

  1. Hệ vận động

  2. Hệ tiêu hóa

  3. Hệ tuần hoàn

  4. Hê hô hấp

 

Câu 5: Tim và mạch máu thuộc hệ cơ quan nào?

  1. Hệ vận động

  2. Hệ tiêu hóa

  3. Hệ tuần hoàn

  4. Hê hô hấp

 

Câu 6: Phế quản, khí quản, phổi thuộc hệ cơ quan nào?

  1. Hệ vận động

  2. Hệ tiêu hóa

  3. Hệ tuần hoàn

  4. Hê hô hấp

 

Câu 7: Dây thần kinh, não, tủy sống thuộc hệ cơ quan nào?

  1. Hệ bài tiết

  2. Hệ thần kinh

  3. Hệ nội tiết

  4. Hệ tuần hoàn

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động ?

  1. Hệ tuần hoàn

  2. Hệ vận động

  3. Hệ hô hấp

  4. Cả A, B, C

 

Câu 2: Da là nơi đi đến của hệ cơ quan nào dưới đây ?

  1. Hệ tuần hoàn

  2. Hệ thần kinh

  3. Hệ bài tiết

  4. Cả A, B, C

 

Câu 3: Trong cơ thể người, hệ cơ quan nào dưới đây có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại ?

  1. Hệ tiêu hóa

  2. Hệ bài tiết

  3. Hệ tuần hoàn

  4. Hệ hô hấp

 

Câu 4: Bàng quang, niệu đạo là ______ thuộc _________

  1. Các cơ quan trong cơ thể người, hệ bài tiết

  2. Các hệ cơ quan trong cơ thể người, hệ bài tiết

  3. Các cơ quan trong cơ thể người, hệ nội tiết

  4. Các hệ cơ quan trong cơ thể người, hệ nội tiết

 

Câu 5: Cho các cơ quan sau

(1) Tuyến giáp

(2) Tuyến trên thận

(3) Tuyến sinh dục

(4) Niệu đạo

(5) Buồng trứng

Các cơ quan trên thuộc các hệ cơ quan nào?

  1. Hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa, hệ sinh dục nữ

  2. Hệ nội tiết, hệ bài tiết, hệ sinh dục nữ

  3. Hệ sinh dục nữ, hệ sinh dục nam, hệ tuần hoàn

  4. Hệ bài tiết, hệ sinh dục nữ, hệ nội tiết, tuần hoàn



4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hệ cơ quan nào dưới đây có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể ?

  1. Hệ hô hấp

  2. Hệ sinh dục

  3. Hệ nội tiết

  4. Hệ tiêu hóa

  5. Hệ thần kinh

  6. Hệ vận động

  7. 1, 2, 3

  8. 3, 5

  9. 1, 3, 5, 6

  10. 2, 4, 6

 

Câu 2: Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì ?

  1. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau

  2. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương

  3. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng

  4. Tất cả các phương án đưa ra

 

Câu 3: Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người ?

  1. Hệ tuần hoàn

  2. Hệ hô hấp

  3. Hệ tiêu hóa

  4. Hệ bài tiết

B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. B

2. D

3. B

4. A

5. B

6. C

7. A

8. D

9. C

10. A

11. A

12. B

13. C

14. D

15. D

 

  1. THÔNG HIỂU

1. A

2. C

3. A

4. B

5. C

6. D

7. B

 

  1. VẬN DỤNG

1. D

2. D

3. C

4. A

5. B

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. B

2. A

3. A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 29: Khái quát về cơ thể người trắc nghiệm KHTN 8 chân trời sáng tạo, Bộ đề trắc nghiệm KHTN 8 CTST
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 29: Khái quát về cơ thể người . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận