Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 2: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 2: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 1. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

BÀI 2. BIẾN ĐỔI VẬT LÍ VÀ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Biến đổi vật lí là

  1. Khi vật thể bị biến đổi về hình dạng, trạng thái, kích thước,…mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu.

  2. Khi vật thể bị thay đổi hình dạng, kích thước nhưng vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu.

  3. Khi vật thể bị thay đổi chất liệu, kích thước nhưng vẫn giữ nguyên khối lượng ban đầu.

  4. Khi vật thể chỉ bị thay đổi về chất liệu nhưng vẫn giữ nguyên hình dạng, kích thước ban đầu.

 

Câu 2: Biến đổi hóa học là quá trình

  1. Chất bị biến dạng về kích thước.

  2. Khi chất bị biến đổi tạo ra chất khác.

  3. Chất bị biến đổi nhưng không tạo ra chất mới.

  4. Khi chất bị biến đổi thành chất mới có khối lượng lớn hơn chất ban đầu.

 

Câu 3: Trong biến đổi vật lí, vật thể bị biến đổi về ___________ mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu

  1. Hình dạng.

  2. Trạng thái.

  3. Kích thước.

  4. Cả A, B, C.

 

Câu 4: Trong biến đổi vật lí, vật thể không bị biến đổi về

  1. Hình dạng.

  2. Trạng thái.

  3. Chất liệu.

  4. Kích thước.

 

Câu 5: Biến đổi vật lý là

  1. Chất bị phân hủy.

  2. Chất biến đổi có tạo ra chất mới.

  3. Chất biến đổi về hình dạng, kích thước,…mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

  4. Biến đổi chất, có thể tạo ra chất mới hoặc không.

 

Câu 6: Khi quấn dây điện quanh đũa thủy tinh, dây điện từ thẳng đã biến thành hình lò xo. Tuy nhiên, đoạn dây điện vẫn giữ nguyên chất ban đầu. Điều này chứng tỏ

  1. Không có sự biến đổi xảy ra.

  2. Xảy ra biến đổi vật lí.

  3. Xảy ra biến đổi hóa học.

  4. Xảy ra cả biến đổi vật lí và hóa học.

 

Câu 7: Sau khi giặt quần áo, để cho nhanh khô, ta thường đem quần áo phơi dưới ánh nắng. Sự biến đổi xảy ra là

  1. Cả biến đổi hóa học và biến đổi vật lí.

  2. Biến đổi hóa học.

  3. Biến đổi vật lí.

  4. Không có sự biến đổi nào xảy ra.

 

Câu 8: Quá trình nước từ thể khí thành thể lỏng đã xảy ra sự biến đổi

  1. Không có sự biến đổi.

  2. Biến đổi hóa học.

  3. Cả biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.

  4. Biến đổi vật lí.

 

Câu 9: Sulfur cháy trong không khí tạo thành chất mới là sulfur dioxide. Ở đây đã xảy ra sự biến đổi

  1. Không có sự biến đổi.

  2. Hóa học.

  3. Cả biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.

  4. Vật lí.

 

Câu 10: Sự biến đổi xảy ra khi cồn để trong không khí bị bay hơi là

  1. Không xác định được.

  2. Không xảy ra sự biến đổi.

  3. Biến đổi hóa học.

  4. Biến đổi vật lí.

 

Câu 11: Sự biến đổi xảy ra khi thủy tinh nóng chảy được thổi thành hình cầu là

  1. Cả biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.

  2. Không xác định được.

  3. Biến đổi vật lí.

  4. Biến đổi hóa học.

 

Câu 12: Trong lò nung vôi, cacbonate calcium chuyển thành calcium dioxide và carbon dioxide. Sự biến đổi xảy ra ở đây là

  1. Biến đổi vật lí.

  2. Biến đổi hóa học.

  3. Không xảy ra sự biến đổi nào.

  4. Cả biến đổi vật lí và hóa học.

 

Câu 13: Khi cắt tờ giấy thành các phần khác nhau, sự biến đổi xảy ra là

  1. Biến đổi vật lí.

  2. Biến đổi hóa học.

  3. Biến đổi sinh học.

  4. Cả A, B, C.

 

Câu 14: Đốt cháy copper trong không khí tạo thành copper oxide, sự biến đổi xảy ra là

  1. Biến đổi vật lí.

  2. Biến đổi hóa học.

  3. Biến đổi sinh học.

  4. Cả A, B, C.

 

Câu 15: Cho vài viên nước đá vào cốc thủy tinh. Sau 5 phút, thấy viên đá tan dần ra. Sự biến đổi xảy ra là

  1. Biến đổi vật lí, ở đây nước có hiện tượng đông đặc.

  2. Biến đổi vật lí, ở đây nước có hiện tượng ngưng tụ.

  3. Biến đổi vật lí, ở đây nước có hiện tượng bay hơi.

  4. Biến đổi vật lí, ở đây nước có hiện tượng nóng chảy.

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Trong các biến đổi sau, hãy cho biết đâu là biến đổi hóa học

  1. Rơm rạ cháy tạo thành tro.

  2. Khi nấu cơm, nước bay hơi.

  3. Cô cạn dung dịch đường cho đậm đặc.

  4. Hòa tan đường vào nước.

 

Câu 2: Dấu hiệu chính để phân biệt biến đổi hóa học với biến đổi vật lí là

  1. Sự thay đổi về màu sắc của chất.

  2. Có giữ nguyên chất ban đầu hay không.

  3. Sự thay đổi về trạng thái của chất.

  4. Sự thay đổi về hình dạng của chất.

 

Câu 3: Trong các biến đổi sau, hãy cho biết đâu là biến đổi hóa học

  1. Đốt gas để thu nhiệt.

  2. Khi nấu cơm, nước bay hơi.

  3. Cô cạn dung dịch đường cho đậm đặc.

  4. Hòa tan đường vào nước.

 

Câu 4: Trong các biến đổi sau, biến đổi vật lý là

  1. Cơm bị ôi thiu.

  2. Sulfur cháy trong không khí.

  3. Mực hòa tan vào nước.

  4. Đốt cháy mẩu giấy.

 

Câu 5: Hãy cho biết sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét là biến đổi gì?

  1. Biến đổi hóa học.

  2. Biến đổi vật lý.

  3. Cả biến đổi vật lý và hóa học.

  4. Không có biến đổi gì.

 

Câu 6: Trong các biến đổi sau, đâu là biến đổi vật lý

  1. Chưng cất rượu sau quá trình lên men rượu.

  2. Ủ cơm nếp với men rượu trong quá trình lên men rượu.

  3. Đốt gas để thu nhiệt.

  4. Ngâm trứng vào giấm.

 

Câu 7: Khi đun sôi nước, biến đổi nào xảy ra?

  1. Biến đổi hóa học.

  2. Biến đổi vật lí.

  3. Cả biến đổi hóa học và biến đổi vật lí.

  4. Không xảy ra sự biến đổi.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Hiệu ứng nhà kính gây nên những sự biến đổi lớn cho Trái Đất, trong đó, một điều đáng lo ngại chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực). Hiện tượng này xảy ra là sự biến đổi gì? Tại sao?

  1. Biến đổi vật lí vì khi băng tan, nước chỉ xảy ra hiện tượng nóng chảy, nước vẫn là nước.

  2. Biến đổi vật lí vì khi băng tan, nước chỉ xảy ra hiện tượng đông đặc, nước vẫn là nước.

  3. Biến đổi hóa học vì khi băng tan, nước xảy ra hiện tượng nóng chảy, đồng thời băng tạo ra chất mới là nước.

  4. Biến đổi hóa học vì khi băng tan, nước xảy ra hiện tượng ngưng tụ, đồng thời băng tạo ra chất mới là nước.

 

Câu 2: Trong quá trình quang hợp, thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen từ khí carbon dioxide và nước. Như vậy, quá trình quang hợp đã xảy ra sự biến đổi nào? Vì sao?

  1. Biến đổi vật lí vì thực vật hấp thụ khí carbon dioxide, giải phóng khí oxygen, cả 2 chất đó đều là chất khí.

  2. Biến đổi vật lí vì trong quá trình quang hợp, thực vật không tạo ra thêm cây mới.

  3. Biến đổi hóa học vì nhờ quá trình quang hợp, thực vật tạo ra các chất mới .

  4. Không xảy ra sự biến đổi nào.

 

Câu 3: Kem bị tan chảy khi đưa ra khỏi ngăn đá một thời gian, sự biến đổi này là

  1. Biến đổi vật lí, kem chỉ chuyển từ trạng rắn sang trạng thái khí, không tạo ra chất mới.

  2. Biến đổi vật lí, kem chỉ chuyển từ trạng rắn sang trạng thái lỏng, không tạo ra chất mới.

  3. Biến đổi hóa học, khi kem chảy đã tạo ra chất mới là nước.

  4. Biến đổi hóa học, một phần của kem đã bay hơi vào không khí tạo ra khí mới là nitrogen.

 

Câu 4: Khi đốt nến, nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nên lỏng chuyển thành hơn. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước. Biến đổi hóa học là

  1. Nến chảy lỏng thấm vào bấc.

  2. Nến lỏng chuyển thành hơn.

  3. Hơi nến cháy trong không khí.

  4. Không xảy ra biến đổi hóa học.

 

Câu 5: Trong tập tục thờ cúng của người Việt Nam, vào các ngày giỗ, người dân thường đốt giấy tiền với mong muốn những người ở thế giới bên kia có thể có cuộc sống dư giả ở cõi âm. Trong trường hợp này, sự biến đổi xảy ra với giấy tiền là

  1. Biến đổi vật lí.

  2. Biến đổi hóa học.

  3. Cả biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.

  4. Không xảy ra sự biến đổi nào.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Khi trời lạnh, chúng ta thấy mỡ đóng thành tảng. Khi đun nóng, các tảng mỡ này tan chảy. Nếu đun quá lửa, thì một phần mỡ hóa hơi và một phần bị cháy đen. Hãy chỉ ra đâu là sự biến đổi hóa học

  1. Mỡ đóng tảng khi trời lạnh.

  2. Mỡ tan chảy khi đun nóng.

  3. Đun quá lửa mỡ bị cháy.

  4. Không có sự biến đổi hóa học.

 

Câu 2: Trong các hiện tượng sau

(1) Pha loãng nước muối.

(2) Đốt cháy mẩu giấy.

(3) Nước bốc hơi.

(4) Sulfur cháy trong không khí.

Hãy cho biết đâu là sự biến đổi vật lý?

  1. (1), (2).

  2. (1), (3).

  3. (2), (3).

  4. (3), (4).

 

Câu 3: Cho các hành động và hiện tượng sau

(1) Xay tiêu. 

(2) Đốt cháy đường mía. 

(3) Gấp quần áo. 

(4) Hiện tượng ma trơi. 

Có bao nhiêu hành động, hiện tượng là sự biến đổi vật lí? 

  1. 1

  2. 2

  3. 3

  4. 4

 

B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. A

2. B

3. D

4. C

5. C

6. B

7. C

8. D

9. B

10. D

11. C

12. B

13. A

14. B

15. D

 

  1. THÔNG HIỂU

1. A

2. B

3. A

4. C

5. A

6. A

7. B

 

  1. VẬN DỤNG

1. A

2. C

3. B

4. C

5. B

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. C

2. B

3. B



 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 2: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học trắc nghiệm KHTN 8 chân trời sáng tạo, Bộ đề trắc nghiệm KHTN 8 CTST
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 2: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận