Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 16: Áp suất

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 16: Áp suất. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 3. KHỐI LƯỢNG RIÊNG, ÁP SUẤT VÀ MOMENT LỰC

BÀI 16. ÁP SUẤT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Áp lực là

  1. Lực do vật này tác dụng lên vật khác có phương vuông góc với bề mặt bị ép

  2. Lực do vật này tác dụng lên vật khác có phương xiên với bề mặt bị ép

  3. Lực do vật này tác dụng lên vật khác có phương song song với bề mặt bị ép

  4. Lực do vật này tác dụng lên vật khác theo nhiều phương khác nhau với bề mặt bị ép

 

Câu 2: Áp suất dùng để xác định

  1. Khối lượng riêng của vật

  2. Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép

  3. Khối lượng của vật

  4. Thể tích của vật

 

Câu 3: Áp suất được tính bằng

  1. Độ lớn của khối lượng trên một đơn vị thể tích

  2. Hiệu giữa khối lượng sản phẩm và khối lượng chất tham gia

  3. Độ lớn của thể tích sau khi thả vật rắn vào chất lỏng

  4. Độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bền mặt bị ép

 

Câu 4: Áp suất được kí hiệu là

  1. M

  2. D

  3. p

  4. C%

 

Câu 5: Công thức tính áp suất là

  1. p = FS

  2. p = SF

  3. F.S

  4. F – S

 

Câu 6: Đơn vị của áp suất là

  1. N/m2

  2. mmHg

  3. g/cm3

  4. Cả A và B

 

Câu 7: Ta có thể thay đổi áp suất tác dụng lên vật bằng cách

  1. Thay đổi khối lượng của vật

  2. Thay đổi độ lớn của áp lực hoặc diện tích bề mặt bị ép

  3. Thay đổi thể tích của vật

  4. Thay đổi khối lượng riêng của vật

 

Câu 8: Đơn vị của áp lực là

  1. N/m2

  2. Pa        

  3. N        

  4. N/cm2

 

Câu 9: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào

  1. Phương của lực

  2. Chiều của lực

  3. Điểm đặt của lực

  4. Độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép

 

Câu 10: Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau

  1. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

  2. Đơn vị của áp suất là N/m2

  3. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép

  4. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực

 

Câu 11: Niu tơn (N) là đơn vị của

  1. Áp lực

  2. Áp suất

  3. Năng lượng

  4. Quãng đường

 

Câu 12: Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau

  1. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

  2. Đơn vị của áp suất là N

  3. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép

  4. Đơn vị của áp lực là đơn vị của áp suất

 

Câu 13: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất?

  1. N/m2

  2. Pa

  3. N/m3

  4. kPa

 

Câu 14: Cùng một diện tích bề mặt bị ép

  1. Áp suất tỉ lệ thuận với độ lớn của áp lực tác dụng lên vật

  2. Áp suất tỉ lệ nghịch với độ lớn của áp lực tác dụng lên vật

  3. Áp suất không ảnh hưởng đến độ lớn của áp lực tác dụng lên vật

  4. Cả A, B, C đều đúng

 

Câu 15: Cùng một áp lực

  1. Áp suất không thay đổi khi ta thay đổi diện tích bề mặt

  2. Áp suất tác dụng lên vật có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào diện tích bề mặt

  3. Áp suất luôn tăng, không phụ thuộc vào diện tích bề mặt

  4. Áp suất luôn giảm, không phụ thuộc vào diện tích bề mặt

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Muốn tăng áp suất, ta phải

  1. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ

  2. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực

  3. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ

  4. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực

 

Câu 2: Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác?

  1. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép

  2. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép

  3. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật

  4. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép

 

Câu 3: Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào?

  1. Giảm áp lực lên diện tích bị ép

  2. Tăng diện tích bị ép

  3. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần

  4. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép

 

Câu 4: Muốn giảm áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào?

  1. Giảm áp lực lên diện tích bị ép

  2. Giảm diện tích bị ép

  3. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần

  4. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép

 

Câu 5: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B.

  1. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B

  2. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A

  3. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau

  4. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B

 

Câu 6: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào áp lực nhỏ nhất

  1. Khi thầy Giang xách cặp đứng bằng hai chân trên bục giảng

  2. Khi thầy Giang xách cặp đứng co một chân

  3. Khi thầy Giang không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại

  4. Khi thầy Giang xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại

 

Câu 7: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào áp suất lớn nhất

  1. Khi thầy Giang xách cặp đứng bằng hai chân trên bục giảng

  2. Khi thầy Giang xách cặp đứng co một chân

  3. Khi thầy Giang không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại

  4. Khi thầy Giang xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho hình vẽ bên, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất? Các trường hợp được tính từ trái qua phải.

  1. Trường hợp 1        

  2. Trường hợp 2

  3. Trường hợp 3        

  4. Trường hợp 4

 

Câu 2: Có các viên gạch giống hệt nhau với kích thước 5 x 10 x 20 (cm) được xếp ở ba vị trí như hình vẽ. Biết tại vị trí 2 có hai viên gạch được xêp chồng lên nhau. Hỏi áp lực do các viên gạch tác dụng lên mặt đất tại vị trí nào lớn nhất?

  1. Tại vị trí 1

  2. Tại vị trí 2

  3. Tại vị trí 3

  4. Tại ba vị trí áp lực như nhau

 

Câu 3: Vì sao khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh?

  1. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn

  2. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn

  3. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn

  4. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được

 

Câu 4: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì

  1. Để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất

  2. Để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất

  3. Để tăng áp suất lên mặt đất

  4. Để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất

 

Câu 5: Vì sao khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ?

  1. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm

  2. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm

  3. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người

  4. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Đặt một bao gạo 60kg lên một ghết 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là:

  1. p = 20000N/m2

  2. p = 2000000N/m2

  3. p = 200000N/m2

  4. Là một giá trị khác

 

Câu 2: Vật thứ nhất có khối lượng m1 = 0,5kg, vật thứ hai có khối lượng 1kg. Hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.

  1. p= p2

  2. p= 2p2

  3. 2p= p2

  4. Không so sánh được.

 

Câu 3: Một hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm x 10cm x 5cm được đặt trên bàn nằm ngang. Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật là d = 2.104 N/m3. Áp suất lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.

  1. pmax = 4000Pa;pmin= 1000Pa 

  2. pmax=10000Pa;pmin=2000Pa 

  3. pmax=4000Pa;pmin=1500Pa 

  4. pmax=10000Pa;pmin=5000Pa

 

B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. A

2. B

3. D

4. C

5. A

6. D

7. B

8. C

9. D

10. C

11. A

12. A

13. C

14. A

15. B

 

  1. THÔNG HIỂU

1. B

2. B

3. D

4. A

5. B

6. C

7. A

 

  1. VẬN DỤNG

1. D

2. C

3. B

4. D

5. C

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. C

2. D

3. A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 16: Áp suất trắc nghiệm KHTN 8 chân trời sáng tạo, Bộ đề trắc nghiệm KHTN 8 CTST
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 16: Áp suất . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận