Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 50: Cân bằng tự nhiên

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 50: Cân bằng tự nhiên. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 7. MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ SINH THÁI

BÀI 50. CÂN BẰNG TỰ NHIÊN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Trạng thái cân bằng tự nhiên

  1. Mang tính ổn định tương đối

  2. Mang tính ổn định tuyệt đối

  3. Không ổn định

  4. Thay đổi dựa vào nhiệt độ môi trường

Câu 2: Cân bằng tự nhiên là

  1. Cân bằng tĩnh

  2. Cân bằng động

  3. Cân bằng tĩnh vào mùa hè, cân bằng động vào mùa đông

  4. Cân bằng tĩnh vào mùa đông, cân bằng động vào mùa hè

Câu 3: Quần thể sinh vật đạt trạng thái cân bằng khi

  1. Số lượng cá thể trong quần thể được điều chỉnh về mức ổn định

  2. Số lượng cá thể phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

  3. Số lượng sinh vật tiêu thụ nhiều hơn sinh vật sản xuất

  4. Cả A và B

Câu 4: Quần xã sinh vật đạt trạng thái cân bằng khi

  1. Số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã được điều chỉnh ở mức nhất định

  2. Số lượng cá thể phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

  3. Số lượng sinh vật tiêu thụ nhiều hơn sinh vật sản xuất

  4. Cả A và B

Câu 5: Khống chế sinh học là

  1. Sự khống chế số lượng cá thể của loài này bởi loài khác

  2. Sự khống chế số lượng sinh vật sản xuất

  3. Sự khống chế số lượng sinh vật tiêu thụ

  4. Sự khống chế số lượng sinh vật phân giải

Câu 6: Trạng thái cân bằng được thể hiện ở cấp độ

  1. Môi trường

  2. Con người

  3. Hệ sinh thái

  4. Hệ dinh dưỡng

Câu 7: Ở cấp độ hệ sinh thái, trạng thái cân bằng được thể hiện qua

  1. Sự phân bố các quần thể trong hệ sinh thái 

  2. Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

  3. Đảm bảo sự ổn định của hệ sinh thái

  4. Cả A, B, C

Câu 8: Cân bằng tự nhiên phụ thuộc vào

  1. Sự tác động của các yếu tố tự nhiên

  2. Sự tác động của con người

  3. Sự tác động của các sinh vật phân giải

  4. Cả A và B

Câu 9: Đâu không phải là yếu tố tự nhiên?

  1. Khí hậu

  2. Động đất

  3. Đốt rừng làm nương rẫy

  4. Dịch bệnh

Câu 10: Yếu tố tự nhiên bao gồm

  1. Khí hậu

  2. Núi lửa

  3. Dịch bệnh

  4. Cả A, B, C

Câu 11: Tác động tiêu cực của con người là

  1. Săn bắt động vật hoang dã

  2. Phá rừng

  3. Xả thải gây ô nhiễm môi trường

  4. Cả A, B, C

Câu 12: Đâu không phải là tác động của con người?

  1. Động đất

  2. Xả nước thải chưa qua xử lí từ các nhà máy ra sông hồ

  3. Vứt rác bừa bãi

  4. Chặt cây lấy gỗ

Câu 13: Tác động tích cực của con người là

  1. Vứt rác ra sông, hồ

  2. Trồng cây gây rừng

  3. Săn bắt động vật hoang dã

  4. Xả quá nhiều khí carbon dioxide gây hiệu ứng nhà kính

Câu 14: Biện pháp giúp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên là

  1. Trồng rừng, cải tạo đất bỏ hoang

  2. Tích cực nuôi các sinh vật ngoại lai xâm hại để tăng sự đa dạng sinh học

  3. Khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên

  4. Gây ô nhiễm môi trường

Câu 15: Để bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên cần thực hiện các biện pháp

  1. Hạn chế sự gia tăng quá mức số lượng cá thể sinh vật trong quần xã

  2. Hạn chế sự suy giảm quá mức số lượng cá thể sinh vật trong quần xã

  3. Tăng số lượng sinh vật tiêu thụ

  4. Cả A và B

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Mất cân bằng tự nhiên có thể xảy ra do

  1. Sinh vật không có hoặc ít khả năng thích nghi, cạnh tranh, lẩn trốn,…

  2. Điều kiện sống quá thuận lợi, lượng thức ăn dồi dào

  3. Sinh vật có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống

  4. Cả A, B, C

Câu 2: ___________là trạng thái ổ định tự nhiên của quần thể, quần xã và hệ sinh thái, đảm bảo sinh vật có khả năng thích nghi cao nhất với điều kiện sống

  1. Cân bằng môi trường

  2. Cân bằng hóa học

  3. Cân bằng tự nhiên

  4. Cân bằng sinh học

Câu 3: Trái Đất nóng lên dẫn đến băng ở hai cực tan ra, làm mất môi trường sống của một số loài sinh vật. Nếu các loài sinh vật này không có khả năng thích nghi, di cư sẽ dẫn đến

  1. Sự suy giảm số lượng cá thể

  2. Sự gia tăng số lượng cá thể

  3. Sự suy giảm chất lượng cá thể

  4. Sự gia tăng chất lượng cá thể

Câu 4: Trạng thái cân bằng cũ bị phá vỡ và trạng thái cân bằng mới được thiết lập khi

  1. Kích thước quần thể thay đổi

  2. Số lượng loài trong quần xã thay đổi

  3. Mối quan hệ hoặc sự phân bố của các quần thể trong hệ sinh thái bị thay đổi

  4. Cả A, B, C

Câu 5: Phát biểu đúng khi nói về cân bằng tự nhiên là

  1. Cân bằng tự nhiên là cân bằng tĩnh

  2. Điều kiện môi trường thuận lợi, thức ăn dồi dào không gây mất cân bằng tự nhiên

  3. Tác động tiêu cực của con người chỉ làm suy giảm số lượng cá thể, không gây mất cân bằng tự nhiên

  4. Trạng thái cân bằng tự nhiên mang tính tương đối

Câu 6: Phát biểu không đúng là

  1. Sự khống chế số lượng cá thể của loài này bởi loài khác gọi là hiện tượng khống chế sinh học

  2. Cân bằng tự nhiên chỉ phụ thuộc vào tác động của con người

  3. Để bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên, cần thực hiện các biện pháp hạn chế sự gia tăng hoặc suy giảm quá mức số lượng cá thể sinh vật trong quần xã

  4. Tiêu diệt các loài sinh vật ngoại lai xâm hại là một trong những biện pháp để bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên

Câu 7: Nguyên nhân làm suy giảm số lượng cá thể là

  1. Điều kiện môi trường bất lợi, dịch bệnh, ô nhiễm,…

  2. Tác động tiêu cực của con người

  3. Sinh vật không có hoặc ít khả năng thích nghi, cạnh tranh, lẩn trốn, tìm kiếm thức ăn,…

  4. Cả A, B, C

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Vì sao trạng thái cân bằng tự nhiên mang tính ổn định tương đối?

  1. Vì điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi dẫn đến số lượng cá thể và sự phân bố của các loài sinh vật trong hệ sinh thái cũng luôn biến động

  2. Vì điều kiện ngoại cảnh không thay đổi dẫn đến số lượng cá thể và sự phân bố của các loài sinh vật trong hệ sinh thái cũng không biến động

  3. Vì vào mùa đông, lượng thức ăn dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật

  4. Cả A, B, C

Câu 2: Tảo biển là thức ăn của loài nhím biển tía. Do điều kiện môi trường thuận lợi dẫn đến loài nhím biển tía sinh sản với tốc độ nhanh. Điều này đã làm

  1. Tăng số lượng tảo biển để phù hợp với nhu cầu của nhím biển tía

  2. Số lượng tảo biển giảm

  3. Tăng số lượng sinh vật phân giải xác tảo biển

  4. Giảm số lượng sinh vật phân giải xác tảo biển

Câu 3: Vào cuối năm 2020, sự bùng dịch châu chấu sa mạc ở các tỉnh phía bắc Việt Nam đã tàn phá hàng trăm nghìn ha cây nông nghiệp. Có thể áp dụng biện pháp nào để khắc phục dịch châu chấu?

  1. Dùng các loại thuốc như thuốc bảo vệ thực vật

  2. Dùng vi khuẩn kí sinh gây bệnh

  3. Dùng các loài thiên địch

  4. Cả A, B, C

Câu 4: Ốc bươu vàng được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1988, chúng đã phát triển rất nhanh và gây hại nghiêm trọng cho nền nông nghiệp. Nguyên nhân khiến chúng phát triển nhanh là

  1. Điều kiện sống thuận lợi

  2. Chưa có hoặc có rất ít thiên địch

  3. Do ốc bươu vàng biết tìm cách tránh những nơi con người phun thuốc sâu

  4. Cả A và B

Câu 5: Vì sao chuột có hại với con người nhưng chúng ta không tiêu diệt chúng?

  1. Vì chúng phát triển quá nhanh

  2. Vì chúng vẫn đóng vai trò quan trọng trọng việc duy trì sự cân bằng các chuỗi thức ăn trong tự nhiên

  3. Vì chúng có sức sống quá mãnh liệt

  4. Cả B và C

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Vì sao thực vật thường là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn?

  1. Vì thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng còn con người và động vật thì không có khả năng đó. Vì vậy con người và động vật phải lấy thức ăn từ thực vật và động vật khác

  2. Vì thực vật có ở mọi nơi trên Trái Đất

  3. Vì thực vật cung cấp một lượng lớn chất xơ, giúp con người tăng sức đề kháng

  4. Vì thực vật tốt cho hệ tiêu hóa, giúp con người và động vật tiêu hóa các chất khác dễ dàng hơn

Câu 2: Ở một cánh đồng trồng khoai tây có một số sinh vật như chuột, rắn,… Nếu khoai tây bị mất mùa, số lượng chuột và rắn sẽ thay đổi như thế nào?

  1. Nếu khoai tây bị mất mùa, số lượng chuột và rắn sẽ tăng dần do chủ vườn không phun thuốc trừ sâu cho cây nữa, rắn và chuột không bị nhiễm hóa chất nên sống khỏe mạnh hơn

  2. Nếu khoai tây bị mất mùa, số lượng chuột và rắn sẽ tăng dần do khoai tây không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chuột có thể kiếm thức ăn khác tốt cho cơ thể hơn, từ đó làm tăng số lượng chuột, dẫn đến tăng số lượng rắn

  3. Nếu khoai tây bị mất mùa, số lượng chuột và rắn sẽ giảm dần do chuột và rắn có thể bị nhiễm độc từ thuốc trừ sâu

  4. Nếu khoai tây bị mất mùa, số lượng chuột và rắn sẽ giảm dần do không đủ thức ăn cho chuột dẫn đến số lượng chuột bị giảm, gây ra việc không có đủ thức ăn cho rắn.

Câu 3: Tại một vùng biển, tảo là thức ăn của tôm, tôm là một trong những thức ăn của cá hồi. Nếu số lượng tôm giảm, số lượng tảo và cá hồi sẽ thay đổi như thế nào?
A. Số lượng tảo và cá hồi đều tăng

  1. Số lượng tảo tăng, số lượng cá hồi giảm

  2. Số lượng tảo và cá hồi đều giảm

  3. Không thể xác định được

B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. A

2. B

3. D

4. D

5. A

6. C

7. D

8. D

9. C

10. D

11. D

12. A

13. B

14. A

15. D

 

  1. THÔNG HIỂU

1. D

2. C

3. A

4. D

5. D

6. B

7. D

 

  1. VẬN DỤNG

1. A

2. B

3. D

4. D

5. B

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. A

2. D

3. B

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 50: Cân bằng tự nhiên trắc nghiệm KHTN 8 chân trời sáng tạo, Bộ đề trắc nghiệm KHTN 8 CTST
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 50: Cân bằng tự nhiên . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận