Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 37: Hệ hô hấp ở người

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 37: Hệ hô hấp ở người. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 6. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

BÀI 37: HỆ HÔ HẤP Ở NGƯỜI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Hệ hô hấp bao gồm

  1. Các cơ quan hô hấp

  2. Phổi

  3. Tim

  4. Cả A và B

 

Câu 2: Hoạt động hít vào, thở ra là hoạt động của

  1. Các cơ quan hô hấp

  2. Phổi

  3. Tim

  4. Cả A và B

 

Câu 3: Cơ quan của hệ hô hấp là

  1. Mũi

  2. Hầu

  3. Thanh quản

  4. Cả A, B, C

 

Câu 4: Cơ quan nào sau đây không phải của hệ hô hấp

  1. Phế nang

  2. Thanh quản

  3. Tiểu cầu

  4. Hầu

 

Câu 5: Hô hấp có chức năng chính là 

  1. Chứa và dẫn không khí

  2. Tạo kháng thể bảo vệ

  3. Giữ lại các dị vật

  4. Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường

 

Câu 6: Vị trí của hầu là

  1. Nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở

  2. Gần phổi

  3. Nằm bên dưới thanh quản

  4. Gần phế quản 

 

Câu 7: Hầu chứa ________ tại các hạch amidan, tạo kháng thể bảo vệ

  1. Tế bào thực bào

  2. Tế bào lympho

  3. Hồng cầu

  4. Huyết tương

 

Câu 8: Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và thải ra khí gì ?

  1. Sử dụng khí N2và thải khí CO2

  2. Sử dụng khí CO2và thải khí O2

  3. Sử dụng khí O2và thải khí CO2

  4. Sử dụng khí O2và thải khí N2

 

Câu 9: Chức năng chính của thanh quản là

  1. Phát âm, dẫn và sưởi ấm không khí

  2. Dẫn không khí, điều hòa lưu lượng khí vào phổi

  3. Giúp sưởi ấm và làm ẩm không khí trước khi đi vào các cơ quan khác của đường dẫn khí

  4. Giúp máu lưu thông từ đường ống dẫn khí đến các phế nang và ngược lại

 

Câu 10: Chức năng chính của mũi là

  1. Phát âm, dẫn và sưởi ấm không khí

  2. Dẫn không khí, điều hòa lưu lượng khí vào phổi

  3. Giúp sưởi ấm và làm ẩm không khí trước khi đi vào các cơ quan khác của đường dẫn khí

  4. Giúp máu lưu thông từ đường ống dẫn khí đến các phế nang và ngược lại

 

Câu 11: Chức năng chính của khí quản là

  1. Phát âm, dẫn và sưởi ấm không khí

  2. Dẫn không khí, điều hòa lưu lượng khí vào phổi

  3. Giúp sưởi ấm và làm ẩm không khí trước khi đi vào các cơ quan khác của đường dẫn khí

  4. Giúp máu lưu thông từ đường ống dẫn khí đến các phế nang và ngược lại

 

Câu 12: Chức năng chính của phế quản là

  1. Phát âm, dẫn và sưởi ấm không khí

  2. Dẫn không khí, điều hòa lưu lượng khí vào phổi

  3. Giúp sưởi ấm và làm ẩm không khí trước khi đi vào các cơ quan khác của đường dẫn khí

  4. Giúp máu lưu thông từ đường ống dẫn khí đến các phế nang và ngược lại

 

Câu 13: Nguyên nhân gây viêm phổi là

  1. Do virus, vi khuẩn, nấm hoặc hóa chất độc hại gây nên

  2. Do nhiễm vi khuẩn hoặc lây từ người bệnh

  3. Do vi khuẩn, virus hoặc hóa chất, cảm lạnh, ô nhiễm không khí

  4. Do nhiễm vi khuẩn, tiếp xúc hóa chất, ô nhiễm không khí, sức đề kháng kém

 

Câu 14: Nguyên nhân gây lao phổi là

  1. Do virus, vi khuẩn, nấm hoặc hóa chất độc hại gây nên

  2. Do nhiễm vi khuẩn hoặc lây từ người bệnh

  3. Do vi khuẩn, virus hoặc hóa chất, cảm lạnh, ô nhiễm không khí

  4. Do nhiễm vi khuẩn, tiếp xúc hóa chất, ô nhiễm không khí, sức đề kháng kém

 

Câu 15: Nguyên nhân gây viêm họng là

  1. Do virus, vi khuẩn, nấm hoặc hóa chất độc hại gây nên

  2. Do nhiễm vi khuẩn hoặc lây từ người bệnh

  3. Do vi khuẩn, virus hoặc hóa chất, cảm lạnh, ô nhiễm không khí

  4. Do nhiễm vi khuẩn, tiếp xúc hóa chất, ô nhiễm không khí, sức đề kháng kém

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Cơ quan nào không có ở đường dẫn khí trong hệ hô hấp?

  1. Tim

  2. Thanh quản

  3. Phổi

  4. Họng

 

Câu 2: Cơ quan chứa hạch amidan là

  1. Mũi

  2. Hầu

  3. Thanh quản

  4. Phế quản

 

Câu 3: Khí quản nối 

  1. Mũi và hầu

  2. Phổi và phế nang

  3. Thanh quản và phế quản

  4. Phế quản và phổi

 

Câu 4: Trong hệ hô hấp cơ quan giữ các dị vật lại là

  1. Hầu

  2. Thanh quản

  3. Khí quản

  4. Mũi

 

Câu 5: Ho có đờm lẫn máu, mệt mỏi, chán ăn, khó thở, sốt kéo dài, sút cân là triệu chứng của bệnh

  1. Viêm phổi

  2. Lao phổi

  3. Viêm mũi dị ứng

  4. Viêm xoang

 

Câu 6: Ngứa mũi, chảy dịch nhầy, đau hốc mũi, đau đầu là triệu chứng của bệnh

  1. Viêm phổi

  2. Lao phổi

  3. Viêm mũi dị ứng

  4. Viêm xoang

 

Câu 7: Ho, khó thở, sốt là triệu chứng của bệnh

  1. Viêm phổi

  2. Lao phổi

  3. Viêm mũi dị ứng

  4. Viêm xoang

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Khi hít vào thì điều gì xảy ra?

  1. Cơ hoành co

  2. Cơ hoành dãn

  3. Các xương sườn được hạ xuống

  4. Cơ liên sườn ngoài dãn

 

Câu 2: Sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào thở ra là

  1. Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng và khi thở ra thể tích lồng ngực giảm

  2. Khi hít vào thể tích lồng ngực giảm và khi thở ra thể tích lồng ngực tăng

  3. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều tăng

  4. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều giảm

 

Câu 3: Vai trò của sự thông khí ở phổi là gì?

  1. Giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới

  2. Tạo đường cho không khí đi vào

  3. Tạo đường cho không khí đi ra

  4. Vận chuyển không khí trong cơ thể

 

Câu 4: Khi chúng ta thở ra thì điều gì sẽ xảy ra?

  1. Cơ liên sườn ngoài co

  2. Cơ hoành co

  3. Thể tích lồng ngực giảm

  4. Thể tích lồng ngực tăng

 

Câu 5: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng 

  1. Lượng khí cặn của phổi

  2. Dung tích sống của phổi

  3. Khoảng chết trong đường dẫn khí

  4. Lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Vì sao công nhân làm trong các hầm mỏ than có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi cao?

  1. Môi trường làm việc có bụi than, cứ hít vào là sẽ mắc bệnh

  2. Môi trường làm việc quá sức nên dễ bị bệnh

  3. Hệ bài tiết không bài tiết hết bụi than hít vào

  4. Vì hít vào nhiều bụi than, hệ hô hấp không thể lọc sạch hết được

 

Câu 2: Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp ?

  1. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này

  2. Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn

  3. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 3: Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ cơ quan nào?

  1. Hệ tiêu hoá            

  2. Hệ tuần hoàn 

  3. Hệ sinh dục            

  4. Hệ bài tiết

  B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. D

2. A

3. D

4. C

5. D

6. A

7. B

8. C

9. A

10. C

11. B

12. D

13. A

14. B

15. C

 

  1. THÔNG HIỂU

1. A

2. B

3. C

4. D

5. B

6. D

7. A

 

  1. VẬN DỤNG

1. A

2. A

3. A

4. C

5. B

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. D

2. D

3. B


 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 37: Hệ hô hấp ở người trắc nghiệm KHTN 8 chân trời sáng tạo, Bộ đề trắc nghiệm KHTN 8 CTST
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 37: Hệ hô hấp ở người . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận