Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 1: Sử dụng hóa chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 1: Sử dụng hóa chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

MỞ ĐẦU

BÀI 1. SỬ DỤNG HÓA CHẤT, DỤNG CỤ VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN AN TOÀN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Nhận biết được các loại dụng cụ thí nghiệm giúp ta

  1. Sử dụng đúng mục đích, hiệu quả khi thực hành thí nghiệm

  2. Tiết kiệm hóa chất

  3. Cho chất lượng sản phẩm tốt hơn

  4. Sản phẩm bán ra với giá cao hơn

 

Câu 2: Dụng cụ đo thể tích dùng để

  1. Xác định khối lượng của vật

  2. Xác định thể tích của chất lỏng

  3. Xác định thể tích của chất rắn

  4. Xác định giá trị của vật

 

Câu 3: Khi đo thể tích, nên chọn dụng cụ có ____________ với thể tích chất lỏng hay dung dịch cần đo để có độ chính xác cao nhất

  1. Độ chia nhỏ nhất gần nhất với

  2. Giới hạn đo lớn hơn nhiều

  3. Giới hạn đo gần nhất

  4. Hình cầu

 

Câu 4: Dụng cụ chứa hóa chất dùng để

  1. Chứa hóa chất

  2. Chứa hóa chất độc hại

  3. Chứa acid

  4. Chứa base

 

Câu 5: Dụng cụ chứa hóa chất thường dùng là

  1. Lọ thủy tinh

  2. Lọ nhựa

  3. Ống nghiệm

  4. Cả A, B, C

 

Câu 6: Các thí nghiệm lượng nhỏ thường thực hiện trong

  1. Ống nghiệm

  2. Lọ thủy tinh

  3. Bình tam giác

  4. Lọ nhựa

 

Câu 7: Khi thực hiện các thí nghiệm trong ống nghiệm, hóa chất lỏng cho vào

  1. Gần đầy ống nghiệm

  2. Không nên quá 2/3 ống nghiệm

  3. Không nên quá 1/2 ống nghiệm

  4. Chỉ cho khoảng 2-3 giọt để tránh lãng phí hóa chất

 

Câu 8: Khi sử dụng lượng lớn hóa chất, có thể dùng ____________ thay cho ống nghiệm

  1. Bình cầu

  2. Bình tam giác

  3. Bình chữ nhật

  4. Bình vuông

 

Câu 9: Dụng cụ nào sau đây là dụng cụ đun nóng?

  1. Đèn cồn

  2. Bát sứ

  3. Bình tam giác

  4. Cả A và B

 

Câu 10: Khi tắt đèn cồn, ta phải

  1. Dùng miệng thổi tắt lửa đèn cồn

  2. Dùng nắp đậy lại

  3. Mang đèn ra chỗ có nhiều gió và để đèn tự tắt

  4. Cả A, B, C

 

Câu 11: Bát sứ dùng để

  1. Trộn các hóa chất rắn với nhau, đun chảy các hóa chất ở nhiệt độ cao hoặc cô cạn các dung dịch

  2. Đun nóng hóa chất

  3. Chứa hóa chất

  4. Xác định thể tích của chất lỏng

 

Câu 12: Dụng cụ dùng để lấy hóa chất là

  1. Thìa thủy tinh

  2. Ống hút nhỏ giọt

  3. Bát sứ

  4. Cả A và B

 

Câu 13: Thìa thủy tinh dùng để

  1. Lấy lượng nhỏ hóa chất ở dạng bột cho vào dụng cụ thí nghiệm

  2. Lấy hóa chất ở dạng lỏng

  3. Lấy hóa chất bất kì

  4. Lấy các hóa chất nguy hiểm

 

Câu 14: Ống hút nhỏ giọt dùng để

  1. Lấy lượng nhỏ hóa chất ở dạng bột cho vào dụng cụ thí nghiệm

  2. Lấy hóa chất ở dạng lỏng

  3. Lấy hóa chất bất kì

  4. Lấy các hóa chất nguy hiểm

 

Câu 15: Hóa chất được chia thành ba loại, gồm

  1. Rắn, lỏng, keo

  2. Keo, lỏng, khí

  3. Rắn, lỏng, khí

  4. Khí, rắn, huyền phù

 

Câu 16: Dựa vào tính chất và mức độ ảnh hưởng của hóa chất đến con người và môi trường, người ta chia hóa chất thành

  1. Hóa chất nguy hiểm và chất độc

  2. Hóa chất dễ bay hơi và hóa chất dễ cháy, nổ

  3. Hóa chất độc và hóa chất dễ bay hơi

  4. Hóa chất nguy hiểm và hóa chất dễ cháy, nổ

 

Câu 17: Đâu là quy tắc sử dụng hóa chất an toàn trong thực hành?

  1. Hóa chất trong phòng thực hành phải đựng trong lọ có nút đậy kín, phía ngoài có dán nhãn ghi tên hóa chất. Nếu hóa chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng

  2. Không dùng tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất

  3. Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất

  4. Cả A, B, C

 

Câu 18: Một số dụng cụ thực hành liên quan đến vật sống là

  1. Máy đo huyết áp, băng y tế, nẹp gỗ

  2. Điện thoại, ống nhòm, nẹp gỗ

  3. Máy ảnh, ống nhòm, máy tính

  4. Máy tính casio, gạc y tế, băng y tế

 

Câu 19: Đâu là thiết bị điện?

  1. Thiết bị lắp mạch điện

  2. Thiết bị đo dòng điện

  3. Nguồn điện

  4. Cả A, B, C

 

Câu 20: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, chúng ta nên

  1. Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V

  2. Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ cách điện

  3. Khi có người bị điện giật thì không chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người đến cấp cứu

  4. Cả A, B, C

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Đâu là dụng cụ dùng để đo thể tích?

  1. Cốc chia vạch

  2. Ống nghiệm

  3. Bình tam giác

  4. Bình cầu

 

Câu 2: Khi muốn hòa tan các chất rắn trong dung dịch, ta sử dụng

  1. Đèn cồn

  2. Đũa thủy tinh

  3. Thìa thủy tinh

  4. Ống hút nhỏ giọt

 

Câu 3: Để đo 90 ml chất lỏng, ta nên dùng ống đong loại

  1. 50 ml

  2. 100 ml

  3. 150 ml

  4. 200 ml

 

Câu 4: Hóa chất nào sau đây ở thể khí?

  1. Oxygen

  2. Viên kẽm

  3. Bột lưu huỳnh

  4. Dung dịch copper (II) sulfate

 

Câu 5: Hóa chất nào sau đây ở thể lỏng?

  1. Oxygen

  2. Viên kẽm

  3. Bột lưu huỳnh

  4. Dung dịch copper (II) sulfate

 

Câu 6: Hóa chất nào sau đây ở thể rắn?

  1. Oxygen

  2. Viên kẽm

  3. Bột lưu huỳnh

  4. Cả B và C

 

Câu 7: Hóa chất nào sau đây là hóa chất nguy hiểm?

  1. Acid, base

  2. Muối

  3. Nước

  4. Không khí

 

Câu 8: Hóa chất nào sau đây là hóa chất dễ cháy nổ?

  1. Muối

  2. Cồn, benzene

  3. Nước

  4. Không khí

 

Câu 9: Thiết bị đo dòng điện sau là

  1. Ampe kế

  2. Vôn kế

  3. Đồng hồ đo điện đa năng

  4. Biến trở

 

Câu 10: Chúng ta không nên

  1. Làm thí nghiệm với nguồn điện dưới 40 V

  2. Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với nguồn điện trong gia đình

  3. Sử dụng thiết bị điện khi đang sạc

  4. Sử dụng dây điện có vỏ bọc cách điện đúng tiêu chuẩn

 

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Để bảo quản các hóa chất rắn, ta nên dùng dụng cụ nào?

  1. Cả A, B, C

 

Câu 2: Cho hình ảnh sau

Phát biểu đúng với hình ảnh đó là

  1. Không lấy quá nhiều hóa chất

  2. Không dùng tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất

  3. Không để hóa chất ngoài môi trường

  4. Phải dán nhãn đối với mỗi hóa chất

 

Câu 3: Cho hình ảnh sau

Phát biểu đúng với hình ảnh đó là

  1. Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất

  2. Hóa chất dùng xong nếu còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa

  3. Hóa chất đựng trong lọ phải có dán nhãn và phải được đậy kín

  4. Hóa chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng

 

Câu 4: Cho hình ảnh sau

Phát biểu đúng với hình ảnh đó là

  1. Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất

  2. Hóa chất dùng xong nếu còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa

  3. Hóa chất đựng trong lọ phải có dán nhãn và phải được đậy kín

  4. Hóa chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng

 

Câu 5: Cho hình ảnh sau

Phát biểu đúng với hình ảnh đó là

  1. Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất

  2. Hóa chất dùng xong nếu còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa

  3. Hóa chất đựng trong lọ phải có dán nhãn và phải được đậy kín

  4. Hóa chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng

 

Câu 6: Cho hình ảnh sau

Phát biểu đúng với hình ảnh đó là

  1. Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất

  2. Hóa chất dùng xong nếu còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa

  3. Hóa chất đựng trong lọ phải có dán nhãn và phải được đậy kín

  4. Hóa chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng



Câu 7: Cho hình ảnh sau

Phát biểu đúng với hình ảnh đó là

  1. Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất

  2. Hóa chất dùng xong nếu còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa

  3. Hóa chất đựng trong lọ phải có dán nhãn và phải được đậy kín

  4. Không tự ý trộn lẫn hóa chất

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho các phát biểu sau

(1) Các dụng cụ trong phòng thực hành được chia làm nhiều loại theo công dụng của chúng

(2) Dụng cụ đo thể tích gồm ống đong, cốc chia vạch, cân

(3) Có thể dùng ống nghiệm, lọ thủy tinh, bát ăn cơm để dựng hóa chất. Sau khi thí nghiệm xong chỉ cần rửa sạch là có thể dùng lại để đựng thực phẩm

(4) Dụng cụ lấy hóa chất gồm thìa thủy tinh, ống hút nhỏ giọt, bát thủy tinh

Số phát biểu không đúng là

  1. 1

  2. 2

  3. 3

  4. 4

 

Câu 2: Vì sao không thổi để tắt lửa đèn cồn?

  1. Vì trong không khí có một lượng lớn nitrogen sẽ làm lửa cháy mạnh hơn

  2. Vì khi thổi đèn cồn có thể gây bỏng nếu ta để đèn quá gần với người

  3. Vì thổi đèn sẽ dễ làm cho cồn bắn vào quần áo

  4. Việc thổi hơi vô tình cung cấp thêm cho đèn một lượng oxygen trong không khí khiến cho ngọn lửa bốc cháy dữ dội hơn

 

Câu 3: Cho các phát biểu sau về các quy tắc sử dụng hóa chất an toàn trong phòng thực hành

(1) Không làm đổ vỡ, không để hóa chất độc bắn vào người và quần áo

(2) Khi thiếu bật lửa, có thể mồi lửa cho đèn cồn này bằng đèn cồn khác

(3) Không dùng tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất

(4) Hóa chất dùng xong còn thừa cần được cho trở lại vào bình chứa

(5) Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất

Số phát biểu không đúng là

  1. 3

  2. 4

  3. 5

  4. 1

 

B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. A

2. B

3. C

4. A

5. D

6. A

7. C

8. B

9. D

10. B

11. A

12. D

13. A

14. B

15. C

16. D

17. D

18. A

19. D

20. D

 

  1. THÔNG HIỂU

1. A

2. C

3. B

4. A

5. D

6. D

7. A

8. B

9. B

10. C

 

  1. VẬN DỤNG

1. A

2. B

3. C

4. D

5. A

6. B

7. D

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. C

2. D

3. A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 1: Sử dụng hóa chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn trắc nghiệm KHTN 8 chân trời sáng tạo, Bộ đề trắc nghiệm KHTN 8 CTST
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 1: Sử dụng hóa chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận