Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 28: Sự nở vì nhiệt

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 28: Sự nở vì nhiệt. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 5. NHIỆT

BÀI 28. SỰ NỞ VÌ NHIỆT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Chọn câu phát biểu không đúng

  1. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.

  2. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

  3. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.

  4. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.

 

Câu 2: Kết luận đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và oxygen là

  1. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxygen

  2. Không khí nở vì nhiệt ít hơn oxygen

  3. Không khí và oxygen nở vì nhiệt như nhau 

  4. Cả ba kết luận trên đều sai 

 

Câu 3: Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống. Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên.............., ………….., ………… và bay lên tạo thành mây.

  1. Nở ra, nóng lên, nhẹ đi.

  2. Nhẹ đi, nở ra, nóng lên.

  3. Nóng lên, nở ra, nhẹ đi.

  4. Nhẹ đi, nóng lên, nở ra.

 

Câu 4: Điền từ đúng nhất. Khi giảm nhiệt độ, thể tích của…….sẽ giảm ít hơn thể tích của…….

  1. Chất khí, chất lỏng

  2. Chất khí, chất rắn

  3. Chất lỏng, chất rắn

  4. Chất rắn, chất lỏng

 

Câu 5: Các chất nở ra khi

  1. Nóng lên

  2. Lạnh đi

  3. Không có sự thay đổi về nhiệt

  4. Độ ẩm không khí ổn định

 

Câu 6: Các chất co lại khi

  1. Nóng lên

  2. Lạnh đi

  3. Không có sự thay đổi về nhiệt

  4. Độ ẩm không khí ổn định

 

Câu 7: Khi áp suất không đổi, các chất khí nở vì nhiệt

  1. Giống nhau

  2. Khác nhau

  3. Phụ thuộc vào khối lượng riêng của chúng

  4. Chất khí nào có khối lượng riêng lớn hơn thì không bị ảnh hưởng bởi nhiệt

 

Câu 8: Sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí được ứng dụng để

  1. Sử dụng ở các thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay đổi

  2. Chế tạo các loại nhiệt kế khác nhau

  3. Chế tạo khí cầu

  4. Lắp chặt hoặc tháo dỡ các dụng cụ hoặc các chi tiết máy

 

Câu 9: Sự nở vì nhiệt của không khí được ứng dụng để

  1. Sử dụng ở các thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay đổi

  2. Chế tạo các loại nhiệt kế khác nhau

  3. Chế tạo khí cầu

  4. Lắp chặt hoặc tháo dỡ các dụng cụ hoặc các chi tiết máy

 

Câu 10: Sự nở vì nhiệt của chất rắn được ứng dụng để

  1. Sử dụng ở các thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay đổi

  2. Chế tạo các loại nhiệt kế khác nhau

  3. Chế tạo khí cầu

  4. Lắp chặt hoặc tháo dỡ các dụng cụ hoặc các chi tiết máy

 

Câu 11: Sự nở vì nhiệt của băng kép được ứng dụng để

  1. Sử dụng ở các thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay đổi

  2. Chế tạo các loại nhiệt kế khác nhau

  3. Chế tạo khí cầu

  4. Lắp chặt hoặc tháo dỡ các dụng cụ hoặc các chi tiết máy

 

Câu 12: Sự nở vì nhiệt có thể

  1. Gây hại

  2. Làm vỡ

  3. Làm biến dạng các vật

  4. Cả A, B, C

 

Câu 13: Sự nở vì nhiệt có thể gây ra những _________ rất lớn khi bị ngăn cản

  1. Lực

  2. Sự biến đổi không khí

  3. Thay đổi về nhiệt độ

  4. Khối lượng riêng

Câu 14: Không khí và các chất khí khác nở vì nhiệt giống nhau khi

  1. Thể tích không đổi

  2. Áp suất không đổi

  3. Khối lượng riêng giống nhau

  4. Khối lượng giống nhau

 

Câu 15: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt

  1. Giống nhau

  2. Khác nhau

  3. Chất lỏng không nở vì nhiệt

  4. Đáp án khác

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì

  1. Khối lượng của vật giảm đi.

  2. Thể tích của vật giảm đi.

  3. Trọng lượng của vật giảm đi.

  4. Trọng lượng của vật tăng lên.

 

Câu 2: Khi đun nóng một viên bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

  1. Khối lượng của viên bi tăng.

  2. Khối lượng của viên bi giảm.

  3. Khối lượng riêng của viên bi tăng.

  4. Khối lượng riêng của viên bi giảm.

 

Câu 3: Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì

  1. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.

  2. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.

  3. Chỉ có chiều cao tăng.

  4. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.

 

Câu 4: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.

  1. Không có gì thay đổi.

  2. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.

  3. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.

  4. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.

 

Câu 5: Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi?

  1. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi.

  2. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi.

  3. Chỉ có thể tích thay đổi.

  4. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi.

 

Câu 6: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?

  1. Thể tích không thay đổi vì bình thủy tinh đậy kín.

  2. Thể tích tăng.

  3. Thể tích giảm.

  4. Cả ba kết luận trên đều sai.

 

Câu 7: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

  1. Rắn, lỏng, khí.

  2. Rắn, khí, lỏng.

  3. Khí, lỏng, rắn.

  4. Khí, rắn, lỏng.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

  1. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.

  2. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.

  3. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.

  4. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.

 

Câu 2: Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 500C thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?

  1. Nhôm – Đồng – Sắt         

  2. Nhôm – Sắt – Đồng

  3. Sắt – Nhôm – Đồng         

  4. Đồng – Nhôm – Sắt

 

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng nhất. Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? Biết đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm.

  1. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau.

  2. Cây thước làm bằng nhôm.

  3. Cây thước làm bằng đồng.

  4. Các phương án đưa ra đều sai.

 

Câu 4: Khi đi xe đạp trời nắng không nên bơm căng lốp xe vì

  1. Lốp xe dễ bị nổ 

  2. Lốp xe dễ bị xuống hơi 

  3. Không có hiện tượng gì xảy ra đối với lốp xe

  4. Cả ba kết luận trên đều sai

 

Câu 5: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?

  1. Làm nóng nút.         

  2. Làm nóng cổ lọ.

  3. Làm lạnh cổ lọ.         

  4. Làm lạnh đáy lọ.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì

  1. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.

  2. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.

  3. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.

  4. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.

 

Câu 2: Hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ vì

  1. Khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

  2. Khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

  3. Khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

  4. Khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

 

Câu 3: Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?

  1. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau.

  2. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau.

  3. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng.

  4. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau.

B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT

1. D

2. C

3. C

4. D

5. A

6. B

7. A

8. B

9. C

10. D

11. A

12. D

13. A

14. B

15. B

 

  1. THÔNG HIỂU

1. B

2. D

3. A

4. B

5. A

6. B

7. C

 

  1. VẬN DỤNG

1. D

2. A

3. C

4. A

5. B

 

  1. VẬN DỤNG CAO

1. C

2. D

3. D

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 28: Sự nở vì nhiệt trắc nghiệm KHTN 8 chân trời sáng tạo, Bộ đề trắc nghiệm KHTN 8 CTST
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 28: Sự nở vì nhiệt . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận