Danh mục bài soạn

Soạn văn 9 siêu hay bài: Làng

Bài soạn văn 9 tập 1: Làng cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trêngoogle hãy gõ: soan sieu hay lang tech12h. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào

[toc:ull]

Phần 1. Các câu hỏi trong bài học

Bài tập 1: Truyện ngắn Làng đã xâydựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
Bài tập 2: Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện. Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của nhân vật đã được biểu hiện như thế nào?
Bài tập 3: Em hãy đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út (“Ồng lão ôm thằng con út lên lòng... cùng vợi đi được đôi phần”). Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua nhừng lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến? Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?
Bài tập 4: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.

Phần luyện tập

Bài tập 1: Chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai trong truyện. Trong đoạn văn ấy, tác giả đã sử dụng những biện pháp nào để miêu tả tâm lí nhân vật?
Bài tập 2: Em có nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cùng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy.

Phần tham khảo, mở rộng

Bài tập 1: Phân tích diễn biến tâm lý của ông Hai từ trước đến sau khi ông nghe tin sét đánh “làng mình theo giặc” trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân.
Bài tập 2: Khái quát một số nét đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn Làng (tình huống truyện, tâm lí nhân vật, ngôn ngữ truyện…)
Bài tập 3: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Làng của Kim Lân
Bài tập 4: Viết một đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong văn bản Làng.
Bài tập 5: Từ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng em có suy nghĩ gì về tình yêu quê hương đất nước trong hoàn cảnh hiện nay?

Phần 2. Soạn siêu ngắn bài làng

Bài tập 1 : Tình huống

Ông Hai, một người dân làng Dầu rất yêu và tự hào về làng, vì chiến tranh mà phải đi tản cư, ông nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian bán nước từ chính những người tản cư đi qua.

Bài tập 2 : 

Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc :

  • Khi nghe tin xấu : ông sững sờ, xấu hổ, uất ức ; cổ họng ông lão nghẹn đắng lại, da tê rân rân, …ông không thể không tin; mặt cúi gằm xuống đất. Ông đau đớn, nguyền rủa bọn phản bội, mấy ngày không dám đi đâu. Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến.
  • Khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc, ông vô cùng sung sướng.

Ông Hai đau đớn, tủi hổ khi nghe làng theo giặc vì ông rất yêu và tự hào về làng mình. Càng yêu, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu vì cảm giác bị phản bội.

Tâm trạng của ông Hai được biểu hiện : ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, không dám bước chân ra đến ngoài vì xấu hổ.

Bài tập 3:

Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ thực chất là tự nhủ với chính mình, tự giãi bày nỗi lòng mình.

Qua lời trò chuyện, ta thấy:

  • Tình yêu làng của ông Hai vô cùng sâu nặng.
  • Tình yêu đất nước, tấm lòng chung thủy của ông với kháng chiến, với cụ Hồ.

-> Tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ.

Bài tập 4 :

  • Nghệ thuật miêu tả tâm lí : chân thực, sâu sắc, sinh động. Tác giả miêu tả tâm lý nhân vật qua hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, rất hợp lý.
  • Ngôn ngữ nhân vật : khẩu ngữ, tự nhiên, gần gũi với đời sống.

Phần luyện tập

Bài tập 1:

  • Phân tích đoạn văn : Ông Hai cúi gằm xuống...nhục nhã thế này.
  • Biện pháp miêu tả tâm lí nhân vật: tác giả đã sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm trong đoạn văn trên ->thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhân vật, sự bất ngờ khi nghe tin làng theo giặc

Bài tập 2 : Bài thơ viết về tình cảm quê hương đất nước :

  • Quê hương (Tế Hanh)

       “Làng tôi vốn làm nghề chài lưới

       Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”

  • Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh) :

       Quê hương tôi có con sông xanh biếc

       Nước gương trong soi tóc những hàng tre

       Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè

       Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng

   - Nét riêng của truyện Làng : thơ Tế Hanh miêu tả cảnh quê hương qua tình cảm và nỗi nhớ, còn Làng thiên về sự việc, về diễn biến tâm trạng nhân vật.

Phần tham khảo, mở rộng

Bài tập 1: Phân tích

Trước khi ông Hai nghe tin làng theo giặc:

  • Ông cùng gia đình phải đi tản cư ở nơi khác, xa ngôi làng.
  • Dù phải xa làng nhưng tình yêu làng, tôn thờ làng, lòng vẫn luôn hướng về làng

Khi nghe tin làng theo giặc:

  • Ông trở nên lầm lì, đi đâu cũng cúi gằm mặt xuống vừa tủi nhục, xấu hổ, vừa đau đớn.
  • Ông căm ghét lũ phản bội ấy.

Khi ông Hai nghe tin làng cải chính:  ông như được sống lại, ông vui muừng khôn xiết, đi khắp nơi khoe về làng mình.

Bài tập 2 : Một số nét đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn Làng

  • Tình huống truyện : Diễn biến nhân vật ông Hai trước, trong và sau khi nghe tin làng theo giặc -> thể hiện tình yêu quê hương sâu đậm.
  • Nghệ thuật tả tâm lí nhân vật : Tác giả miêu tả rất cụ thê, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ.
  • Ngôn ngữ truyện : mang đậm chất khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói của người nông dân.

Bài tập 3 : Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Làng của Kim Lân:

Làng : gợi nhắc đến cuộc sống nơi thôn dã và những người nông dân

Tựa đề là " Làng " vì tác giả muốn nói đến tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến ở khắp mọi miền đất nước chứ không chỉ riêng làng Chợ Dầu.

Bài tâp 4: Cảm nhận về nhân vật ông Hai :

  • Ông Hai là một người nông dân ở một vùng quê nghèo, vì chiến tranh mà phải di tản đến một nơi ở mới.
  • Tuy có cuộc sống nghèo khổ nhưng ông lại có một tình yêu đất nước vô bờ bến.
  • Ông rất yêu ngôi làng Chợ Dầu của ông và ông cũng hay khoe nó với mọi người trong niềm tự hào khôn xiết.
  • Niềm tự hào đó trong ông bỗng vụt tắt khi ông nghe người ta đồn nhau rằng, ngôi làng ấy bây giờ đã đi theo giặc. Ông cảm thấy xấu hổ, nhục nhã về điều đó.
  • Và rồi cuộc sống của ông như được bừng tỉnh khi ông hay tin làng Chợ Dầu không hề theo giặc. Ông sung sướng mà đi khoe khắp nơi rằng ngôi nhà của ông bị lũ giặc đốt  sạch.
  • Ông Hai là người nông dân thuần túy, chất phác nhưng có tình yêu quê hương mãnh liệt

Bài tập 5 : Suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước trong hoàn cảnh hiện nay

  • Lòng yêu nước luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, dạt dào trong trái tim mỗi người con yêu nước.
  • Là tình yêu thương, gắn bó với quê hương đất, sự đóng góp công sức nhỏ bé của mỗi cá nhân cho sự phát triển giàu đẹp của quê hương.
  • Là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S.
  • Đất nước ngày nay đã thanh bình, đang từng ngày dựng xây và phát triển.
  • Là sự cống hiến, làm nhiều việc có ích cho quê hương, đất nước mình.. Tùy theo sức của mình và từng hoàn cảnh khác nhau mà mỗi người có những đóng góp khác nhau.
  • Ngày nay khi thế giới đang phát triển và xã hội có nhiều cám dỗ, một số bộ phận người dân đã quên đi tình yêu với quê hương mình. Họ bỏ bê học hành, lao vào những thú vui vô bổ, quên đi trách nhiệm với quê hương, đất nước mình.
  • Phải chăng chính những người trẻ chúng ta đang dẫn đất nước đi vào một con đường suy thoái?

Phần 3. Soạn chị tiết bài làng

Bài tập 1 :Truyện ngắn Làng đã xâydựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống : Ông Hai, một người dân làng Dầu rất yêu và tự hào về làng, vì chiến tranh mà phải đi tản cư, ông nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian bán nước từ chính những người tản cư đi qua.

Bài tập 2 : Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.

Khi nghe tin làng mình theo giặc:

  • Khi nghe tin đột ngột, "cổ họng ông lão nghẹn đắng lại, da tê rân rân, …ông không thể không tin"
  • Ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông vật ra gường, nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra. Ông đau đớn rít lên, nguyền rủa bọn phản bội.
  • Suốt ngày ông Hai ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, ông luôn chột dạ …
  • Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến, theo cách mạng "Làng thì yêu thật nhưng làng làm Việt Gian thì phải thù".

Khi đi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh "cái mặt bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên", đi khắp nơi khoe việc nhà mình bị thằng giặc nó đốt.

Ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc vì: ông là người có tấm lòng yêu làng tha thiết, ông luôn thấy tự hào về ngôi làng của mình vậy mà bỗng chốc, tin làng theo giặc như phản bội, quay lưng lại với niềm tin ấy của ông. Và rồi khi có tin cải chính, niềm tự hào trong ông lại được trỗi dậy.

Bài tập 3: Ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ là vì :

  • Thực ra là ông Hai đang tự nhủ với chính mình, tự giãi bày nỗi lòng mình.
  • Ông mặc cảm với mọi người, Cứ thấy ai túm lại nói chuyện là ông lại nghĩ là họ đang nói về mình, một người đến từ làng chợ Dầu.
  • Ông nói chuyện với một đứa con nít không hề biết chuyện gì đang xảy ra đơn là ông cần một người lắng nghe ông lúc này, vì ông không thể giãi bày nỗi lòng với ai khác.

-> Qua những lời trò chuyện ấy, ta thấy được trong những lúc đau xót bế tắc, bị ngờ oan thì trong thẳm sâu tấm lòng của người nông dân ấy vẫn hướng về cụ Hồ, hướng về kháng chiến. Tình yêu làng, yêu quê hương trong trái tim người nông dân ấy đã hoà quyện với tình yêu cách mạng, tình yêu cụ Hồ, yêu kháng chiến, yêu Tổ quốc.

Bài tập 4 : Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả: Tác giả miêu tả tâm lý nhân vật qua hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, rất hợp lý. Ngôn ngữ truyện mang đậm tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống. Những suy nghĩ, hành động của nhân vật diễn ra hết sức tự nhiên, thể hiện một người nông dân ít học nhưng lại có tình yêu làng nước tha thiết nói riêng và yêu đất nước, kháng chiến nói chung.

Phần luyện tập

Bài tập 1 : Chọn đoạn văn miêu tả tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.

Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm để nhân vật ông Hai chất vất chính mình, diễn tả những day dứt, xót xa, tủi nhục của nhân vật. Ông cảm thấy tủi hổ, niềm tin như bị đổ vỡ, bị phản bội, ngôi làng mà ông đã hết lòng tự hào nay lại đi theo giặc. Ông nhìn sang lũ con mà tủi thân, trào nước mắt. Vì chúng và ngay cả chính ông có xuất thân từ ngôi làng ấy, làng Chợ Dầu. Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhân vật, sự bất ngờ khi nghe tin làng theo giặc. Sự kiện này đã có tác động rất lớn đến suy nghĩ và tình cảm của ông Hai.

Bài tập 2 : Một số truyện ngắn hay bài thơ nào cùng viết về tình cảm quê hương, đất nước.

  • Quê hương (Tế Hanh)

       “Làng tôi vốn làm nghề chài lưới

       Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”

  • Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh) :

       Quê hương tôi có con sông xanh biếc

       Nước gương trong soi tóc những hàng tre

       Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè

       Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng

   - Nét riêng của truyện Làng : thơ Tế Hanh miêu tả cảnh quê hương qua tình cảm và nỗi nhớ, còn Làng thiên về sự việc, về diễn biến tâm trạng nhân vật. Và một điểm khác nữa là Truyện ngắn Làng được kể theo ngôi thứ ba, còn trong 2 bài thơ cảm xúc trữ tình của nhân vật được kể theo ngôi thứ nhất.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1 : Phân tích diễn biến tâm lý của ông Hai từ trước đến sau khi ông nghe tin sét đánh “làng mình theo giặc” trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân.

  • Trước khi nghe tin làng theo giặc: Ông đã rất luôn tự hào về ngôi làng Chợ Dầu của mình, đi đâu ông cũng kể về ngôi làng ấy. Từ đó ta thấy tình yêu làng xóm nhen nhóm từ những điều bình dị nhất, ngọt ngào nhất và không hề thay đổi, dù đi xa nơi đâu lòng vẫn hướng về làng thân yêu.
  • Khi nghe tin làng theo giặc : Ông trở nên tự ti, ít nói, lầm lì. Ông suốt ngày ru rú trong nhà, không dám đi ra đường vì ông sợ, ông sợ cái tiếng gia đình ông là người làng Chợ Dầu, ông sợ người ta cũng sẽ nghĩ gia đình ông đi theo giặc. Ông cảm thấy tụi nhục vô cùng. Ông càng yêu ngôi làng ấy bao nhiêu thì bây giờ, lòng ông lại cảm thấy ề chề bấy nhiêu.
  • Mãi đến khi ông nghe tin làng cải chính, ông như được sống lại. Ông chạy khắp làng trên xóm dưới khoe về tin cải chính của làng mình trong niềm hân hoan khôn xiết. Sau những ngày dài không dám đi đâu vì tủi nhục, vì xấu hổ, tin làng cải chính như giúp ông thoát khỏi sự lựa chọn khó khăn giữa tình yêu làng xóm,quê nhà và lòng yêu kháng chiến, yêu đất nước.

-> Kim Lân đã rất thành công khi sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật được thể hiện qua tình huống, cách miêu tả cụ thể - đặc biệt sự đặc tả tâm trạng trong nỗi day dứt ám ảnh của ông Hai. Ngôn ngữ truyện mang đậm tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống.

Bài tập 2 : Khái quát một số nét đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn Làng (tình huống truyện, tâm lí nhân vật, ngôn ngữ truyện…)

  • Tình huống truyện: Truyện xây dựng cốt truyện tâm lí, tình huống thử thách nội tâm nhân vật, đưa độc giả đến với 3 cung bậc cảm xúc theo nhân vật là trước trong và sau khi nghe tin làng theo giặc. Tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông.
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc và tinh tế: Tác giả miêu tả rất cụ thê, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Đặc biệt nhà văn đã diễn tả rất đúng, rất ấn tượng về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.
  • Ngôn ngữ của truyện rất đặc sắc, nhất là ngôn ngữ nhân vật ông Hai. Ngôn ngữ mang đậm chất khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói của người nông dân, tuy ít học nhưng lại yêu quê hương tha thiết. Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu do truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của ông Hai, dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ ba.

Bài tập 3 : Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Làng của Kim Lân

  • Làng là đơn vị hành chính nhỏ nhất ở nước ta. Tác giả nhắc đến làng tức là đang nhắc đến những cuộc sống nông thôn và những người nông dân. Những người nông dân tuy nghèo khổ, ít học nhưng lại có tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm. Và ở thời kỳ đó, bộ phận người dân sống ở làng quê là chiếm đa số. Như vậy với nhan đề" Làng ", tác giả muốn gợi ý đến hầu hết những con dân nước Việt.
  • Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu”vì vấn đề tác giả đề cập tới không chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể. Truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến.

Bài tập 4 : Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong văn bản Làng.

Ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân là một người yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu , nơi chôn rau cắt rốn cuả ông, và hay khoe về nó một cách nhiệt tình trong niềm tự hào khôn xiết. Ở nơi mà ông di cư đến, ông vẫn luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu. Tình huống gay gắt mà bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật đó là khi ông hay tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Trái tim ông như đau đớn, “cổ ông như nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân” . Về đến nhà ông chán chường, ông nghĩ về tương lai của những đứa trẻ khi chúng có quê hương là làng Việt gian, nước mắt ông giàn giụa . Phải là một người yêu quê, gắn bó với ngôi làng ấy sâu sắc, ông mới cảm nhận được nỗi đau đang giằng xé trong tâm hồn mình. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng. Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Rồi khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông sung sướng như được sống lại, ông mặc quần áo chỉnh tề và đi báo tin khắp nơi. Tình yêu làng trong ông được sống dậy, niềm tự hào khiến ông vui như một đứa trẻ. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của ông Hai với những cung bậc cảm xúc chân thực. Qua đó, giúp ta thêm yêu và trân quý vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

 

Bài tập 5: Từ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng em có suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước trong hoàn cảnh hiện nay.

Lòng yêu nước là tình yêu thương, gắn bó với quê hương đất, sự đóng góp công sức nhỏ bé của mỗi cá nhân cho sự phát triển giàu đẹp ở mảnh đất “chôn rau cắt rốn”. Đó không phải là thứ tình cảm gì cao xa mà là vô cùng gần gũi, giản đơn. Từ những hành động nhỏ nhặt nhất như là mỗi người mỗi việc, tùy theo sức của mình. Tình cảm ấy đã không ít lần đi vào những câu ca, tiếng hát bởi đó là thứ tình cảm cao đẹp và đáng quý. Ngày nay, khi xã hội đang không ngừng phát triển, việc du nhập văn hóa từ các nước vào nước mình là không thể tránh khỏi và một số bộ phận người dân. Họ bỏ bê công việc, đu theo những trào lưu vô bổ. Họ không còn nhớ đến trách nhiệm của mình với đất nước mà bê tha, làm những việc vi phạm pháp luật. Phải chăng họ không những đang không xây dựng đất nước mà ngược lại đang phá hoại, làm xấu hình ảnh của nước mình với bạn bè khắp năm châu?

Từ khóa tìm kiếm google:

sọan văn 9 siêu hay, soạn làng siêu hay, ngữ văn 9 làng, soạn làng mới nhất
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 9 siêu hay bài: Làng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 9 tập 1. Phần trình bày do Chu Nguyệt tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận