Danh mục bài soạn

Soạn văn 9 siêu hay bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo 2)

Bài soạn văn 9 tập 1: Các phương châm hội thoại (tiếp theo 2) cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trêngoogle hãy gõ: soan sieu hay cac phuong cham hoi thoai ( tiep theo 2) tech12h. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào

[toc:ul]

Phần 1 : Các câu hỏi trong bài học

Câu 1 : Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi.
Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố. Quả bóng văng vào ngăn dưới của một kệ sách. Cậu bé tìm mãi không ra bèn hỏi bố.
Ông bố đáp:
- Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa.
Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy.

Câu 2 : Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Đến nơi họ không chào hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng với lão:

- Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.

(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?

Phần 2: Soạn siêu ngắn bài các phương châm hội thoại (tiếp theo 2 )

Câu 1 : Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Đứa bé 5 tuổi còn chưa đọc sõi chữ thì làm sao đọc để biết được đâu là cuốn sách “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”, đây là thông tin là mơ hồ, không có ích với đứa trẻ .

Câu 2: Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ như vậy không có lí do chính đáng vì chúng với Miệng rõ ràng là có mối quan hệ khăng khít với nhau.

Phần 3 : Soạn chi tiết bài các phương châm hội thoại (tiếp theo 2 )

Câu 1:

  • Khi cậu bé lên năm hỏi cha quả bóng ở đâu, người cha trả lời  “Quả bóng ở ngay dưới cuốn Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”  thì câu trả lời của người cha đã không tuân thủ phương châm cách thức.
  • Đứa con 5 tuổi (chưa học lớp 1) thì chưa thể đọc sõi chữ cũng không thể nhận biết được đâu là “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”; đối với đứa trẻ câu nói đó là mơ hồ. Như thế, câu nói của người bố cũng không đảm bảo mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp (ở đây là người giao tiếp: nói với ai?) và thông tin người bố đưa ra là vô nghĩa đối với đứa trẻ.

Câu 2: Lời nói của Chân, Tay với lão Miệng "Chúng tôi đến đây không phải để thăm hỏi trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: từ này chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi khổ cực vì ông nhiều rồi" không tuân thủ phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ phương châm lịch sự như vậy là không có lý do chính đáng, không có căn cứ. Rõ ràng là giữa Chân, Tay với lão Miệng có mối quan hệ khăng khít với nhau. Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

Từ khóa tìm kiếm google:

sọan văn 9 siêu hay, soạn các phương châm hội thoại (tiếp theo 2) siêu hay, ngữ văn 9 các phương châm hội thoại (tiếp theo 2), soạn các phương châm hội thoại (tiếp theo 2) mới nhất
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 9 siêu hay bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo 2) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 9 tập 1. Phần trình bày do Chu Nguyệt tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận