Danh mục bài soạn

Soạn văn 9 siêu hay bài: Chiếc lược ngà

Bài soạn văn 9 tập 1: Chiếc lược ngà cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trêngoogle hãy gõ: soan sieu hay chiec luoc nga tech12h. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào

[toc:ul]

Phần 1. Các câu hỏi trong bài học

Bài tập 1: Em hãy kể tóm tắt cốt truyện của đoạn trích. Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?

Bài tập 2: Tìm hiểu và phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng, khi ông Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận xét về tính cách nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả?

Bài tập 3: Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Điều đó đã bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy?
Bài tập 4: Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Thái độ và hành động của nhân vật bé Thu đối với ba rất trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi, nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân vật. Em hãy giải thích điều đó.

Bài tập 2: Em hãy viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác (ông Sáu hoặc bé Thu). Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chiếc lược ngà.

Bài tập 2: Viết đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật ông Sáu.

Bài tập 3: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình cảm cha con ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

Phần 2. Soạn siêu ngắn bài chiếc lược ngà

Bài tập 1 :Tóm tắt

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cha không giống trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Tại khi căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho con.

Các tình huống:

  • Tình huống không chịu nhận ba của bé Thu.
  • Tình huống anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.

Bài tập 2:

- Diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng:

  • Trước khi nhận ra cha : ngơ ngác, sợ hãi khi mới gặp cha, tròn mắt, lạnh lùng nhìn như người xa lạ, tái mặt chạy đi kêu má. Bướng bỉnh ương ngạnh khi ở nhà với cha.
  • Khi nhận ra cha : trằn trọc suy nghĩ khi nghe bà giải thích về vết sẹo. Lúc thấy cha chuẩn bị ra đi, khuôn mặt bé Thu nghĩ ngợi xa xăm, rồi chạy tới ôm cha thắm thiết.

- Tính cách bé Thu: Tình cảm mạnh mẽ sâu sắc, rất dứt khoát, rạch ròi. Có nét cá tính cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí : Sâu sắc, tinh tế và phù hợp với logic của câu chuyện. Nhà văn như hoá thân vào trong nhân vật để biểu hiện những diễn biến tâm lí của một cô bé tám tuổi một cách chân thật xúc động.

Bài tập 3 :

  • Tình cảm sâu đậm của ông Sáu đối với con : Nôn nóng gặp mặt con, khao khát được nghe tiếng gọi “Ba ơi!”, tìm kiếm kỉ vật tặng cho con. Khi bé Thu không chịu nhận mình, ông đã lỡ tay đánh bé nhưng sau đó lại hối hận. Trước khi hi sinh, lời trăn trối cuối cùng là nhờ ông Ba mang cây lược về cho bé Thu
  • Nét đẹp trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng: họ không chỉ là người thiết tha yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng hi sinh cho Tổ Quốc mà còn yêu thương gia đình con cái hết mực với tình yêu vô cùng đẹp đẽ và cao thượng.

Bài tập 4:Ngôi thứ nhất qua lời kể của nhân vật “tôi” - bạn thân ông Sáu. Điều này có tác dụng tạo tính khách quan chân thực và thể hiện quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.

Luyện tập

Bài tập 1 : Bé Thu khi chưa nhận ra cha thì hết sức lạnh lùng, bướng bỉnh. Khi nhận ra cha thì tình cảm mãnh liệt. Điều đó thể hiện sự yêu ghét rạch ròi, phân minh, một tính cách bản lĩnh vững vàng của cô bé dù mới tám tuổi.

Bài tập 2 :Theo lời hồi tưởng của bé Thu:

Cha tôi xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi tôi lên tám tuổi, cha mới có dịp về thăm nhà, thăm tôi. Tôi không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho tôi thấy không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Tôi đối xử với cha như người xa lạ. Đến lúc tôi nhận ra cha, thì cũng là lúc cha phải ra đi. Tại khu căn cứ, cha tôi dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương vào làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng tôi. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho tôi.

Phần tham khảo

Bài tập 1: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chiếc lược ngà.

Chiếc lược ngà là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Đây là một đồ dùng thân thuộc, giản dị với mỗi người con gái nhưng ở đây, chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng của tình cha con sâu nặng.

Phần 3. Soạn chi tiết bài chiếc lược ngà

Bài tập 1 :Tóm tắt

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cha không giống trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Tại khi căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho con.

Các tình huống:

  • Tình huống thứ nhất là khi bé Thu không nhận cha. Vì cuộc kháng chiến mà người cha đi biền biệt suốt tám năm, từ khi bé Thu chưa đầy một tuổi. Sau tám năm xa cách, anh trở về, đứa con gái không chịu nhận ba. Đến lúc con nhận ra và gọi anh Sáu bằng ba là lúc anh phải ra đi nhận nhiệm vụ mới.
  • Tình huống thứ hai là khi anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái bằng tất cả tình yêu thương. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh trong chiến trường.

Bài tập 2 :

Diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng, khi ông Sáu được về phép:

  • Bé Thu ngạc nhiên, sợ hãi vì người đàn ông lạ mặt ôm và tự nhận là ba của bé. Vết sẹo dài trên mặt ông Sáu vì xúc động mà đỏ ứng, giật giật khiến cho bé Thu sợ hãi, khóc và chạy về nhà. Bé nhìn ba như người xa lạ, mặt tái đi chạy đi kêu má làm cho ông Sáu rất đau khổ.
  • Sau đó, bé Thu cự tuyệt mọi sự quan tâm của ông Sáu dành cho mình, ăn nói cộc lốc, trống không với ba.
  • Khi được bà ngoại giải thích, bé Thu đã hiểu ra mọi việc và chịu nhận ông Sáu là ba. Lúc thấy ba chuẩn bị ra đi khuôn mặt bé Thu buồn rầu nghĩ ngợi xa xăm, đằng sau đôi mắt ấy xáo trộn biết bao ý nghĩ. Hình ảnh bé Thu chạy lại nhận ba vào giây phút ông Sáu lên đường là chi tiết cảm động nhất của truyện ngắn này.
  • Hành động chống đối của bé Thu chính là sự bảo vệ hình ảnh người cha trong trái tim mình. Bởi Bé Thu rất yêu ba, người ba trong tiềm thức, suy nghĩ của bé Thu không hề giống với người ba thực tại.

Nghệ thuật : Miêu tả diễn biến tâm lí thành công, từ chỗ Thu ngạc nhiên hoảng sợ đến lạnh lùng, cuối cùng là sự bùng nổ yêu thương do bị dồn nén. Tác giả rất am hiểu tâm lý trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.

Bài tập 3 :Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc:

  • Về nghỉ phép với tâm trạng nôn nao, hồi hộp, mong ngóng vì biết sắp được gặp con
  • Ông chạy đến ôm bé Thu vào lòng và nói “Thu, con”. Cái ôm chất chứa bao nhiêu tình yêu, nỗi nhớ của người cha.
  • Dù bé Thu không chịu nhận mình nhưng ông Sáu vẫn luôn quan tâm, tìm cách để được gần gũi với con.
  • Ông Sáu đã vô cùng hối hận khi đánh con
  • Khi vào chiến trường, ông vẫn giữ lời hứa tặng con chiếc lược. Tìm kiếm kỉ vật tặng cho con: ông đã cố công tìm được khúc ngà để làm cho con gái một chiếc lược thật đẹp, ông thận trọng tỉ mỉ cưa từng chiếc răng lược như một người thợ bạc rồi còn khắc lên đó những dòng chữ đầy yêu thương. Suốt ngày, ông ngắm chiếc lược và gửi gắm trong đó biết bao nhớ thương về người con gái bé nhỏ.Ông luôn mang chiếc lược bên mình.
  • Trước khi hi sinh, lời trăn trối cuối cùng là nhờ ông Ba mang cây lược về cho bé Thu

-> Qua những chi tiết trong truyện, có thể thấy nét đẹp trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng: họ không chỉ là người thiết tha yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng hi sinh cho Tổ Quốc mà còn yêu thương gia đình con cái hết mực với tình yêu vô cùng đẹp đẽ và cao thượng.

Bài tập 4 :

  • Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” là người bạn thân của ông Sáu.
  • Câu chuyện về hai cha con thông qua lời kể của người bạn ông Sáu, đã tạo cho câu truyện tính khách quan chân thực và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.

Luyện tập

Bài tập 1 : Thái độ và hành động của nhân vật bé Thu đối với ba rất trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi, nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân vật. Giải thích điều đó.

Khi ông Sáu bồi hồi nhận con thì bé Thu lại tròn mắt ngơ ngác lạ lùng. Bé ngạc nhiên, sợ hãi vì người đàn ông lạ mặt ôm và tự nhận là ba của bé. Bé nhất quyết không nhận ba. Vết sẹo dài trên mặt ông Sáu vì xúc động mà đỏ ứng, giật giật khiến cho bé Thu sợ hãi, khóc và chạy về nhà.  Khi nhận ra ba thì tình cảm trào dâng, Thu nhất quyết không cho ba đi.

-> Hai hành động trái ngược đó thể hiện sự yêu ghét rạch ròi phân minh, một tính cách bản lĩnh vững vàng của cô bé dù chỉ mới tám tuổi. Điều nhất quán trong tính cách nhân vật đó là tình yêu dành cho ba của Thu, cô bé yêu ba, tự hào về ba, khắc ghi hình ảnh của ba trong bức tranh khi chụp chung với má. Em chỉ yêu người ba trong ảnh. Vì vậy, khi nhìn thấy ông Sáu ngoài đời thực khác xa bức ảnh, em đã kiên quyết không nhận. Khi bà ngoại nói cho Thu biết vì thằng Mỹ mà ba có vết thẹo trên má, em yêu thương ba hơn và trong tình yêu mãnh liệt, gấp gáp ấy co cả sự ân hận day dứt.

Bài tập 2: Viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của nhân vật bé Thu:

Cha tôi xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi tôi lên tám tuổi, cha mới có dịp về thăm nhà, thăm tôi. Tôi không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho tôi thấy không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Tôi đối xử với cha như người xa lạ. Đến lúc tôi nhận ra cha, thì cũng là lúc cha phải ra đi. Tại khu căn cứ, cha tôi dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương vào làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng tôi. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho tôi.

Phần tham khảo, mở rộng

Bài tập 1: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chiếc lược ngà.

Chiếc lược ngà là một đồ dùng thân thuộc, giản dị với mỗi người con gái nhưng ở đây, chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng của tình cha con sâu nặng.

  • Với bé Thu : chiếc lược ngà là kỷ vật , là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ.
  • Với ông Sáu : Chiếc lược ngà là bao tâm tư tình cảm, yêu thương ông dành cho cô con gái bé bỏng.

Bài tập 2: Viết đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của nhân vật ông Sáu.

Những ngày phép ngắn ngủi về thăm nhà của tôi cũng đã kết thúc, tôi phải trở lại chiến trường để tiếp tục chiến đấu. Sáng hôm sau, bà con chòm xóm đến rất đông. Thu – con gái tôi cũng theo bà ngoại về nhà. Tôi phải lo tiếp khách nên không chú ý đến con. Vợ tôi thì lo chuẩn bị đồ đạc, xếp cẩn thận từng chiếc áo cho tôi mang đi. Con gái tôi như bị bỏ rơi, nó đứng ở góc nhà và cứ nhìn mọi người đang vây quanh tôi. Thương con gái bao nhiêu thì
lòng tôi buồn rười rượi bâý nhiêu,vì chiến tranh xa cách mà con không nhận ra cha. Tôi muốn chạy đến mà ôm lấy ôm để con bé vì không biết bao giờ tôi mới lại có chuyến về thăm nhà như này nữa. Nhưng nghĩ như vậy sẽ làm con bé sợ hãi nên tôi lại thôi. Nhưng thật lạ lùng và đầy bất ngờ với tôi và mọi người xung quanh, con gái tôi bỗng thét lên tiếng mà tôi chờ đợi suốt bao năm qua:”Ba…a…a…ba!”. Tiếng kêu của con vừa làm tôi mừng khôn xiét và cũng như tiếng xé, xé tan cả ruột gan tôi. Bởi chỉ còn hôm nay thôi, tooi sẽ lại phải xa con bé rồi. Vừa thét nó vừa chạy thót lên ôm chặt cổ tôi, vừa ôm tôi con vừa khóc. Tôi bế nó lên, nó hôn lên tóc, lên cổ và cả vết thẹo dài bên má tôi. Bao nhiêu tình cảm mà nó dành cho người ba trong tiềm thức của nó, giờ đây đã chuyển hết sang cho tôi.Không ghìm được xúc động, những giọt nước mắt tôi lăn trào trên má. Một tay ôm con, một tay tôi rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc của con.

Truyện ngắn Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu. Sau bao năm chiến đấu xa nhà, ông Sáu trở về nhà trong sự háo hức gặp lại đứa con gái bé bỏng. Nhưng sự háo hức đó bỗng chốc trở thanh hụt hẫng bởi sự sợ hãi của con. Đứa con mà ngày đêm ông mong nhớ nay nó không nhận ông là ba, một vết cứa sâu trong tâm hồn người cha. Những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông cố gắng vỗ về, dỗ dành và gần gũi con nhưng càng vỗ về nó thì nó lại càng xa lánh. Mong được nghe một tiếng "ba" mà sao khó qúa, con chẳng bao giờ chịu gọi, và không kìm được, ông đã đánh con. Cái đánh là sự bất lực về thái độ ương bướng của con nhưng nó cũng là sự khao khát tinh yêu từ người con bởi thời gian bên con của ông chẳng thể kéo dài. Nhưng rồi ông lại tự trách mình vì đã đánh con bé. Ngày ra đi đã đến, người cha chỉ dám đứng nhìn con từ xa với ánh mắt yêu thương trìu mến. Tưởng chừng như ông sẽ chẳng bao giờ được nghe tiếng goi " Ba" thân thương. Bỗng tiếng thét của Thu: ”Ba…a…a” đã xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan lòng người lính sắp đi xa. Nó chạy lại ôm chặt và hôn khắp người cha. Bao tình cảm kìm nén, bao mong mỏi được gặp cha trong nó giờ đây như tuôn trào, nó khao khát được gọi tiếng cha và được đôi bàn tay cha vỗ về. Ấn tượng hằn sâu trong tâm trí nó về người cha là bức ảnh cũ kĩ nó luôn nâng niu, trân trọng. Vậy mà chỉ vì vết thẹo trên má đã khiến nó hoài nghi, trong lòng nó giờ đây là yêu thương, ân hận, day dứt và cả những tiếc nuôi về quãng thời gian ngắn ngủi vừa qua. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Những phút cuối đời, người mà ông muôns gửi lời nhắn nhủ không ai khác mà chính là bé Thu, đứa con gái bé bỏng của ông. Câu chuyện đã để lại trong lòng người sự nỗi xúc động về tình cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt. Phải chăng chiến tranh đã tàn phá cuộc sống này, nó đã cướp đi rất nhiều thứ quý giá, cướp đi tình yêu thương của nguời cha, cuớp đi người cha của bé Thu đáng thương.

Từ khóa tìm kiếm google:

sọan văn 9 siêu hay, soạn chiếc lược ngà siêu hay, ngữ văn 9 chiếc lược ngà , soạn chiếc lược ngà mới nhất
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 9 siêu hay bài: Chiếc lược ngà . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 9 tập 1. Phần trình bày do Chu Nguyệt tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận