Danh mục bài soạn

Soạn văn 9 siêu hay bài: Lục Vân Tiên gặp nạn

Bài soạn văn 9 tập 1: Lục Vân Tiên gặp nạn cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trêngoogle hãy gõ: soan sieu hay luc van tien gap nan tech12h. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào

[toc:ul]

Phần 1. Các câu hỏi trong bài học

Bài tập 1:  Tìm chủ đề của đoạn trích.

Bài tập 2:  Hãy phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên. Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này?

Bài tập 3:  Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích?
(Gợi ý phân tích:

  • Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên.
  • Lời nói của ông Ngư đối với chàng.
  • Cuộc sống lao động của ông Ngư.)

Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?

Bài tập 4: Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ ấy.

Luyện tập:  Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật nào có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư ở đoạn trích này? Họ có những đặc điểm chung gì? Tác giả muôn gửi gắm ý tưởng nào thông qua các nhân vật đó?

Bài tập 1 - Tham khảo : Bình luận về câu nói: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” trong truyên Lục Vân Tiên. Em có suy nghĩ gì về quan niệm sống tốt đẹp đó trong xã hội ngày nay?

Bài tập 2 - Tham khảo : Câu thơ nào nói lên quan điểm về người anh hùng của nhân vật “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”? Em hiểu câu thơ ấy như thế nào?

Phần 2. Soạn siêu ngắn bài Lục Vân Tiên gặp nạn

Bài tập 1 : Chủ đề đoạn trích là : Qua sự đối lập thiện và ác, tác giả đề cao cái thiện, lên án phê phán cái ác, thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp, cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.

Bài tập 2 :

Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn :

  • Lục Vân Tiên là bạn mình nhưng Trịnh Hâm nhân lúc chàng đang cơn hoạn nạn và lợi dụng lòng tin tưởng của bạn đối với mình mình, đã đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp .
  • Chỉ vì ganh ghét, đố kị mà phản bội bạn bè, phản bội lời hứa của chính mình.  
  • Hắn ta đã thực hiện tội ác có chủ đích

Nghệ thuật của đoạn thơ :

  • Rất ngắn gọn (6 câu) nhưng rất mạch lạc, kết cấu hoàn chỉnh.
  • Lời thơ mộc mạc, bình dị.
  • Đoạn thơ ngắn cũng diễn tả tính chất nhanh gọn của hành động.

Bài tập 3 : Đối lập cái ác với cái thiện : Đối lập với sự nhỏ nhen, ích kỉ, độc ác của Trịnh Hâm là tấm lòng bao dung nhân ái, hào hiệp của ông Ngư :

  • Là con người lương thiện, hiền lành, tốt bụng
  • Trọng nghĩa khinh tài, không màng danh lợi:
  • Con người yêu lao động, yêu cuộc sống

→ Tác giả ngợi ca người lao động khổ cực nhưng giàu tình nghĩa, giàu lòng nhân ái, đặt niềm tin vào cái thiện.

Bài tập 4 : Đoạn thơ giàu cảm xúc khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã. Hình ảnh về những người lao động bình thường, giản dị nhưng sáng ngời phẩm chất. Họ là những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa.Đoạn cuối nhiều hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, con người với thiên nhiên hòa nhập.

Luyện tập : Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư trong đoạn trích này là ông Tiều, ông Quán, bà lão dệt vải trong rừng. Họ có điểm chung là những người yêu lao động, có cuộc sống bình dị, phẩm chất giàu tình thương, chất phác. Tác giả muốn ngợi ca phẩm chất cao đẹp của những người lao động.

Bài tập 1 - Tham khảo : Bình luận về câu nói: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” trong truyên Lục Vân Tiên.

  • Câu nói đó đã toát lên tính cách cao đẹp của người quân tử, chàng hành động vì nghĩa, lấy việc giúp người là niềm hạnh phúc của bản thân chứ đâu mong việc được báo đáp công lao.
  • Thể hiện quan điểm sống tốt đẹp trong xã hội “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho đi mà không mong chờ sự đền đáp công lao.

-> Thể hiện lối sống vô cùng nhân văn và cao đẹp

Bài tập 2 - Tham khảo :

Đó là câu thơ :

Nhớ câu kiến ngãi bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

Ý của câu thơ là : Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng

Phần 3. Soạn chi tiết bàiLục Vân Tiên gặp nạn

Bài tập 1 : Chủ đề của doạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn: Qua sự đối lập thiện và ác, tác giả phê phán cái ác, đề cao và ca ngợi cái thiện, thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.

Bài tập 2 : Phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên.

  • Đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp là Lục Vân Tiên, lucs bấy giờ Lục Vân Tiên bị mù, tiền bạc hết, trong cơn hoạn nạn rất cần được giúp đỡ.
  • Phản bội bạn bè, phản bội lời hứa của chính mình trước đó là sẽ đưa Vân Tiên trở lại quê nhà.
  • Chỉ vì ganh ghét, đố kị mà thực hiện hành vi bất nhân, bất nghĩa hãm hại bạn có chủ đích : Chọn lúc đêm khuya vắng lặng để đẩy Vân Tiên xuống sông, xong còn giả tiếng kêu trời, ra bộ không liên quan.

Nghệ thuật của đoạn thơ : Rất ngắn gọn (6 câu) nhưng rất mạch lạc, kết cấu hoàn chỉnh cùng lời thơ mộc mạc, bình dị. Đoạn thơ ngắn cũng diễn tả tính chất nhanh gọn của hành động đồng thời bộc lộ được bản chất, tính cách của con người Trịnh Hâm.

Bài tập 3 : Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện qua đoạn trích : Đó là sự đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen đến độc ác của Trịnh Hâm là hình ảnh của ông Ngư.

  • Là con người lương thiện, hiền lành, tốt bụng: Ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên rất khẩn trương, sốt sắng, cả nhà đều một tay cứu người bị nạn.
  • Là con người trọng nghĩa khinh tài, không màng danh lợi: Lời nói của ông Ngư với chàng : gia đình ông ăn những thức ăn đạm bạc qua bữa, gia cảnh khó khăn, vậy mà vẫn cưu mang một người lạ.
  • Là một con người yêu lao động, yêu cuộc sống: xa lánh chốn danh lợi tầm thường, sống hòa nhập với thiên nhiên.

Bài tập 4 : Những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ ấy.

Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn.

-> Hai câu thơ này thể hiện ông Ngư là người trọng nghĩa khinh tài.

Một mình thong thả làm ăn
Khỏe quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm
Nghêu ngao nay chích mai đầm
Một bầu trời đất vui thầm ai hay

-> Bốn câu thơ này thể hiện hình ảnh đẹp của người dân lao động, yêu cuộc sống vaf hòa nhập với thiên nhiên.

Luyện tập : Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật nào có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư ở đoạn trích này đó là Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, ông Tiễu, chú tiểu đồng, bà lão dệt vải trong rừng… có những phẩm chất giống vơi nhân vật ông Ngư. Họ đều là những con ngươi có nhân, có nghĩa, có tấm lòng vị tha cao cả.

Bài tập 1 - Tham khảo : Bình luận về câu nói: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” trong truyên Lục Vân Tiên.

Trong đoạn trích khi Kiều Nguyệt Nga gặp nạn, Lục Vân Tiên đã ra tay cứu giúp. Nàng vô cùng cảm động, muốn được đền đáp công ơn người anh hùng. Thế nhưng, Lục Vân Tiên đã cười và khước từ tấm lòng của nàng: " Làm ơn há dễ trông người trả ơn."

Câu nói đó đã toát lên nghĩa cử cao đẹp của người quân tử là thấy bất việc bất bình không thể ngồi yên, là hành động vì nghĩa, lấy việc giúp người là niềm hạnh phúc của bản thân chứ đâu mong việc được báo đáp công lao. Qua đấy thấy được Vân Tiên là con người dũng cảm, có tấm lòng trượng nghĩa, có nghĩa khí anh hùng. Một quan điểm sống tốt đẹp trong xã hội được hiện lên rõ : “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho đi mà không mong chờ sự đền đáp công lao, bởi khi bạn cho đi là bạn mở lòng mình để đón nhận tình yêu thương của tất cả mọi người. Mình làm những điều mà lương tâm mình cho là đúng, thế là đủ. Bông hoa thơm sẻ chia hương sắc, con ong chăm chỉ hiến dâng những giọt mật cho đời, con người cho nhau tình yêu thương và sự quan tâm, đùm bọc. Sống là san đi những niềm vui, nỗi buồn của cuộc sống, là đem tình yêu thương, quan tâm đến những người thân, bạn bè hay làng xóm, là cống hiến cho xã hội những tài năng và tâm huyết của chính mình. 

Quan điểm sống tốt đẹp được thể hiện qua câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện một quan điểm sống vô cùng nhân văn và cao đẹp, đó cũng chính là tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam.

Bài tập 2 - Tham khảo :Câu thơ nói lên quan điểm về người anh hùng của nhân vật “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là :

Nhớ câu kiến ngãi bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

Câu thơ trên muốn nói đến quan điểm của người anh hùng Lục Vân Tiên: Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng. Qua trích đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, ta thấy tấm gương của người trượng nghĩa, khi Nguyệt Nga bị nạn Vân Tiên đã không ngại hiểm nguy để giải cứu cho nàng. Khi nàng có mong muốn trả ơn, chàng đã khẳng khái từ chối, đến một cái lạy chàng cũng không dám nhận. Đó là một hành động xả thân vì nghĩa, không màng danh lợi, không chút tính toán so đo “ Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Từ hành động của Lục Vân Tiên, ta hiểu được quan niệm tốt đẹp mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm qua nhân vật của mình: người anh hùng là người hành động vì nghĩa, vì công bằng và lẽ phải, không màng danh lợi hay vật chất, đem sức mạnh của mình để cứu giúp những người hoạn nạn, đem lại điều tốt đẹp cho mọi người.

Từ khóa tìm kiếm google:

sọan văn 9 siêu hay, soạn Lục Vân Tiên gặp nạn siêu hay, ngữ văn 9 Lục Vân Tiên gặp nạn, soạn Lục Vân Tiên gặp nạn mới nhất
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 9 siêu hay bài: Lục Vân Tiên gặp nạn . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 9 tập 1. Phần trình bày do Chu Nguyệt tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận