Danh mục bài soạn

Soạn văn 9 siêu hay bài: Cố hương

Bài soạn văn 9 tập 1: Cố hương cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trêngoogle hãy gõ: soan sieu hay co huong tech12h. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào

[toc:ul]

Phần 1. Các câu hỏi trong bài học

Bài tập 1: Tìm bố cục của truyện (Căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi”).

Bài tập 2: Trong truyện, có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?

Bài tập 3: Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của những con người và cảnh vật ở cố hương? Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?

Bài tập 4: Đọc kĩ ba đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

  • Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn biểu hiện điều gì?
  • Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng những yếu tố của những phương thức biểu đạt nào khác? Nêu hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật
  • Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức nghị luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?
LUYỆN TẬP

Bài tập 2: Tìm những từ ngữ thích hợp trong tác phẩm điền theo bảng mẫu.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Giá trị nội dung và nhận xét về nghệ thuật của truyện Cố hương

Bài tập 2: Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi trên đựờng về quê và lúc rời quê ra đi có gì giống và khác nhau?

Phần 2. Soạn siêu ngắn bài cố hương

Bài tập 1 :Bố cục:

  • Phần 1 (từ đầu...làm ăn sinh sống): Hành trình trở về quê của nhân vật tôi.
  • Phần 2 (tiếp... đi sạch trơn): Con người và quê hương trong quá khứ - hiện tại.
  • Phần 3 (còn lại): Suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường ra đi.

Bài tập 2 :

  • Các nhân vật : Người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Dương, Thủy Sinh.
  • Nhân vật chính : Nhân vật tôi và Nhuận Thổ.
  • Nhân vật trung tâm : nhân vật Nhuận Thổ, bởi vì thông qua nhân vật này nhà văn thể hiện mọi sự thay đổi của làng quê.

Bài tập 3:

  • Nhà văn Lỗ Tấn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập tương phản để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ
  • Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ tác giả còn nói đến sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nhân dân do nạn tham nhũng nặng nề, sự thay đổi về diện mạo tinh thần thể hiện qua tính cách của thím Hai Dương, Nhuận Thổ.
  • Tác giả thể hiện thái độ thất vọng buồn bã trước sự thay đổi của con người và cảnh vật. Nỗi băn khoăn, day dứt về một sự thay đổi, khát khao tới xã hội tốt đẹp.

Bài tập 4 :

  • Đoạn a : Đoạn này chủ yếu dùng phương thức tự sự, thông qua đó tác giả thể hiện quan hệ gắn bó giữa nhân vật tôi và Nhuận Thổ thời thơ ấu.
  • Đoạn b : Đoạn này chủ yếu dùng phương thức miêu tả, chủ đích của tác giả là làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ sau nhiều năm xa cách.
  • Đoạn c : Đoạn này chủ yếu dùng phương thức lập luận, qua đó tác giả thể hiện những suy ngẫm , trăn trở của mình về cuộc sống.

Luyện tập

Đặc điểmNhuận Thổ lúc còn thơNhuận Thổ lúc đứng tuổi
Hình dángKhuôn mặt tròn, nước da bánh mật, đội mũ lông chiên, cổ đeo vòng bạc sáng loáng, bàn tay hồng hào, lanh lẹn, mập mạpDa vàng sạm, nếp nhăn sâu hoắm, mí mắt viền đỏ húp, cái mũ lông chiên rách tươm, có chiếc áo bông mỏng dính, bàn tay nặng nề, nứt nẻ
Động tácDứt khoát, rõ ràngMôi mấp máy nhưng không nói ra tiếng
Thái độ đối với tôiYêu mến, quyến luyến, hắn lần trong bếp khóc to và không chịu vềNét mặt hớn hở, vừa thê lương, dáng điệu cung kính chào rất rành mạch
Tính cáchNhanh nhẹn, tháo vát, biết nhiều chuyện lạ, bẫy chim sẻ, đâm tra, bên bờ biển có nhiều vỏ sò đầy màu sắcTrông anh phảng phất như một pho tượng, có lẽ anh chỉ cảm thấy khổ nhưng không nói ra được hết, ngồi trầm ngâm lặng lẽ hút thuốc.

Phần tham khảo, mở rộng

Bài tập 1 :

  • Nội dung: Cố hương là bức tranh xơ xác, tiêu điều về xã hội Trung Quốc những năm cuối thế kì XIX đầu thế kỉ XX. Tác giả đã phản ánh hiện trạng của xã hội phong kiến Trung Quốc đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.
  • Nghệ thuật:
    • Truyện Cố hương có bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật: hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.
    • Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật độc đáo, góp phần khắc họa tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

Bài tập 2 :Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi trên đựờng về quê và lúc rời quê ra đi:

Giống nhau : đều thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết

Khác nhau :

  • Trên đường về quê: Bộc lộ tâm trạng buồn se sắt, chua xót, hụt hẫng, thương cảm.
  • Tâm trạng lúc rời xa quê: là sự đan xen cả nỗi buồn thấm thìa, chua xót  vì quê hương quá bi đát, thê lương

Phần 3. Soạn chi tiết bài cố hương

Bài tập 1 : Truyện có thể chia thành bố cục 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “làm ăn sinh sống” đây là hành trình trở về quê hương của nhân vật “tôi”.
  • Phần 2: Tiếp đến “mang đi sạch trơn”: Nói về hình ảnh quê hương và con người trong quá khứ và thực tại của nhân vật.
  • Phần 3: Còn lại: Những suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường ra đi.

Bài tập 2 : Trong truyện có các nhân vật : Người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Dương, Thủy Sinh.

  • 2 nhân vật chính : Nhân vật tôi và Nhuận Thổ.
  • Nhân vật trung tâm : nhân vật Nhuận Thổ, bởi vì thông qua nhân vật này nhà văn thể hiện mọi sự thay đổi của làng quê.

Bài tập 3: Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ là so sánh, đối lập tương phản quá khứ và hiện tại : cậu bé nhanh nhẹn, thông minh, tiểu anh hùng – cố nông già nua, nghèo khó, đông con.

Ngoài nhân vật Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi ở các nhân vật khác:

  • Thím Hai Dương : Đây là nhân vật thứ hai mà tác giả chú ý miêu tả sự thay đổi. Nàng “Tây Thi đậu phụ” đại diện cho nhân vật số đông biểu hiện cho sự sa sút về nhân cách của con người. Người đàn bà này lộ rõ tính cách hợm hĩnh, l­ưu manh khi bịa đặt kể công bế ẵm Tấn và chỉ chực dòm ngó chôm chỉa đồ đạc.
  • Cảnh vật quê hương: quê hương của hiện tại đã thay đổi, hiện ra “thê lương tàn tạ, giữa quang cảnh của trời đông u ám gió lùa là thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm giữa vòm trời màu vàng úa” hay “Hình ảnh làng cũ trong kí ức tôi không giống hẵn như thế này. Làng cũ tôi đẹp hơn kia!”.

Qua cách miêu tả của tác giả đã thể hiện thái độ buồn bã, xót xa, đau đớn trước sự thay đổi của quê hương và con người. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhen nhóm những niềm hi vọng và ước mơ về một sự thay đổi, khát khao về một xã hội mới tốt đẹp hơn cho con người.

Bài tập 4 :Phương thức biểu đạt trong ba đoạn văn như sau:

Đoạn a : “Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng... Nhưng từ đây chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa”. Chủ yếu tự sự kết hợp biểu cảm làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu.

Đoạn b: “Người đi vào là Nhuận Thổ... vừa thô kệch, vừa nặng nề nứt nẻ như vỏ thông”. Chủ yếu miêu tả kết hợp với hồi ức và đối chiếu làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của Nhuận Thổ qua đó thấy được tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nông dân miền biển nói chung.

Đoạn c: “Tôi nghĩ bụng... Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Chủ yếu lập luận, tác giả thể hiện những suy nghĩ của mình về cuộc sống.

Luyện tập

Đặc điểmNhuận Thổ lúc còn thơNhuận Thổ lúc đứng tuổi
Hình dángKhuôn mặt tròn, nước da bánh mật, đội mũ lông chiên, cổ đeo vòng bạc sáng loáng, bàn tay hồng hào, lanh lẹn, mập mạpDa vàng sạm, nếp nhăn sâu hoắm, mí mắt viền đỏ húp, cái mũ lông chiên rách tươm, có chiếc áo bông mỏng dính, bàn tay nặng nề, nứt nẻ
Động tácDứt khoát, rõ ràngMôi mấp máy nhưng không nói ra tiếng
Thái độ đối với tôiYêu mến, quyến luyến, hắn lần trong bếp khóc to và không chịu vềNét mặt hớn hở, vừa thê lương, dáng điệu cung kính chào rất rành mạch
Tính cáchNhanh nhẹn, tháo vát, biết nhiều chuyện lạ, bẫy chim sẻ, đâm tra, bên bờ biển có nhiều vỏ sò đầy màu sắcTrông anh phảng phất như một pho tượng, có lẽ anh chỉ cảm thấy khổ nhưng không nói ra được hết, ngồi trầm ngâm lặng lẽ hút thuốc.

Phần tham khảo, mở rộng

Bài tập 1: Giá trị nội dung và nhận xét về nghệ thuật của truyện Cố hương

 
  • Nội dung: Cố hương là bức tranh xơ xác, tiêu điều về xã hội Trung Quốc những năm cuối thế kì XIX đầu thế kỉ XX.Thông qua việc tường thuật chuyến về quê lần cuối của nhân vật Tôi, những rung cảm của “Tôi” trước sự thay đổi của quê hương, đặc biệt là của Nhuận Thổ, tác giả đã phản ánh hiện trạng của xã hội phong kiến Trung Quốc đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.
  • Nghệ thuật:
    • Truyện Cố hương có bố cuc chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật: hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.
    • Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật độc đáo, góp phần khắc họa tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

Bài tập 2: Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi trên đựờng về quê và lúc rời quê ra đi có sự giống và khác nhau.

Giống nhau : đều thể hiện nỗi lòng hướng về quê hương yêu dấu.

Khác nhau :

  • Trên đường về quê: Bộc lộ tâm trạng buồn se sắt, chua xót, hụt hẫng, thương cảm. Cảm xúc chủ đạo của nhân vật “tôi” là niềm mong mỏi và nỗi buồn phảng phất khi nhận ra những nét đổi thay theo hướng tiêu điều của quê hương. Nhân vật Tôi cảm thấy ngạc nhiên, không tin là làng mình, mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa. Qua đó thể hiện tâm trạng hụt hẫng, thất vọng vì làng xóm tiêu điều, xơ xác
  • Tâm trạng lúc rời xa quê: là sự đan xen cả nỗi buồn thấm thìa, chua xót  vì quê hương quá bi đát, thê lương và niềm mong mỏi sự đổi thay cho các thế hệ tương lai (qua hình ảnh cháu Hoàng và hồi ức về Nhuận Thổ hồi nhỏ). Cuối cùng là niềm hi vọng, lời kêu gọi và quyết tâm hành động để tìm một con đường mới cho xã hội Trung Hoa đương thời.

Từ khóa tìm kiếm google:

sọan văn 9 siêu hay, soạn cố hương siêu hay, ngữ văn 9 cố hương, soạn cố hương mới nhất
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 9 siêu hay bài: Cố hương . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 9 tập 1. Phần trình bày do Chu Nguyệt tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận