Danh mục bài soạn

Soạn văn 9 siêu hay bài: Trau dồi vốn từ

Bài soạn văn 9 tập 1: Trau dồi vốn từ cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trêngoogle hãy gõ: soan sieu hay trau doi von tu tech12h. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào

[toc:ul]

Phần 1. Các câu hỏi trong bài học

Câu 1 : Chọn cách giải thích đúng

  • Hậu quả là

a. là kết quả sau cùng;
b. là kết quả xấu;

  • Đoạt là:

a. chiếm được phần thắng;
b. thu được kết quả tốt;

  • Tinh tú là:

a. phần thuần khiết và quý báu nhất;
b. sao trên trời (nói khái quát).

Câu 2 : Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt
a. Từ tuyệt (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau:

  • dứt, không còn gì;
  • cực kì, nhất.

Cho biết nghĩa và giải thích nghĩa của âm tuyệt trong mỗi từ sau: tuyệt chủng, tuyệt đỉnh, tuyệt giao, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần, tuyệt tự, tuyệt thực, tuyệt vời.
b. Từ đồng (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau:

  • cùng nhau, giống nhau;
  •  trẻ em;
  •  (chất) đồng.

Cho biết nghĩa và giải thích nghĩa của âmđồng trong mỗi từ sau: đồng âm, đồng ấu, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng dao, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự, đồng thoại, đồng tiền.

Câu 3 : Sửa lại lỗi dùng từ trong các câu sau
a. Vào đêm khuya, đường phố im lặng.
b. Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
c. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.

Câu 4 : Bình luận ý kiến sau đây của Chế Lan Viên:
Hãy nghe một thanh niên nông thôn rồi nghe bà mẹ của anh hay ông nội của anh nói chuyện ta sẽ hiểu ai là người có tiếng nói giàu hình ảnh sắc màu. Chỉ một chuyện cây lúa thôi, mà biết bao là sáng tạo về ngôn ngữ:
Gió đông là chồng lúa chiêm
Gió bấc là duyên lúa mùa
Được mùa lúa, úa mùa cau
Được mùa cau, đau mùa lúa
Chiêm khôn hơn mùa dại
Mùa nứt nanh, chiêm xanh đầu
Lúa chiêm nép ở đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Cô kĩ sư nông học ơi, nếu ngày nay cô không nói được tiếng nói như vậy nữa, thì cô có thu được mùa lúa, nhưng đã bỏ mất cả một mùa ngôn ngữ đẹp đẽ của tộc đấy. Bởi thế, tôi muốn nói, đồng thời với việc giữ gìn sự trong sáng cảu tiếng Việt, phải giữ gìn sự giàu có, muôn vàn giàu có của nó. Trong thói quen, chúng ta hay tự ti; khẳng định lại một lần nữa sự giàu có của tiếng nói dân tộc, cũng là một điều quan trọng chứ sao.

(Chế Lan Viên, Làm cho tiếng nói trong sáng, giàu và phát triển, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”)

Câu 5 : Hồ Chí Minh đã nói tới việc lấy tài liệu để viết như sau:
Muốn có tài liệu thì phải tìm, tức là:
1. Nghe: Lắng tai nghe các cán bộ, nghe các chiến sĩ, nghe đồng bào để lấy tài liệu mà viết.
2. Hỏi: Hỏi những người đi xa về, hỏi nhân dân, hỏi bộ đội những việc, những tình hình ở các nơi.
3. Thấy: Mình phải đi đến xem xét, mà thấy.
4. Xem: Xem báo chí, xem sách vở. Xem báo chí trong nước, báo chí nước ngoài.
5. Ghi: Những cái gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã học được, thì chép lấy để dùng mà viết […].

(Hồ Chí Minh, Cách viết, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

Từ ý kiến trên, em hãy nêu cách em sẽ thực hiện để tăng vốn từ?

Câu 6 : Cho các từ ngữ: phương tiện, cứu giúp, mục đích cuối cùng, viện trợ, yếu điểm, điểm yếu, điểm thiếu sót, khuyết điểm, đề bạt, đề cử, đề đạt, đề xuất, láu lỉnh, láu táu, liến láu, liến thoắng, hoảng hồn, hoảng loạn, hoảng hốt, hoảng sợ;
Chọn từ điền vào chỗ trống trong các câu sau sao cho thích hợp:
a. Đồng nghĩa với “cứu cánh” là /…/
b. Đồng nghĩa với “nhược điểm” là /…/
c. Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là /…/
d. Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là /…/
e. Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là /…/

Câu 7 : Phân biệt nghĩa của những từ ngữ sau và đặt câu với mỗi từ ngữ đó.
a. nhuận bút / thù lao;
b. tay trắng / trắng tay;
c. kiểm điểm / kiểm kê;
d. lược khảo / lược thuật.

Câu 8 : Trong tiếng Việt có các từ ghép và từ láy như: kì lạ - lạ kì, nguy hiểm - hiểm nguy, thương xót - xót thương; khắt khe - khe khắt, lừng lẫy - lẫy lừng,… là những từ có các yếu tố cấu tạo giống nhau và nghĩa, về cơ bản, không khác nhau. Hãy tìm những từ ghép và từ láy tương tự.

Câu 9 : Cho các tiếng Hán Việt: bất (không, chẳng), bí (kín), đa (nhiều), đề (nâng, nêu ra), gia (thêm vào), giáo (dạy bảo), hồi (về, trở lại), khai (mở, khơi), quảng (rộng, rộng rãi), suy (sút, kém), thuần (ròng, không pha tạp), thủ (đầu, đầu tiên, người đứng đầu), thuần (thật, chân thật, chân chất), thuần (dễ bảo, chịu khiến), thuỷ (nước), tư (riêng), trữ (chứa, cất), trường (dài), trọng (nặng, coi nặng, coi là quý), vô (không, không có), xuất (đưa ra, cho ra), yếu (quan trọng). Với mỗi tiếng, hãy tìm hai từ ghép có chứa yếu tố đó.

Phần 2. Soạn siêu ngắn bài trau dồi vốn từ

Câu 1 : Chọn cách giải thích đúng theo thứ tự là b,a,b

Câu 2:

a. Từ "Tuyệt "Tuyệt theo nghĩa thứ nhất : hết không còn gì

  • Tuyệt chủng : không còn giống nòi.
  • Tuyệt giao : cắt đứt mọi quan hệ, không còn giao tiếp với nhau.
  • Tuyệt tự : không có người nối dõi .
  • Tuyệt thực : nhịn ăn.

Tuyệt  theo nghĩa thứ 2 : cực kỳ, nhất

  • Tuyệt đỉnh : mức độ cao nhất.
  • Tuyệt mật : rất bí mật.
  • Tuyệt tác : tác phẩm (nghệ thuật) quá hay, quá đẹp.
  • Tuyệt trần : nhất trên đời.

   b. Từ " Đồng "

Đồng theo nghĩa thứ nhất : Cùng nhau, giống nhau

VD: đồng âm, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng khởi, đồng môn, ...

  • Đồng âm : cùng giống nhau về âm.
  • Đồng ấu : cùng là trẻ con, bạn từ thuở nhỏ.
  • Đồng bào : cùng nguồn gốc, dân tộc.
  • Đồng bộ : các bộ phận khớp với nhau một cách nhịp nhàng.
  • Đồng chí : cùng chung chí hướng.
  • Đồng môn : cùng học với nhau.
  • Đồng niên : cùng tuổi tác.
  • Đồng sự : cùng làm việc với nhau trong một cơ quan.

Đồng theo nghĩa thứ 2 : Trẻ em

  • Đồng thoại : Truyện dành cho trẻ em.
  • Đồng dao : Câu hát truyền miệng của trẻ em thường kèm theo một trò chơi.

Đồng 3: Chất đồng

Trống đồng : trống được làm bằng chất liệu kim loại đồng.

Câu 3: Sửa lỗi sai

a. Im lặng -> vắng lặng, yên tĩnh.

b. Thành lập -> thiết lập.

c. Cảm xúc -> cảm động, cảm phục.

Câu 4: Bình luận ý kiến :

  • Vẻ đẹp tiếng Việt có thể tìm thấy ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.
  • Thời đại mới, khoa học kĩ thuật phát triển, nhiều kinh nghiệm dân gian có thể bị thay thế, nhưng vẻ đẹp của những câu ca dao tục ngữ vẫn luôn còn đó. Bởi đó là vẻ đẹp của của trí tuệ, tâm hồn, của ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu.

Câu 5 : Cách thực hiện để làm tăng vốn từ :

  • Nghe : Quan sát, lắng nghe tiếng nói trong thực tế.
  • Xem, đoc : Đọc sách báo nhất là các tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng.
  • Ghi : Ghi chép lại những từ ngữ mới nghe được để vận dụng, tra cứu thêm...
  • Hỏi : Tập sử dụng từ ngữ mới trong những hoàn cảnh thích hợp.

Câu 6 :Chọn từ ngữ thích hợp :

a.  mục đích cuối cùng.
b.  điểm yếu.
c.  đề bạt.
d.  hoảng loạn.
e.  láu táu

Câu 7 : Phân biệt nghĩa các từ và đặt câu :

a.

  • Nhuận bút : tiền trả cho tác giả của một tác phẩm nào đó như sách, vở, báo.
  • Thù lao : trả công cho người lao động đã làm việc.

Đặt câu :

  • Tiền nhuận bút cho một bài báo là một trăm ngàn.
  • Nếu làm việc chăm chỉ anh sẽ nhận được thù lao xứng đáng

   b.

  • Tay trắng : ban đầu không có chút vốn liếng, của cải gì.
  • Trắng tay : từng có của cải nhưng sau đó bị mất sạch, hoàn toàn không còn gì.

Đặt câu :

  • Anh ấy khởi nghiệp bằng tay trắng từ khi mới 18 tuổi.
  • Sau đợt đầu tư chứng khoán vừa rồi chú tôi đã trắng tay.

c.

  • Kiểm điểm : xem xét, đánh giá lại những thiếu sót.
  • Kiểm kê : kiểm lại từng cái để xác định số lượng chất lượng.

Đặt câu :

  • Tối nay về viết bản kiểm điểm cho cô !
  • Đơn vị đang kiêm kê tài sản trước cuối năm.

d.

Lược khảo : nghiên cứu khái quát không đi vào chi tiết.

Lược thuật : kể, trình bày tóm tắt.

Đặt câu :

  • Bài lược khảo văn học dân gian của sinh viên Nguyễn Văn A đã đạt giải nhất nghiên cứu cấp trường.
  • Em hãy viết một bài văn lược thuật lại cuốn sách Dế Mèn phiêu lưu kí.

Câu 8 : Một số từ phức có yếu tố cấu tạo giống nhau nhưng trật tự các yếu tố khác nhau :

Đấu tranh - tranh đấu, triển khai - khai triển, thương yêu - yêu thương, màu sắc - sắc maù, tình nghĩa - nghĩa tình, dào dạt - dạt dào, xác xơ - xơ xác, ngất ngây - ngây ngất...

Câu 9:Tìm từ ghép với mỗi từ Hán Việt :

  • Bất (không, chẳng) : bất đồng, bất diệt, bất tận.
  • Bí (kín) : bí mật, bí danh, bức bí
  • Đa (nhiều) : đa cảm, đa tình, đa nghi.
  • Đề (nâng, nêu ra) : đề nghị, đề bạt, đề xuất.
  • Gia (thêm vào) : gia nhập, gia hạn, gia cố.
  • Giáo (dạy bảo) : giáo huấn, giáo dục.
  • Hồi (về, trở lại) : hồi hương, hồi kinh.
  • Khai (mở, khơi) : Khai hội, khai trương.
  • Quảng (rộng, rộng rãi) : quảng bá, quảng cáo, quảng trường.
  • Suy (sút, kém) : suy yếu, suy sụp, suy kiệt.
  • Thuần (ròng, không pha tạp) : thuần khiết, thuần túy, thuần Việt.
  • Thủ (đầu, đầu tiên, người đứng đầu) : thủ lĩnh, thủ khoa, thủ trưởng.
  • Thuần (thật, chân thật, chân chất) : thuần hậu, thuần phác.
  • Thuần (dễ bảo, chịu khiến) : thuần thục, thuần dưỡng.
  • Thủy (nước) : thủy lợi, thủy triều, thủy quyển.
  • Tư (riêng) : tâm tư, tư tình, tư lợi.
  • Trữ (chứa, cất) : lưu trữ, trữ lượng, tàng trữ.
  • Trường (dài) : trường thành, trường tồn, trường giang.
  • Trọng (nặng, coi nặng, coi là quý) : trọng lượng, trọng vọng.
  • Vô (không, không có) : vô học, vô tình, vô phúc.
  • Xuất (đưa ra, cho ra) : xuất khẩu, xuất bản, xuất gia.
  • Yếu (quan trọng) : yếu điểm, yếu lược, trọng yếu.

Phần 3. Soạn chi tiết bài trau dồi vốn từ

Câu 1: Chọn cách giải thích đúng

  • Hậu quả là : kết quả xấu.
  • Đoạt là : chiếm được phần thắng.
  • Tinh tú là : sao trên trời.

Câu 2 : Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt

a. Từ "Tuyệt "

Tuyệt theo nghĩa thứ nhất : hết không còn gì

  • Tuyệt chủng : không còn giống nòi.
  • Tuyệt giao : cắt đứt mọi quan hệ, không còn giao tiếp với nhau.
  • Tuyệt tự : không có người nối dõi .
  • Tuyệt thực : nhịn ăn.

Tuyệt  theo nghĩa thứ 2 : cực kỳ, nhất

  • Tuyệt đỉnh : mức độ cao nhất.
  • Tuyệt mật : rất bí mật.
  • Tuyệt tác : tác phẩm (nghệ thuật) quá hay, quá đẹp.
  • Tuyệt trần : nhất trên đời.

   b. Từ " Đồng "

Đồng theo nghĩa thứ nhất : Cùng nhau, giống nhau

VD: đồng âm, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng khởi, đồng môn, ...

  • Đồng âm : cùng giống nhau về âm.
  • Đồng ấu : cùng là trẻ con, bạn từ thuở nhỏ.
  • Đồng bào : cùng nguồn gốc, dân tộc.
  • Đồng bộ : các bộ phận khớp với nhau một cách nhịp nhàng.
  • Đồng chí : cùng chung chí hướng.
  • Đồng môn : cùng học với nhau.
  • Đồng niên : cùng tuổi tác.
  • Đồng sự : cùng làm việc với nhau trong một cơ quan.

Đồng theo nghĩa thứ 2 : Trẻ em

  • Đồng thoại : Truyện dành cho trẻ em.
  • Đồng dao : Câu hát truyền miệng của trẻ em thường kèm theo một trò chơi.

Đồng 3: Chất đồng

Trống đồng : trống được làm bằng chất liệu kim loại đồng.

Câu 3: Sửa lại lỗi dùng từ trong các câu

a. Dùng chưa chính xác từ im lặng. Từ này thường để chỉ người. Nên thay thế bằng vắng lặng, yên tĩnh.

b. Dùng sai từ thành lập. Từ này chỉ dùng cho việc xây dựng một tổ chức, một nhà nước. Nên thay bằng từ thiết lập.

c. Dùng sai từ cảm xúc. Từ này thường dùng như một danh từ hoặc động từ, không dùng như một tính từ. Nên thay bằng cảm động, cảm phục.

Câu 4: Bình luận ý kiến :

  • Nhà thơ Chế Lan Viên đã đưa ra một cách nói về việc sử dụng ngôn ngữ của người dân trong đời sống hàng ngày rất sinh động, đa dạng. Từ đó thấy được vẻ đẹp tiếng Việt có thể tìm thấy ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.
  • Thời đại mới, khoa học kĩ thuật phát triển, nhiều kinh nghiệm dân gian có thể bị thay thế, nhưng vẻ đẹp của những câu ca dao tục ngữ là vẻ đẹp của của trí tuệ, tâm hồn, của ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu vẫn luôn còn đó cho đến muôn đời.

Câu 5 : Để làm tăng vốn từ, mỗi người có thể tùy theo hoàn cảnh sống cụ thể để áp dụng các kĩ năng nghe, hỏi, xem, thấy, ghi… Một số cách thông dụng như:

  • Nghe: lắng nghe lời thầy cô, cha mẹ, bạn bè xung quanh đế tiếp nhận kiến thức và điều hay lẽ phải, rút ra kinh nghiệm và tri thức cho bản thân mình. hay nói cách khác là quan sát, lắng nghe tiếng nói trong thực tế.
  • Hỏi:”muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”, hỏi những điều mình chưa biết, còn khúc mắc, vướng bận, nếu  “giấu dốt” thì bản thân sẽ không thể phát triển tốt hơn được. Tập sử dụng từ ngữ mới trong những hoàn cảnh thích hợp.
  • Xem, đọc: sách báo, sách vở một cách thường xuyên đặc biệt đọc những tác phẩm nổi tiếng thế giới và học thuộc nhiều ca dao, tục ngữ.
  • Ghi: ghi chép lại những điều hay lẽ phải, những câu nói, câu chuyện ý nghĩa, lấy đó làm kinh nghiệm sống cho bản thân.

Câu 6: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống :

a. Đồng nghĩa với “cứu cánh” là  mục đích cuối cùng.
b.
Đồng nghĩa với “nhược điểm” là điểm yếu.
c.
Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề bạt.
d.
Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là hoảng loạn.
e.
Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu

Câu 7 : Phân biệt nghĩa các từ và đặt câu :

a.

  • Nhuận bút : tiền trả cho tác giả của một tác phẩm nào đó như sách, vở, báo. Còn Thù lao : trả công cho người lao động đã làm việc.

Đặt câu :

  • Tiền nhuận bút cho một bài báo là một trăm ngàn.
  • Nếu làm việc chăm chỉ anh sẽ nhận được thù lao xứng đáng

   b.

  • Tay trắng : ban đầu không có chút vốn liếng, của cải gì. Còn Trắng tay : từng có của cải nhưng sau đó bị mất sạch, hoàn toàn không còn gì.

Đặt câu :

  • Anh ấy khởi nghiệp bằng tay trắng từ khi mới 18 tuổi.
  • Sau đợt đầu tư chứng khoán vừa rồi chú tôi đã trắng tay.

c.

  • Kiểm điểm : xem xét, đánh giá lại những thiếu sót. Còn Kiểm kê : kiểm lại từng cái để xác định số lượng chất lượng.

Đặt câu :

  • Tối nay về viết bản kiểm điểm cho cô !
  • Đơn vị đang kiêm kê tài sản trước cuối năm.

d.

  • Lược khảo : nghiên cứu khái quát không đi vào chi tiết. Còn Lược thuật : kể, trình bày tóm tắt.

Đặt câu :

  • Bài lược khảo văn học dân gian của sinh viên Nguyễn Văn A đã đạt giải nhất nghiên cứu cấp trường.
  • Em hãy viết một bài văn lược thuật lại cuốn sách Dế Mèn phiêu lưu kí.

Câu 8 :

  • Từ ghép có yếu tố cấu tạo giống nhau, nhưng trật tự các yếu tố thì khác nhau: Đấu tranh - tranh đấu, triển khai - khai triển, thương yêu - yêu thương, màu sắc - sắc maù, tình nghĩa - nghĩa tình,chờ đợi - đợi chờ, yếu điểm - điểm yếu, giản đơn - đơn giản, ngợi ca - ca ngợi...
  • Từ láy có yếu tố cấu tạo giống nhau, nhưng trật tự các yếu tố thì khác nhau: dào dạt - dạt dào, xác xơ - xơ xác, nhớ nhung - nhung nhớ, thiết tha - tha thiết, đau đớn - đớn đau, khát khao - khao khát, ngất ngây - ngây ngất…

Câu 9 :Với mỗi tiếng, hãy tìm hai từ ghép có chứa yếu tố đó.

  • Bất: bất thành, bất biến, bất nghĩa...
  • Đa (nhiều): đa nghĩa, đa cảm, đa tình...
  • Bí (kín): bí hiểm, bí truyền, bí sử,...
  • Gia (thêm vào): gia vị, gia hạn, gia tăng, ...
  • Giáo (dạy bảo): giáo dưỡng, giáo dục, giáo lí, ...
  • Hồi (trở về, trở lại): hồi hương, hồi cư, hồi xuân...
  • Khai (mở, khơi): khai hoang, khai trương, ...
  • Quảng (rộng, rộng rãi): quảng bá, quảng đại...
  • Suy (sút kém): suy tàn, suy kiệt, suy vi...
  • Thủ (người, người đứng đầu): thủ lĩnh, thủ khoa, thủ tướng...
  • Thuần (không pha tạp): thuần hóa, thuần khiết, thuần chủng...
  • Thuần (dễ bảo): thuần thục, thuần dưỡng...
  • Thuần (thật, chân chất): thuần hậu, thuần phát...
  • Thuỷ (nước): thủy mặc, thuỷ triều, thuỷ lợi...
  • Tư (riêng): tư thực, tư lợi, tư thục, tư nhân...
  • Trữ (chứa, cất): trữ lượng, lưu trữ, tích trữ...
  • Trường (dài): trường độ, trường kỳ, trường tồn...
  • Trọng (nặng, coi là quý): trọng vọng, trọng lượng...
  • Vô (không): vô tình, vô phúc, vô học...
  • Xuất (đưa, cho ra): xuất gia, xuất giá, xuất bản...
  • Yếu (quan trọng): yếu điểm, yếu lược, trọng yếu...

Từ khóa tìm kiếm google:

sọan văn 9 siêu hay, soạn trau dồi vốn từ siêu hay, ngữ văn 9 trau dồi vốn từ, soạn trau dồi vốn từ mới nhất
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 9 siêu hay bài: Trau dồi vốn từ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 9 tập 1. Phần trình bày do Chu Nguyệt tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận