Danh mục bài soạn

Soạn văn 9 siêu hay bài: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Bài soạn văn 9 tập 1: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trêngoogle hãy gõ: soan sieu hay luyen tap su dung mot so bien phap nghe thuat trong van ban thuyet minh tech12h. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào

[toc:ul]

Phần 1. Soạn siêu ngắn bài luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Thuyết minh về cái bút.

Mở bài : Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi .

Thân bài :

Nguồn gốc, xuất xứ : Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1938. Ông phát hiện mực giấy in rất nhanh khô nên quyết định nghiên cứu tạo ra một loại mực như thế. Từ đó bút bi ra đời.

Cấu tạo (2 bộ phận chính) :

  • Vỏ bút : ống nhựa tròn được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, dài từ 14 – 15 cm. Trên thân vỏ bút thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất, và logo của công ty sản xuất
  • Ruột bút bên trong : làm từ nhựa dẻo có hình trụ dài , chứa mực đặc hoặc mực nước.
  • Bộ phận đi kèm : lò xo, nút bấm, nắp bút, trên ngoài vỏ có đai gắn vào túi áo, vở.

Phân loại :

  • Kiểu dáng và màu sắc khác nhau .
  • Theo thương hiệu .

Nguyên lí hoạt động, bảo quản :

  • Mũi bút nhọn gắn với ống chứa mực, chứa viên bi nhỏ, khi viết viên bi lăn ra mực để tạo chữ.
  • Bảo quản : khi sử dụng xong nên bấm bút hoặc nắp vào để tránh rơi ngòi bút xuống nền đất gây gai ngòi.

Ưu, nhược điểm :

  • Ưu điểm : Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển, giá thành rẻ, tốc độ viết nhanh.
  • Nhược điểm : Nét bút nhanh dễ làm hỏng chữ.

Kết bài : Kết luận về chiếc bút và vai trò của nó trong cuộc sống.

Phần 2. Soạn chi tiết bài luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

1. Mở bài

Những ngày tháng còn ngồi trên ghế nhà trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm! Bút bi không chỉ là vật dụng không thể thiếu của người đi học mà còn rất quan trọng với tất cả mọi người. Người ta dùng buts để ghi chép, đánh dấu những gì cần nhớ, nhất là với những người làm công việc liên quan đến sổ sách, giấy tờ.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc

  • Không ai có thể xác định được rõ ràng, chính xác thời điểm bút viết ra đời để góp mặt vào cuộc sống của con người. Chỉ biết rằng từ khi nhân loại phát minh ra chữ viết thì bút cũng ra đời.
  • Thời xa xưa, người ta dùng chiếc bút lông vũ để viết hay vẽ. Bút có thể dùng bằng lông chim, lông gà nhưng đa số là dùng bằng lông ngỗng. Bút này dùng rất bất tiện vì phải mài mực, phải chấm mực thường xuyên khi viết, viết xong lại phải rửa bút nên bút máy ra đời.
  • Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới.

b. Cấu tạo
Bút bi được cấu tạo bởi các bộ phận sau:

  • Vỏ bút: vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy loại bút). Vỏ bút có nhiều màu sắc khác nhau để tăng tính thẩm mĩ cho chiếc bút
  • Bộ phận điều chỉnh bút: ở phần đầu có một viên bi nhỏ (lăn tròn khi chúng ta viết) để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Bộ phận này kết hợp với lò xo (được làm bằng kim loại theo hình xoắn ốc) để điều chỉnh ngòi bút: Khi muốn sử dụng, ta chỉ cần bấm nhẹ đầu bấm ngòi bút sẽ lộ ra; khi không sử dụng, bấm đầu bấm cho ngòi bút thụt vào.
  • Ruột bút: Ruột bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để chứa mực đặc hoặc mực nước. Chiều dài thường khoảng 10cm và lớn hơn que tăm một chút dùng để chứa mực nên được gọi là ống mực. Gắn với ống mực là ngòi bút được làm bằng kim loại không rỉ, một đầu có lỗ tròn. Ở đầu lỗ có gắn một viên bi sắt mạ crôm hoặc niken, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,38 đến 0,7mm. Viên bi nhỏ xíu xinh xắn ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều.
  • Màu mực: Mực có nhiều loại như mực dầu, mực nước, mực nhũ, đến mực dạ quang với đủ các màu sắc như đỏ, xanh, đen,… Ngày càng có nhiều kiểu dáng đẹp lạ. Rồi có những loại bút dùng trong điều kiện bình thường và cả những loại dùng trong môi trường khí áp, khí quyển thay đổi. Thậm chí có loại bút dùng trong điều kiện bất thường không trọng lượng hoặc ở dưới nước. Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tím,…

c. Phân loại

Có nhiều cách để phân loại bút bi. Người ta có thể dựa vào kiểu dáng và màu sắc hoặc là dựa vào thương hiệu để phân loại. Nếu dựa vào màu sắc của mực thì bút bi có loại mực màu đỏ, xanh, đen, tím.... Nếu dựa vào kiểu dáng thì có loại bút bi có nắp đậy, có loại có nút bấm, loại thì có cần gạt lên gạt xuống. Còn nếu xét về thương hiệu thì có rất nhiều thương hiệu bút bi nổi tiếng và quen thuộc với thế hệ học sinh như Thiên Long, Ngọc Bích..

d. Nguyên lí hoạt động, bảo quản

Nếu quan sát kỹ các bạn sẽ thấy mũi bút nhọn gắn với ống chứa mực, chứa viên bi nhỏ, khi viết viên bi lăn ra mực để tạo chữ. Độ linh hoạt của viên bi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nét chữ người suử dụng. Vì vậy sau khi dùng, người dùng nên bấm bút hoặc nắp vào để tránh rơi ngòi bút xuống nền đất gây gai ngòi.

e. Ưu nhược điểm

Với thiết kế nhỏ gọn nên rất dễ mang theo bên người. Thiết kế bút đa dạng, bắt mắt, bền, tốc độ viết nhanh chậm có thể điều chỉnh được. Tuy nhiên nếu không cẩn thận thì nét bút dễ làm hỏng chữ, dễ bị nhòe màu khi gặp nước.

3. Kết bài Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày. Đối với bản thân em, bút bi là dụng cụ học tập quan trọng, giúp em viết nên những nét chữ xinh xắn, tròn đẹp, viết nhanh và vẽ nên những gì em thích. Em không thể thiếu bút bi mỗi ngày đến lớp, vì vậy em rất yêu quý và gìn giữ bút bi mỗi ngày.
Bút bi mãi là vật dùng tiện dụng, cần thiết, gắn bó và không thể thiếu trong cuộc sống của con người.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

sọan văn 9 siêu hay, soạn luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh siêu hay, ngữ văn 9 luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, soạn Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh mới nhất
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 9 siêu hay bài: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 9 tập 1. Phần trình bày do Chu Nguyệt tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận