Danh mục bài soạn

Soạn văn 9 siêu hay bài: Lặng lẽ Sa Pa

Bài soạn văn 9 tập 1: Lặng lẽ Sa Pa cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trêngoogle hãy gõ: soan sieu hay lang le sa pa tech12h. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào

[toc:ul]

Phần 1. Các câu hỏi trong bài học

Bài tập 1: Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Tác phẩm này, theo lời của tác giả, là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào?

Bài tập 2: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện.

Bài tập 3: Phân tích nhân vật ông họa sĩ.

Bài tập 4:  Phát biểu chủ đề của truyện.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai nhân vật: anh thanh niên, ông hoạ sĩ.

Phần tham khảo, mở rộng

Bài tập 1: Tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành LongBài tập 2: Phân tích vẻ đẹp con người trong thời kỳ đổi mới nổi lên trong tp “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long

Bài tập 3: Tóm tắt nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

Bài tập 4: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

Bài tập 5: Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên trong Lặng Lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Hãy viết một đoạn văn ngắn

Bài tập 6: Phân tích nhân vật cô kĩ sư trong tác phẩm lặng lẽ Sa Pa
Bài tập 7: Từ lí tưởng sống của anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa, em hãy nêu suy nghĩ của mình về lí tưởng sống của thanh niên

Bài tập 8: Từ sự khiêm tốn của anh thanh niên trong Lặng lẽ sa pa, em có suy nghĩ gì về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

Phần 2. Soạn siêu ngắn bài lặng lẽ Sa Pa

Bài tập 1 :

  • Cốt truyện đơn giản. Chỉ là cuộc hội ngộ giữa bốn người : ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượnggiữa cảnh núi rừng lặng lẽ, thơ mộng. 
  • Tình huống truyện: Giản dị, nhẹ nhàng, lặng lẽ.
  • Bức chân dung : Tác phẩm là bức chân dung về anh thanh niên, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ.

Bài tập 2 : Hình ảnh anh thanh niên :

  • Là người mến khách (vui mừng, cảm động khi có khách đến thăm).
  • Là người sống chu đáo, biết quan tâm đến mọi người
  • Người say mê công việc, tinh thần trách nhiệm cao:
  • Nếp sống khoa học, ngăn nắp: Căn phòng làm việc của anh sắp đặt gọn gàng.
  • Có tâm hồn đẹp : Ở một mình song anh vẫn trồng hoa, niềm vui đọc sách.
  • Cởi mở, chu đáo với mọi người : tặng hoa cho cô kĩ sư, tặng trứng cho ông họa sĩ, tặng tam thất cho bác lái xe, nói năng cởi mở và chân thành.
  • Khiêm tốn giản dị : Anh nói ít về mình, để dành thời gian nói chuyện với mọi người, từ chối khi ông họa sĩ có ý định vẽ mình.

Bài tập 3 :Nhân vật ông họa sĩ :

  • Là người khát khao cống hiến, khát khao sáng tác.
  • Người nghệ sĩ giàu kinh nghiệm và óc quan sát tinh tế.
  • Say mê nghề.
  • Có trực giác nhạy bén.

Bài tập 4 :

  • Chất trữ tình của tác phẩm thể hiện ở những đoạn tả cảnh Sa Pa và giọng văn của tác giả.
  • Tác dụng : Làm cho câu chuyện mượt mà, đậm chất thơ, như những tác phẩm hội họa lung linh kì ảo.

Bài tập 5 : Chủ đề truyện : Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca những con người vô danh thầm lặng đang ngày đêm lao động hăng say, cống hiến cho tổ quốc.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1 : Cảm nghĩ về ông họa sỹ

  • Ông họa sĩ là người khát khao cống hiến, khát khao sáng tác, luôn đi tìm vẻ đẹp trong cuộc sống để đưa vào nghệ thuật.
  • Xúc động, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn con người đặc biệt là vẻ đẹp của anh thanh niên
  • Bức chân dung nhân vật chính trở nên sáng đẹp, chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.

Phần tham khảo, mở rộng

Bài tập 1: Tóm tắt truyện

Trên chuyến xe từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Ở đây, người họa sĩ già và cô kĩ sư đã nhận ra vẻ đẹp những người lao động thầm lặng trên cái nền lặng lẽ của Sa Pa. Ông họa sĩ luôn đi tìm hình ảnh lí tưởng cho bức tranh của mình chỉ kịp phác thảo những đường nét cơ bản chân dung anh thanh niên.

Bài tập 2 : Vẻ đẹp con người trong thời kỳ đổi mới

Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ chỉ vỏn vẹn 30 phút thôi nhưng đã cho ta thấy hết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi ấy, sự đóng góp lặng lẽ của những con người ấy. Không phải là vẻ đẹp về ngoại hình bên ngoài mà là những cống hiến thầm lặng của họ. Anh thanh niên vẫn hăng say, miệt mài làm việc giữa núi rừng bao la và chỉ có một mình. Và lần nào cũng vậy khi có khách viếng thăm, a đã nhiệt tình tiếp đón. Anh không còn ít nói như trước nữa. Những con người như anh thanh niên đang ngày ngày làm giàu có thêm cho đất nước Việt Nam.

Bài tập 3 : Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

  • Các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng, chỉ được nhà văn gọi theo giới tính và tuổi tác.
  • Tình huống truyện hợp lý, cách kể truyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
  • Truyện có chất thơ. Chất thơ của truyện lại đi liền với chất họa.

Bài tập 4 :Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa :

Nhan đề giúp ta biết được chủ đề của truyện là đang hướng về vùng núi Sa Pa hoang sơ nhưng sẽ là nét đẹp lặng thầm. Và ta cũng cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của những con người nơi Sa Pa lặng lẽ.

Bài tập 5 : Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên trong Lặng Lẽ Sa Pa

Qua tác phẩm, tác giả đã phác họa bức tranh thiên nhiên ấy thật thơ mộng, huyền ảo làm say đắm lòng người. Hình ảnh những con đường, thung lũng, rặng đào, đàn bò. .. tựu chung lại tạo nên một bức tranh thanh bình và yên ả.

Sa Pa còn được tô điểm thêm những tia nắng ấm áp và màu sắc tươi sáng của các loại cây lạ, và nhất là các loại hoa. Sa Pa như một bức tranh vừa hoang sơ, lặng lẽ, thơ mộng vừa hùng vĩ, kì ảo.

Bài tập 6 : Nhân vật cô kỹ sư

  • Là cô kỹ sư trẻ, đang sục sôi tuổi trẻ nhiệt huyết.
  • Cô gái xúc động khi được trao bó hoa, xúc động về những điều anh thanh niên nói.
  • Là cô gái ngây thơ, trong sáng, chưa biết cảm xúc của mình là đang yêu.

Bài tập 7 : Suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thanh niên: Không cần điều gì cao sang chỉ cần chúng ta làm tốt công việc của mình, đó là lý tưởng tốt đẹp nhất. Mà để hoàn thành tốt công việc của mình thì phải có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao với công việc.

Bài tập 8: Trong cuộc sống, đức tính khiêm tốn là rất cần thiết ở mỗi người. Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ. Khiêm tốn là thái độ, cách ứng xử của mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Là không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang và không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân mình. Khiêm tốn là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội .

Phần 3. Soạn chi tiết bài lặng lẽ Sa Pa

Bài tập 1:

  • Cốt truyện đơn giản: kể lại một cuộc gặp gỡ của bốn người bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên trong vòng ba mươi phút giữa cảnh núi rừng lặng lẽ, thơ mộng.
  • Tình huống truyện: Giản dị, nhẹ nhàng, lặng lẽ tựa như cánh cửa dẫn người đọc vào thế giới cổ tích.
  • Bức chân dung : Tác phẩm là bức chân dung về anh thanh niên, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ.

Bài tập 2 : Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện.

  • Là người mến khách (vui mừng, cảm động khi có khách đến thăm).
  • Là người sống chu đáo, biết quan tâm đến mọi người ( hái hoa tặng khách, chuẩn bị trứng luộc cho khách ăn trưa trên xe, gửi tam thất cho vợ bác lái xe )
  • Người say mê công việc, tinh thần trách nhiệm cao: Công việc của anh hết sức vất vả “đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất”, phải lấy ốp vào lúc một giờ, bốn giờ sáng xung quanh tối mịt nhưng anh vẫn rất nghiêm túc, đúng giờ. Hiệu quả làm việc rất cao, anh đã góp phần phát hiện ra đám mây khô giúp không quân ta bắn rơi máy bay Mĩ.
  • Nếp sống khoa học, ngăn nắp: Căn phòng làm việc của anh sắp đặt gọn gàng.
  • Có tâm hồn đẹp : Ở một mình song anh vẫn trồng hoa, niềm vui đọc sách.
  • Cởi mở, chu đáo với mọi người : tặng hoa cho cô kĩ sư, tặng trứng cho ông họa sĩ, tặng tam thất cho bác lái xe, nói năng cởi mở và chân thành.
  • Khiêm tốn giản dị : Anh nói ít về mình, để dành thời gian nói chuyện với mọi người, từ chối khi ông họa sĩ có ý định vẽ về anh, anh cho rằng có người khác còn xứng đáng hơn anh.

Bài tập 3 : Phân tích nhân vật ông họa sĩ.

Ông họa sĩ là nhân vật phụ của tác phẩm nhưng có ý nghĩa đặc biệt, nhân vật hầu như chỉ lặng lẽ nghe và suy ngẫm.

  • Là người khát khao cống hiến, khát khao sáng tác. Luôn tìm kiếm vẻ đẹp trong cuộc sống để đưa vào nghệ thuật
  • Là người nghệ sĩ nhiều kinh nghiệm và óc quan sát tinh tế: (căn phòng, vườn hoa và chân dung anh thanh niên đều được miêu tả qua lăng kính của người họa sĩ). Nhận ra Sa Pa mặc dù mới lên lần đầu và không ai giới thiệu, vô cùng tinh tế.
  •  Xúc động, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn con người đặc biệt là vẻ đẹp của anh thanh niên
  • Là người có trực giác nhạy bén: Tình cờ gặp anh thanh niên, đã cảm nhận được vẻ đẹp của người con trai ấy, ngay lập tức người họa sĩ bắt tay vào sáng tác “Gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác”. Thay đổi suy nghĩ và quan niệm khi tiếp xúc với anh thanh niên.

Bài tập 4:

Chất trữ tình của tác phẩm thể hiện ở những đoạn tả cảnh Sa Pa và giọng văn của tác giả “Nắng bây giờ đã...như một bó đuốc lớn” -> Làm cho câu chuyện mượt mà, đậm chất thơ, như những tác phẩm hội họa lung linh kì ảo.

Bài tập 5 : Chủ đề Truyện Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người hằng ngày âm thầm cống hiến hết mình cho Tổ quốc, nổi bật lên hình ảnh anh thanh niên tự giác vượt mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ và sống đẹp, đem lại niềm vui cho mọi người.

Luyện tập

Bài tập 1 : Phát biểu cảm nghĩ về ông họa sỹ .

Ông họa sĩ là người đã có tuổi nhưng luôn khát khao cống hiến, khát khao sáng tác nghệ thuật. Luôn tìm kiếm vẻ đẹp trong cuộc sống để đưa vào nghệ thuật “họa sĩ đã bắt gặp một điều mà thật ra ông vẫn ao ước được biết. Ôi, một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đã là giá trị một chuyến đi dài”. Xúc động, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn con người đặc biệt là vẻ đẹp của anh thanh niên: “Chao ôi ! Bắt gặp một con người như anh ta là cơ hội hãn hữu cho sáng tác”. Ông thấy anh thật đáng yêu nhưng anh làm cho “ông nhọc lòng quá với những điều ta suy nghĩ về anh và những điều anh suy nghĩ”. Những cảm xúc và suy nghĩ của ông họa sĩ về anh thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh đã làm cho chân dung nhân vật chính trở nên sáng đẹp, chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.

Phần tham khảo, mở rộng

Bài tập 1: Tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

Trên chuyến xe từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Cuộc gặp gỡ giữa mọi người diễn ra rất vui vẻ, cảm động. Anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về công việc hằng ngày của mình – những công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Anh mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Ở đây, người họa sĩ già và cô kĩ sư đã nhận ra vẻ đẹp những người lao động thầm lặng trên cái nền lặng lẽ của Sa Pa. Ông họa sĩ luôn đi tìm hình ảnh lí tưởng cho bức tranh của mình chỉ kịp phác thảo những đường nét cơ bản chân dung anh thanh niên.

Bài tập 2: Phân tích vẻ đẹp con người trong thời kỳ đổi mới nổi lên trong tp “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long

Mỗi con người trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa đều mang cho mình một sứ mệnh riêng, đang đóng góp cho Tổ quốc thêm tươi đẹp. Anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn đã tô đẹp lên những con người ấy - những con người lặng lẽ đóng góp sức mình để làm đẹp, làm giàu cho tổ quốc mà không sợ cô đơn, anh vẫn miệt mài ngày đeem làm công việc đo khí tượng. Cô kĩ sư trẻ đang trên đường nhận nhiệm vụ với một khí thế hừng hực. Ông họa sỹ thì vẽ nét đẹp tô điểm cho đời. Bác lái xe thì nhiệm vụ là vận chuyển các vị khách đi khắp muôn nơi. Dưới ngòi bút của tác giả, đó là vẻ đẹp oử một vùng miền núi Sa Pa hoang sơ mà bình dị.

Những con người như anh thanh niên đang ngày ngày làm giàu có thêm cho đất nước Việt Nam. Anh là lớp người trẻ tuổi tiếp bước lòng nhiệt huyết lao động của lớp người đi trước như bác lái xe, ông họa sĩ... Anh thanh niên và chính vẻ đẹp tâm hồn của anh đã tác động mạnh mẽ tới ông họa sĩ và đặc biệt cô kĩ sư dưới xuôi lên Sa Pa nhận công tác. Và không chỉ các nhân vật trong truyện ngắn này mà ngay chính người đọc chúng ta cũng cần suy nghĩ nhiều hơn nữa về công việc lao động hiện tại của bản thân và sẽ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa theo hướng tích cực để xã hội sẽ tốt đẹp hơn, phát triển hơn bởi có những con người với nhiều phẩm chất cao quý như anh thanh niên.

Bài tập 3 : Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

    • Truyện đã xây dựng được một tình huống truyện hợp lý, cách kể truyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.

    • Các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng, chỉ được nhà văn gọi theo giới tính và tuổi tác (anh thanh niên, cô kĩ sư nông nghiệp, ông hoạ sĩ già...) => Dụng ý của tác giả muốn người đọc liên tưởng đến những nhân vật tốt đẹp mà trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông. Điều này tăng thêm sức khái quát đời sống của câu chuyện.

    • Truyện có chất thơ bàng bạc toát lên từ các chi tiết, từ khung cảnh thiên nhiên Sa Pa đẹp như những bức tranh và chất thơ ấy còn ở chính trong tâm hồn các nhân vật với những suy nghĩ, cảm xúc thật trong sáng, đẽ. Chất thơ của truyện lại đi liền với chất họa.

Bài tập 4 :Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

Sa Pa là một thị trấn vùng núi nhỏ của tỉnh Lào Cai, nơi đây có vẻ đẹp của rừng núi hoang sơ, êm đềm và rất thơ mộng, lặng lẽ mà không hề quạnh hưu. Truyện đã khắc hoạ vẻ đẹp của những con người lao động lặng thầm. Những công việc, thành quả mà họ đạt được cũng hết sức bình dị, họ làm việc say mê không hề nghĩ đến nghỉ ngơi và cũn không cần ai biết đến mình. Họ là những con người rất đỗi khiêm tốn, những anh hùng vô danh. Lặng lẽ  được đưa lên đầu câu để nhấn mạnh vẻ đẹp thầm lặng, bình dị của họ. Và phải chăng đó cũng là nhịp sống bình yên, êm ả của vùng đất xa xôi  và thơ mộng ấy.

Bài tập 5 : Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên trong Lặng Lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Qua ngòi bút của Nguyễn Thành Long, ta thấy một bức tranh thiên nhiên Sa Pa vô cùng thơ mộng, huyền ảo làm say đắm lòng người. Bức tranh khung cảnh thiên nhiên rộng lớn , hoang sơ với những con đường đèo quanh co ẩn mình dưới những rặng đào, với những đàn bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ treen thung lũng. Bức tranh ấy còn được tô điểm bới những tia nắng len lỏi trong rừng cây thông, nắng mạ bạc cả con đèo. Những đám mây cũng hòa mình nô đùa tinh nghịch trong nắng, "Mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia. Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng”, rồi “mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”. Sa Pa còn đầy màu sắc với các loại cây lạ, và nhất là các loại hoa. Sa Pa như một bức tranh vừa hoang sơ, lặng lẽ, thơ mộng vừa hùng vĩ, kì ảo , thanh bình.

Bài tập 6 : Phân tích nhân vật cô kĩ sư trong tác phẩm lặng lẽ Sa Pa

Trong tác phẩm này, tác giả có nhắc tới cô kỹ sư mới ra trường, hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác. Cô gái ấy tuy tuổi đời vẫn còn trẻ nhưng khao khát được đi bất cứ đâu và làm bất cứ việc gì. Cô được người ta giới thiệu về anh thanh niên và cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên khiến cô xúc động. Cô xúc động khi được người thanh niên ấy tặng hoa, khi nghe anh kể về những người khác, và càng xúc động hơn nữa khi được anh mời lên chỗ mà anh đang làm việc. Cô lắng nghe từng câu chuyện của anh và trầm ngâm lặng lẽ, cô xúc động khi nhìn thấy trang sách anh thanh niên đọc để trên mặt bàn. Anh ấy quả là một tấm gương sáng cho cô noi theo. Nhờ anh mà cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh” và quan trọng hơn nữa là về con đường mà cô đã lựa chọn, cô đang đi tới.

Bài tập 7 : Từ lí tưởng sống của anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa, em hãy nêu suy nghĩ của mình về lí tưởng sống của thanh niên

Tất nhiên là trong thời bình hay thời chiến thì con người và nhất là giới thanh niên luôn tồn tại song song hai bộ phận con người. Một là có lí tưởng sống cao đẹp, một là không có lý tưởng sống hoặc có thì là bê tha. Lý tưởng sống tốt đẹp thì chẳng cần đi đâu xa, mà theo như tác phẩm này, chỉ cần bạn có sự đam mê với công việc, luôn có trách nhiệm và hoàn thành tốt công việc mình được giao, chỉ như vậy là bạn đã và đang xây dựng đất nước thêm phần giàu đẹp rồi. Công việc nào cũng vậy, sẽ có những sự thuận lợi và cả những khó khăn. Ai cũng chọn công việc nhàn hạ vậy thì những công việc khổ cực, vất vả, ví như công việc đo khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét một mình cô độc giữa núi rừng bao la, nếu không có những nguời như anh thanh niên thì ai sẽ làm ? Vậy mà các bạn thấy đó, không có quá nhiều người qua lại, rất buồn và cô đơn nhưng anh thanh niên vẫn luôn vui vẻ, vẫn luôn miệt mài làm việc trong sự khát khao tuột cùng. Anh là một trong những người trẻ đang thầm lặng làm những việc có ích cho đất nước.Trong cuộc sống hiện nay những con người vẫn cống hiến thầm lặng chẳng phải là khó bắt gặp.Đó là cô giáo trẻ vượt qa những chặng đường đèo, cõng con chữ lên vui núi để dạy chữ cho các em thơ. Là những người lính đảo Trường Sa, nơi chỉ có sóng biển là người bạn tâm tình, nhưng vẫn ngày đêm nắm chắc tay súng, bảo vệ từng hòn đảo nhỏ, đem lại sự bình yên cho đất nước....Chiến tranh qua đi nhưng để lại bao khó khăn cho đất nước. Sau bao mất mát, đau thương, giờ đây dân tộc cần lắm những khối óc tinh anh, những bàn tay khỏe mạnh để dựng xây, phát triển. Đáng tiếc thay đâu đó trên đất nước mình vẫn còn một số những thanh niên bị mai một lý tưởng sống. Họ chọn cách sống nhàn hạ, hưởng thụ thay vì là lao  động để tạo ra giá trị cuộc sống. Phải chăng những con người như thế đã làm đất nước đi thụt lùi? 

Bài tập 8 :Từ sự khiêm tốn của anh thanh niên trong Lặng lẽ sa pa, em có suy nghĩ gì về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

Khiêm tốn là thái độ, cách ứng xử của mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Là không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang và không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân mình.Đây là một đức tính đáng quý, cần phát huy ở mỗi người. Những người khiêm nhường luôn có tinh thần cầu thị, lắng nghe sự góp ý và sửa đổi các khuyết điểm của bản thân. Anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa là một ví dụ, khi biết  người họa sĩ định vẽ mình, anh cho rằng mình không xứng đáng để được vẽ tranh vì còn có “những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. Anh tự nhận thấy những cống hiến của mình trong công việc là chưa đủ, bởi đâu đó vẫn còn những tấm gương đang miệt mài, say mê với công việc, âm thầm cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Tinh thần khiêm nhường ấy của anh thật đáng quý biết bao.

Khiêm tốn không chỉ là cách sống, nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công cho mỗi người. Người càng sống khiêm tốn thì càng dễ thành công bởi không ai trong chúng ta là hoàn mĩ, toàn diện, do đó chúng ta cần khiêm nhường học hỏi để mở rộng hiểu biết bản thân, để học hỏi được nhiều hơn từ mọi người xung quanh mình.

Từ khóa tìm kiếm google:

sọan văn 9 siêu hay, soạn lặng lẽ Sa Pa siêu hay, ngữ văn 9 lặng lẽ Sa Pa, soạn lặng lẽ Sa Pa mới nhất
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 9 siêu hay bài: Lặng lẽ Sa Pa . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 9 tập 1. Phần trình bày do Chu Nguyệt tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận