Danh mục bài soạn

Soạn văn 9 siêu hay bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Bài soạn văn 9 tập 1: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trêngoogle hãy gõ: soan sieu hay khuc hat ru nhung em be lon tren lung me tech12h. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào

[toc:ul]

Phần 1. Các câu hỏi trong bài học

Bài tập 1:  Bài thơ là lời hát ru những em bé dân tộc Tà-ôi “lớn trên lưng mẹ” ở vùng chiến khu Trị - Thiên khi cuộc kháng chiến chông Mĩ đang diễn ra ác liệt. Lời hát ru có ba khúc, mỗi khúc có hai khổ và đều mở đầu bằng hai câu: “Em cu Tai... đừng rời lưng mẹ” rồi kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan a-kay ơi...” (bốn câu). Từng lời ru trực tiếp của người mẹ được ngắt nhịp đều đặn ở giữa dòng thơ. Theo em, cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế có tác dụng tạo nhịp điệu như thế nào cho lời ru, có liên quan gì đến nội dung tình cảm của bài thơ?

Bài tập 2: Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ. (Gợi ý: Qua từng đoạn thơ, người mẹ được miêu tả ưong những công việc gì, hoàn cảnh nào? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự vất vả, gian khổ của người mẹ ở chiến khu.)

Bài tập 3:  Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi / Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”? Phân tích tình cảm của người mẹ đối với con ở câu thơ thứ hai.

Bài tập 4: Qua các khúc ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào? Nhận xét về mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ, về sự phát triển của tình cảm và ước vọng của người mẹ qua ba khúc ru.

Bài tập 5:  Em thấy tình yêu thương con của người mẹ gắn với những tình cảm gì? Em hiểu như thế nào về những ước mong, ý chí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ được thể hiện trong các khúc ru?

Luyện tập: Nhận xét về ý nghĩa của yếu tố tự sự trong bài thơ đối với việc thể hiện cuộc sống của người dân ở chiến khu Trị - Thiên thời chống Mĩ.

Bài tập 1 - Tham khảo : Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ về một nhân vật cụ thể (em cu Tai) nhưng lại đặt tên cho tác phẩm này là “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Theo em, như vậy có hợp lí không? Vì sao?

Bài tập 2- Tham khảo: Viết một đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

Phần 2. Soạn siêu ngắn bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Bài tập 1: Tác dụng cách lặp, cách ngắt nhịp :

  • Tạo nhịp điệu dìu dặt, tha thiết, tạo tiết tấu nhẹ nhàng như lời hát ru.
  • Thể hiện tình mẹ con thắm thiết, nhất là tình cảm của người mẹ cho con, mong con yêu khôn lớn, trưởng thành, thành công dân tự do của nước nhà độc lập, thống nhất.

Bài tập 2 :  Hình ảnh người mẹ Tà-ôi :

  • Người mẹ tảo tần, lam lũ : những công việc quen thuộc hằng ngày với bao vất vả, lo toan.( Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng/ Mẹ đang tỉa bắp trên đồi Ka- lưi/ Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng )
  • Người mẹ kháng chiến : tham gia kháng chiến, không chỉ dành cho A-kay mà tình cảm của người mẹ còn dành cho anh bộ đội, cho làng, cho đất nước.

Bài tập 3:

  • Mặt trời của bắp : là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài.
  • Mặt trời của mẹ : là em cu Tai, là niềm hạnh phúc, ánh sáng, nguồn sống của cuộc đời mẹ.

→ Đứa con bé bỏng chính là nguồn năng lượng, sự sống không thể thiếu của đời mẹ. Câu thơ là niềm xúc động dạt dào về tình mẹ – tình cảm thiêng liêng nhất với mỗi người.

Bài tập 4 :

Tình cảm của người mẹ với con : đằm thắm lớn lao. Mẹ yêu con, mong con khôn lớn trưởng thành, mong con được sống trong hòa bình, luôn hi vọng vào tương lai tốt đẹp của người con

Lời ru với công việc của mẹ : theo sự trưởng thành khôn lớn của con và khát khao cho con được tự do.

  • Mẹ giã gạo : Mẹ mơ con sau này lớn lên sẽ “vung chày lún sân”.
  • Mẹ trỉa bắp trên nương : mong ước mai sau có thể phát nương cho mẹ.
  • Mẹ chiến đấu : Em cu Tai cũng vào Trường Sơn theo mẹ, “Em mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ”, mơ cho đất nước thống nhất.

Bài tập 5 :

  • Tình yêu thương con của người mẹ gắn liền với tình thương anh bộ đội, buôn làng và cao hơn nữa là tình yêu quê hương đất nước.
  • Ta thấy được tình yêu thương con dạt dào, nồng thắm, lòng yêu nước sâu sắc, ý chí chiến đấu mãnh liệt của những bà mẹ Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Những bà mẹ ấy không quản ngaij làm việc vất vả vì độc lập tự do của dân tộc.

Luyện tập : Ý nghĩa yếu tố miêu tả : Ngoài việc thể hiện tình thương yêu với người còn thì còn thể hiện tâm hồn trong sáng của người mẹ Tà-ôi, phong cách của đồng bào miền núi, tăng thêm tính chân thực sâu lắng của nhân vật trữ tình.

Bài tập 1 - Tham khảo: Nhan đề nhà thơ chọn hoàn toàn phù hợp với tác phẩm vì tác giả không chỉ viết riêng cho một em bé nào cả mà là viết cho rất nhiều em bé đã, đang và sẽ lớn lên trên lưng của các bà mẹ Tà ôi và các mẹ miền núi khác.

Bài tập 2 - Tham khảo : Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh người mẹ Tà Ôi

  • Người mẹ tảo tần, gánh vác bao nặng nhọc nuôi con khôn lớn.
  • Là tình thương yêu vô bờ bến với những đứa con.
  • Chấp nhận khó khăn, vất vả vì con vì đất nước.

-> Người phụ nữ Việt Nam tảo tần, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh.

Phần 3. Soạn chi tiết bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Bài tập 1 :Theo em, cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế có tác dụng tạo nhịp điệu như thế nào cho lời ru, có liên quan đến nội dung tình cảm của bài thơ như sau :

Bài thơ là lời hát ru những em bé dân tộc Tà-ôi “lớn trên lưng mẹ” ở vùng chiến khu Trị - Thiên khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Lời hát ru có ba khúc, mỗi khúc có hai khổ và đều mở đầu bằng hai câu: “Em cu Tai... đừng rời lưng mẹ” rồi kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan a-kay ơi...” (bốn câu).  Cách lặp đi, lặp lại, cách ngăt nhịp như thế tạo âm điệu của lời ru, nhịp nhàng êm ái trong cách nôi đưa em ngủ.

-> Thể hiện tình mẹ con thắm thiết, nhất là tình cảm của người mẹ cho con, luôn mong những điều tốt đẹp nhất cho con.

Bài tập 2 : Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ.

Qua bài thơ này, ta thấy rõ được tình cảm của người mẹ dành cho con và dành cho quê hương đất nước. Mẹ vừa chăm con vừa làm công việc hậu phương, là lao động sản xuất để nuôi bộ đội, hỗ trợ tích cực cho cách mạng. Mẹ ru con trong khi mẹ giã gạo nuôi bộ đội, khi đi tỉa bắp, và cả khi chuyển lán đạp rừng. Người mẹ luôn muốn mang đến những giấc ngủ say sưa, bình yên cho đứa trẻ cũng như mong một cuộc đời tự do, hòa bình cho đất nước. Hình ảnh người mẹ gợi lên bao xúc động, đó không chỉ là hình ảnh người mẹ Tà-ôi mà còn là hiện thân của những người mẹ Việt Nam anh hùng, giỏi việc nước đảm việc nhà. Sẵn sàng hi sinh bản thân vì tình mẫu tử và tình yêu quê hương, đất nước.

Bài tập 3 : Về hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi / Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”

  • Mặt trời của bắp : là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài. 
  • Mặt trời của mẹ : là em cu Tai, là niềm hạnh phúc của mẹ.

-> Bắp có phát triển có tươi tốt được hay không là do nguồn sáng của mặt trời. Còn nguồn sáng của mẹ chính là con. Con là tất cả cuộc đời của mẹ, vì con mà mẹ quên đi những mệt nhọc trong cuộc sống. Chỉ cần con yên giấc trên lưng mẹ.

Bài tập 4 :

  • Qua các khúc ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con đó là thứ tình cảm thiêng liêng, là tình yêu thương vô bờ bến, luôn mong con có cuộc sống tốt đẹp hơn.
  • Nhận xét về mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ, về sự phát triển của tình cảm và ước vọng của người mẹ qua ba khúc ru: Bài thơ có ba khúc và mỗi khúc ru đều gắn liền với hoàn cảnh cụ thể, và việc làm cụ thể mà đang làm, đồng thời trong mỗi hoàn cảnh như thế ước mơ của mẹ, của em cu Tai cũng mỗi khác, theo sự trưởng thành khôn lớn của con và niềm khát khao cho con được tự do.

Bài tập 5 :

  • Tình yêu con của người mẹ Tà - ôi gắn với tình thương anh bộ đội, buôn làng và cao hơn nữa là sự gắn bó với tình yêu quê hương đất nước.
  • Qua đây , ta thấy được tình yêu thương con dào dạt đằm thắm, lòng yêu nước sâu sắc, ý chí chiến đấu mãnh liệt vì độc lập tự do của những bà mẹ Việt Nam. Vì độc lập tự do của dân tộc. Mẹ là mẹ chiến sĩ, mẹ là chiến sĩ, mẹ là người mẹ Việt Nam anh hùng.

Luyện tập : Nhận xét về ý nghĩa của yếu tố tự sự trong bài thơ đối với việc thể hiện cuộc sống của người dân ở chiến khu Trị - Thiên thời chống Mĩ: yếu tố tự sự trong bài thể hiện tâm hồn trong sáng của người mẹ Tà-ôi, phong cách của đồng bào miền núi, tăng thêm tính chân thực sâu lắng của nhân vật trữ tình.

Bài tập 1- Tham khảo  :

Nhan đề nhà thơ chọn hoàn toàn phù hợp với tác phẩm. Thông qua bài thơ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm không chỉ viết về một em bé cụ thể mà viết cho rất nhiều em bé đã, đang và sẽ lớn lên trên lưng của các bà mẹ Tà ôi và các mẹ miền núi khác. Bài thơ có tính khái quát, thể hiện tư tưởng của tác giả gửi gắm.

Bài tập 2 - Tham khảo :

Qua ngòi bút của tác gỉa Nguyễn Khoa Điềm ta thấy được hình ảnh người mẹ tảo tần, gánh vác bao nặng nhọc nuôi con khôn lớn. Mẹ đi đâu, làm gì cũng địu con trên lưng, phần vì hoàn cảnh điều kiện thiếu thốn, các em bé không có người trông nom, phần là vì người mẹ cũng mong con luôn ở bên mình để dễ bề chăm sóc. Những em bé đâu có được nằm trên chăn ấm nệm êm, mà lấy tấm lưng gồ ghề nhấp nhô đang miệt maì làm việc của mẹ để ngủ. Chỉ cần con có giấc ngủ ngon lành thì bao vaát vả, mệt nhọc với mẹ, chẳng phiền hà chi. Tất cả là vì tình thương yêu vô bờ bến với những đứa con. Mẹ chấp nhận khó khăn, vất vả vì con, hy sinh vì đất nước. Tacs giả muốn ngợi ca những người mẹ, không chỉ riêng những người mẹ Tà ôi mà tất cả người phụ nữ Việt Nam tảo tần, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh.

Từ khóa tìm kiếm google:

sọan văn 9 siêu hay, soạn khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ siêu hay, ngữ văn 9 khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, soạn khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ mới nhất
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 9 siêu hay bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 9 tập 1. Phần trình bày do Chu Nguyệt tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận