Danh mục bài soạn

Soạn văn 9 siêu hay bài: Chuyện người con gái Nam Xương

Bài soạn văn 9 tập 1: Chuyện người con gái Nam Xương cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trêngoogle hãy gõ: soan sieu hay chuyen nguoi con gai nam xuong tech12h. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào

[toc:ul]

Phần 1. Các câu hỏi trong bài học

Câu 1 :Tìm bố cục của văn bản.

Câu 2: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi hoàn cảnh, Vũ Nương lại bộc lộ những đức tính tốt đẹp.

Câu 3: Vì sao Vũ Nương phải chịu đựng nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

Câu 4 : Hãy nêu nhận xét về cách dẫn tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và lời đối đáp trong truyện.

Câu 5 : Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

Bài tập 1( Phần tham khảo ) : Giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

Bài tập 2 ( Phần tham khảo ) : Viết một bài văn ngắn, hãy trình bày những hiểu biết cơ bản về Nguyễn Dữ và “Truyền kì mạn lục”.

Bài tập 3( Phần tham khảo ): Những lí do nào đã dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải chịu?

Phần 2. Soạn siêu ngắn bài chuyện người con gái Nam Xương

Câu 1: Bố cục

  • Phần 1 (từ đầu ...  cha mẹ đẻ mình) :Cuộc hôn nhân của Vũ Nương
  • Phần 2 ( tiếp....trót đã qua rồi) : Nỗi oan và cái chết của Vũ Nương.
  • Phần 2 (còn lại) : Vũ Nương ở thủy cung và nỗi oan được giải.

Câu 2 : Nhân vật Vũ Nương trong từng hoàn cảnh :

  • Trước khi lấy Trương Sinh : tính thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
  • Khi về nhà chồng : người vợ thảo hiền, nết na.
  • Khi chồng đi lính : con dâu hiếu thảo, người mẹ hiền, người vợ thủy chung.
  • Khi bị nghi oan : nàng phân tỏ lòng mình mà không có kết quả, đã tự trẫm mình xuống sông để bảo toàn danh dự.

Vũ Nương là người phụ nữ hiền thục, người vợ thủy chung, yêu thương chồng con, là người con dâu hiếu thảo, là người phụ nữ coi trọng phẩm hạnh, danh dự, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình mà không ngại quyên sinh.

Câu 3: Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất vì :

- Nguyên nhân trực tiếp : Do Trương Sinh quá đa nghi, hay ghen, gia trưởng, độc đoán.

- Nguyên nhân sâu xa :

  • Chế độ nam quyền, lễ giáo phong kiến.
  • Xã hội phong kiến bất công, phi lý
  • Cuộc chiến tranh phi nghĩa gây chia ly.

Thân phận người phụ nữ bấp bênh, mong manh, bi thảm, bị xem nhẹ, khuất sau bóng người đàn ông. 

Câu 4: Truyện dẫn dắt theo trình tự thời gian, các tình tiết được xen ké khéo léo, hé mở đầu truyện lại là nút thắt đẩy lên cao trào truyện . Giọng văn trần thuật mang tính khách quan, cộng với lời văn đối thoại đầy tính bất ngờ đã khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật thật sâu sắc, đưa truyện đến kịch tính.

Câu 5 : Yếu tố kì ảo trong truyện :

  • Chuyện nằm mộng của Phan Lang, Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa.
  • Chuyện lập đàn giải oan.
  • Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất".

Yếu tố kì ảo tạo ra thế giới huyền ảo hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượng. Thể hiện tấm lòng nhân đạo, đó là ước mơ về một thế giới công bằng của nhân dân.

Bài tập 1( Phần tham khảo ) : Giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

Giá trị nội dung : Tác phẩm đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc

Giá trị nghệ thuật : Xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, Có sử dụng yếu tố kỳ ảo

Bài tập 2 ( Phần tham khảo ) : Viết bài văn ngắn

  • Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI, sinh và mất năm nào chưa rõ. Nói về Nguyễn Dữ, người ta thường nhắc về một thi sĩ ở ẩn với những hiểu biết sâu rộng về cuộc đời, Quê quán của ông ở tỉnh Hải Dương.
  • Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Ông từng làm quan dưới triều Mạc, triều Lê nhưng ít lâu sau thì ông đã cáo quan về ở ẩn cùng mẹ già và viết sách
  • Truyền kỳ mạn lục được hoàn thành vào khoảng giữa hai thập kỷ 20-30 của thế kỷ XVI.
  • Truyền kì là một thể văn xuôi thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường.
  • Về nghệ thuật, tác giả trong tác phẩm đã sáng tạo trên cơ sở những cốt truyện có sẵn. Đa phần những câu chuyện trong tác phẩm đều có nguồn gốc từ dân gian hoặc trong sách vở của người xưa.

Bài tập 3 ( Phần tham khảo ) : Lí do đã dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải chịu là do người chồng Trương Sinh nghe lời nói ngây thơ của con trẻ, sinh nghi ngờ, ghen tuông. Và sâu xa là do chế độ xã hội phong kiến bất công, phi lý. 

Phần 3. Soạn chi tiết bài chuyện người con gái Nam Xương

Câu 1: Bố cục của văn bản:

  • Phần 1 (từ đầu ...  cha mẹ đẻ mình) :Cuộc hôn nhân của Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách
  • Phần 2 ( tiếp....trót đã qua rồi) : Nỗi oan và cái chết của Vũ Nương.
  • Phần 2 (còn lại) : Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi. Vũ Nương được minh oan nhưng không trở lại nhân gian được nữa.

Câu 2 : Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi hoàn cảnh, Vũ Nương lại bộc lộ những đức tính tốt đẹp.

  • Trong cuộc sống vợ chồng bình thường nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải đến thất hòa”. Lời dặn dò khi chồng đi lính thật ân tình, đằm thắm, làm mọi người xúc động.
  • Khi chồng đăng lính, nàng không nguôi thương nhớ và chỉ mong chồng bình yên trở về. Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thủy chung yêu chồng tha thiết. Nỗi buồn nhớ của nàng cứ dài theo năm tháng. Nàng còn là người mẹ hiền, dâu thảo, một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa tận tình chăm sóc mẹ chồng yếu đau. Lời trăng trối của bà mẹ chồng trước khi chết thể hiện sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình.
  • Khi chồng nghi oan cho minh, nàng cô" tìm cách thanh minh, nhưng không kết quả. Nàng đã tìm đến cái chết để giải thoát. Nhìn chung trong các hoàn cảnh, Vũ Nương thể hiện là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, có đủ các phẩm chất mà xã hội phong kiến đòi hỏi ở người phụ nữ: công, dung, ngân, hạnh. Nàng chỉ có một mục đích duy nhất là vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Những ngươi như nàng lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc, nhưng lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn. Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự.

Việc miêu tả nhân vật Vũ Nương qua các hoàn cảnh khác nhau để khắc họa một nhân vật Vũ Nương , một người phụ nữ hiền thục, một người vợ thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, một người con dâu hiếu thảo, hết lòng vì cha mẹ, gia đình, đồng thời cũng là người phụ nữ coi trọng danh dự, phẩm hạnh, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình.

Câu 3: Nỗi oan khuất của Vũ Nương do nhiều nguyên nhân đưa đến:

  • Nguyên nhân trực tiếp là do Trương Sinh quá đa nghi, hay ghen, gia trưởng, độc đoán. Vì quá nghe lời con trẻ mà Trương Sinh đã không cho Vũ Nương cơ hội trình bày, thanh minh, không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng, nhất quyết không nói ra duyên cớ để có cơ hội minh oan, mắng nhiếc và đuổi nàng đi. Trương Sinh đã trở thành một kẻ vũ phu thô bạo đã bức tử Vũ Nương.
  • Nguyên nhân gián tiếp là do xã hội phong kiến – Một xã hội gây ra bao bất công ấy, thân phận người phụ nữ thật bấp bênh, mong manh, bi thảm. Họ không được bênh vực chở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí, …

Qua đó, người đọc có thể hiểu thêm về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Họ luôn thủy chung, son sắt, tảo tần, hi sinh vì gia đình. Bi kịch của Vù Nương là lời tố cáo xã hội phong kiên trọng nam khinh nữ, trọng phú khinh bần; người phụ nừ không dưực chở che, bảo vệ. Bi kịch này cũng là lời tố cáo chiến tranh.

Câu 4: Nhận xét về cách dẫn tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và lời đối đáp trong truyện:

  • Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện tạo kịch tính, lôi cuốn. Từ những chi tiết hé mở, chuẩn bị thắt nút đến khi nút thắt ngày một chặt hơn đã tạo cho truyện trở nên hấp dẫn, sinh động.
  • Trương Sinh tin vào lời nói hồn nhiên của con trỏ một cách vội vàng, không suy xét trước sau.
  • Tinh huống bất ngờ và cũng rất khó thanh minh cho Vũ Nương. Nàng chỉ còn cách giải oan duy nhất là tìm đôn cái chết. Lời nói hồn nhiên của đứa trẻ đã gây ra mối nghi ngờ của Trương Sinh nhưng rồi cuối cùng đã tỉnh ngộ nhưng lại đáng tiếc thay, mọi việc đã quá muộn, không thể cứu ván
  • Tình tiết trong câu chuyện diễn ra một cách tự nhiên, hợp lí, hấp dẫn.
  • Câu chuyện kể trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật khi các lời thoại được sắp xếp đặt đúng chỗ. Những lời độc thoại dài góp phần khẳng định những phẩm chất tốt đẹp và làm bộc lộ tính cách của nhân vật. Đoạn đối thoại giữa đứa con và Trương Sinh vừa đẩy truyện lên cao trào, vừa cởi nút câu chuyện.

Câu 5:

  • Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,… chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.".
  • Tác giả muốn làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương - một con người luôn nặng tình với cuộc đời, quan lâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên và khao khát được minh oan. Đưa những yếu tố kì ảo vào truyện, tác giả còn muốn mở rộng phạm vi hiện thực, tạo ra cơ sở để minh oan cho Vũ Nương, khẳng định lòng trong trắng của nàng Đồng thời tạo ra một thế giới ước mơ, khát vọng của nhân dân về sự công bằng, bác ái. Một lần nữa tác giả muốn tố cáo chế độ phong kiến hà khắc đà không có chỗ cho người phụ nữ đẹp người, đẹp nết như Vũ Nương.

Bài tập 1 ( Phần tham khảo ) :

Giá trị nội dung: Tác phẩm đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc

- Giá trị hiện thực:
  • Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ. Người phụ nữ luôn phải chịu bất công và thiệt thòi, cuộc sống của họ hoàn toàn không được bảo vệ.
  • Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận của người phụ nữ: chịu nhiều oan khuất và bế tắc, khi gặp bi kịch chẳng thể nào giải oan mà buộc phải tìm đến cái chết để kết thúc .
  • Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc sống của người dân rơi vào cảnh bế tắc, đặc biệt là cuộc sống của những người phụ nữ.
- Giá trị nhân đạo:
  • Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, luôn giữ phẩm hạnh, danh tiết dù cho phải dùng cái chết để chứng minh thông qua nhân vật Vũ Nương: thùy mị, nết na, luôn giữ gìn khuôn phép, hết mực thủy chung với chồng.
  • Tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ, những người bị cho là thấp hèn nhất của xã hội.

Nghệ thuật:

  • Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. Chính chi tiết này đã tạo nên tính bất ngờ đồng thời cũng tăng thêm tính bi kịch cho chuyện
  •  Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, nhân vật được xây dựng qua lời nói và hành động. Các lời trần thuật và đối thoại của nhân vật sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ nhưng vẫn khắc hoạ đậm nét và chân thật nội tâm nhân vật.
  • Sử dụng yếu tố kỳ ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Bài tập 2 ( phần tham khảo ): Viết đoạn văn

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI, sinh và mất năm nào chưa rõ. Nói về Nguyễn Dữ, người ta thường nhắc về một thi sĩ ở ẩn với những hiểu biết sâu rộng về cuộc đời. Quê quán của ông thuộc xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Tương truyền, ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phú). Thế nhưng, nội chiến phân tranh liên miên giữa nhà Mạc, Lê, Trịnh đã khiến ông chán nản. Vì vậy làm quan được một năm, ông đã cáo quan về ở ẩn cùng mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác.

Dù không có nhiều duyên phận với nghiệp quan trường nhưng với tầm hiểu biết của mình, ông đã để lại cho hậu thế những tác phẩm mang đầy tư tưởng lớn lao. Ông viết sách rất nhiều vào những năm sau khi cáo quan, thế nhưng tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc nhất của ông chính là "Truyền kì mạn lục". Tác phẩm đồ sộ với tư tưởng lớn này của ông đã giúp ông ghi lại dấu ấn của mình vào nền thi ca trung đại Việt Nam. Truyền kỳ mạn lục được hoàn thành ngay từ những năm đầu của thời kỳ này, ước đoán vào khoảng giữa hai thập kỷ 20-30 của thế kỷ XVI.

Truyền kì là một thể văn xuôi thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm có sự tương giao. Người đọc có thể thấy đằng sau thế giới phi hiện thực chính là cốt lõi của hiện thực và những quan niệm, thái độ của tác giả. Qua những yếu tố kỳ ảo được lồng ghép vào trong truyện, tác giả muốn nhắc nhở, khuyên bảo người đời về cái cốt cách cuộc sống đời thực. Truyền kỳ mạn lục là cuốn văn xuôi cổ gồm 20 truyện, mang yếu tố hoang đường, cốt truyện lưu truyền trong dân gian theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Nội dung chính xuyên suốt tập truyện thể hiển ở ba khía cạnh

Thứ nhất, Truyền kì mạn lục đã đề cập đến đề tài người phụ nữ - một đề tài ít được nói đến trong văn học trung đại. Bởi cùng thời gian đó, giá trị của người phụ nữ không hề được coi trọng, họ chẳng đáng để được đưa ra  bàn tán. Tác phẩm thể hiện ca ngợi sự gắn bó thủy chung trong tình cảm vợ chồng, có ý thức bảo vệ tình cảm gia đình, hạnh phúc lứa đôi. Đồng thời, tác phẩm thể hiện sự cảm thông với thân phận những người phụ nữ bất hạnh, tiêu biểu như nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương, một người phụ nữ phẩm hạnh nhưng đến cuối cùng đã phải tự kết liễu đời mình để bảo vệ danh tiết.

Thứ hai, các tác phẩm phê phán, tố cáo giai cấp thống trị, giai cấp cầm quyền. Ông đã đứng ra đại diện cho tiếng nói của những người dân thấp cổ bé họng, bị bè lũ giai cấp thống trị từ hôn quân bạo chúa trong triều đến bọn cường hào ác bá ở địa phương áp bức bóc lột. Đồng thời, tác giả ngợi ca những bậc nho sĩ, những quan lại chính trực đã không vì danh lợi mà quay lưng lại với nhân dân, giữ chí khí trong một xã hội đầy rối ren.

Thứ ba, thông qua các câu chuyện, tác giả còn bộc bạch những nỗi niềm ưu tư trước thời thế. Là một nhà Nho có tài nhưng phải chứng kiến sự thay đổi của đất nước, nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp có nguy cơ sụp đổ, tan rã, nhà văn không khỏi rơi vào nỗi bi uất. Nguyễn Dữ mong muốn gìn giữ và phát huy những giá trị cao đẹp bền vững của cuộc sống.

Với sự thành công về mặt nội dung và nghệ thuật như vậy, Truyền kì mạn lục gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Dữ đã trở thành một tác phẩm văn học được người đọc đón nhận và khắc sâu, với những câu chuyện ảo mà rất thực, rất đỗi đời thường. Qua mỗi câu chuyện, ta thấy được những chân dung, số phận con người trong bức tranh về xã hội phong kiến.

Bài tập 3 ( Phần tham khảo ) :
Lí do đã dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải chịu là do người chồng Trương Sinh nghe lời nói ngây thơ của con trẻ, sinh nghi ngờ, ghen tuông. Sau khi đi lính xa nhà trở về và nghe lời nói ngây thơ của đứa con trẻ làm đau lòng chàng: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia, chỉ nín thin thít”, chàng ta đã không hỏi vợ mình để làm rõ chân tượng mà đinh ninh vợ mình có gian tình. Và sâu xa là do chế độ xã hội phong kiến bất công, phi lý. Cái quyền của người phụ nữ bị xem nhẹ còn cái tôi tớ của người đàn ông thì được coi trọng.

Từ khóa tìm kiếm google:

sọan văn 9 siêu hay, soạn chuyện người con gái Nam Xương siêu hay, ngữ văn 6 chuyện người con gái Nam Xương, soạn chuyện người con gái Nam Xương mới nhất
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 9 siêu hay bài: Chuyện người con gái Nam Xương . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 9 tập 1. Phần trình bày do Chu Nguyệt tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận