Danh mục bài soạn

Soạn văn 9 siêu hay bài: Đồng chí

Bài soạn văn 9 tập 1: Đồng chí cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trêngoogle hãy gõ: soan sieu hay dong chi tech12h. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào

[toc:ul]

Phần 1. Các câu hỏi trong bài học

Bài tập 1: Dòng thứ bảy của bài thơ có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?

Bài tập 2: Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?

Bài tập 3: Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị của những chi tiết, hình ảnh đó.

Bài tập 4:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy.

Bài tập 5: Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí?

Bài tập 6: Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?

Luyện tập : Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí (“Đêm nay... trăng treo”).

Bài tập 1 - Tham khảo : Các cặp hình ảnh “súng bên súng”, “đầu sát bên đầu”, “anh với tôi” luôn  song hành cùng nhau có ý nghĩa gì?

Bài tập 2 - Tham khảo: Viết một đoạn văn ngắn  phân tích ba câu thơ cuối bài thơ Đồng chí để làm rõ ý kiến sau: Ba câu cuối là ba câu thơ hay nhất, là sự kết tinh cao quý của tình đồng chí.

Bài tập 3 - Tham khảo: Cảm nhận vẻ đẹp người lính qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

Phần 2. Soạn siêu ngắn bài đồng chí

Bài tập 1 :

  • Dòng thứ bảy của bài thơ rất ngắn gọn, chỉ có hai từ, kết thúc bằng dấu chấm than. 
  • Dòng thơ thứ bảy là cầu nối giữa đoạn trước và sau nó. Đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chí, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể.

Bài tập 2: Cơ sở của tình đồng chí qua sáu câu thơ đầu :

  • Cùng xuất thân từ làng quê nghèo khó, cùng chung giai cấp : đều là nông dân từ những vùng quê nghèo.
  • Cùng chí hướng, chung lí tưởng chiến đấu, nhiệm vụ : súng bên súng đầu sát bên đầu, cùng mang trong mình tình yêu nước, quyết tâm chiến đấu vì đất nước.
  • Cùng nhau trải qua gian khó, chịu sự thiếu thốn, gian khổ của ngươi lính : đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Bài tập 3: Chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng :

  • Sẵn sàng hi sinh vì độc lập của đất nước, họ nhờ nhau chăm sóc ruộng vườn, gia đình của nhau.
  • Sự cảm thông sâu xa những tâm sự, nỗi lòng của nhau.
  • Chia sẻ gian lao, thiếu thốn.

Bài tập 4 :Người lính và cuộc chiến trong ba câu thơ cuối : cuộc chiến gian khổ, đầy khó khăn. Trong điều kiện chiến đấu đầy khắc nghiệt, nơi rừng núi hoang vu hiểm trở người lính thật dũng cảm, đoàn kết vượt qua sương muối giá buốt.

Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh :

  • Vẻ đẹp hiện thực : tình đồng chí sát cánh bên nhau, thật đẹp, thật ấm lòng giữa rừng hoang vu vẫn ấm lòng sẵn sàng chiến đấu.
  • Vẻ đẹp lãng mạn : đầu súng trăng treo là hình ảnh tuyệt đẹp, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa gần vừa xa, bên cạnh ngọn súng chính là trăng thơ mộng, lơ lửng như niềm tin mãnh liệt vào sự chiến thắng, gợi ra ánh sáng của hòa bình, của tự do

Bài tập 5 : Tác giả đặt nhan đề “Đồng chí” vì toàn bộ nội dung bài thơ đều tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của những người đồng chí. Gợi nhắc tới tình đồng chí, đồng đội của những người lính nông dân lần đầu ra trận trong những ngày đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Bài tập 6 : Anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp giản dị mà cao cả, có tinh thần chịu đựng gian khó, dứt khoát ra đi chiến đấu vì Tổ quốc, vì một lí tưởng cao đẹp, vì nền hòa bình tự do của dân tộc, vì niềm tin vào sự thắng lợi của cuộc cách mạng. 

Luyện tập : Cảm nhận về đoạn thơ cuối bài thơ “Đồng chí” :

Đoạn cuối bài thơ mang một vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn.

  • Hiện thực : cảnh rừng hoang vu, ở người lính canh giữ chờ giặc, ở đầu súng nằm trong bàn tay cứng cỏi người bộ đội.
  • Hình ảnh lãng mạn :  Tình đồng chí sưởi ấm không gian giá lạnh, khi mảnh trăng thơ thẩn đi chơi, níu giữ lại trên đầu ngọn súng.

Bài tập 1 - Tham khảo : Các cặp hình ảnh “súng bên súng”, “đầu sát bên đầu”, “anh với tôi” luôn  song hành cùng nhau có ý nghĩa:

  • " Súng bên súng , đầu sát bên đầu" : Những người lính luôn sát cánh bên nhau trong mọi khó khăn, nguy hiểm.
  • “Anh với tôi” là sự đồng lòng đồng sức, cùng đồng cam cộng khổ

Bài tập 2 - Tham khảo: Viết một đoạn văn ngắn  phân tích ba câu thơ cuối.

  • Giữa không gian tĩnh lặng về đêm giữa núi rừng bao la, là hình ảnh của người lính, khẩu súng và vầng trăng.
  • Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng.
  • Súng là biểu tượng cho chiến tranh khốc liệt, trăng biểu tượng cho cuộc sống thanh bình.
  • Những người bộ đội cụ Hồ đã luôn sát cánh bên nhau dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất

Bài tập 3 - Tham khảo: Cảm nhận vẻ đẹp người lính qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

  • Hình ảnh người lính hiện lên hết sức chân thực. Họ là những người lính xuất phát từ những người nông dân tảo tần, quanh năm vất vả trên ruộng đồng.
  • Họ cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu, chính những điều đó đã mang họ lại nơi đây, họ trở thành những người bạn, người đồng đội, đồng chí cùng nhau chia sẻ ngọt bùi và gian khổ.

Phần 3. Soạn chi tiết bài đồng chí

Bài tập 1 : Sự đặc biệt dòng thứ bảy của bài thơ

  • Dòng thứ bảy của bài thơ rất ngắn gọn, chỉ có hai từ, kết thúc bằng dấu chấm than. " Đồng chí ! "
  • Dòng thơ thứ bảy là cầu nối giữa đoạn trước và sau nó. Đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chí, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể. Đi từ tình cảm riêng – tư (anh với tôi), đó là những cơ sở hình thành nên tình đồng chí, sự gắn bó chung lí tưởng, con đường (đồng chí), những biểu hiện của tình đồng chí.

-> Nhấn mạnh sự thiêng liêng của tình đồng chí, giữa những con người cùng chí hướng, cùng lí tưởng.

Bài tập 2: Cơ sở của tình đồng chí qua sáu câu thơ đầu :

Cùng xuất thân từ làng quê nghèo khó, cùng chung giai cấp : đều là nông dân từ những vùng quê nghèo.

Quê hương anh nước mặn đồng chua.
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

-> Đó là những người nông dân, xuất thân từ cuộc sống làng quê giản dị, chỉ quen với tay cầy tay cuốc.

Cùng chí hướng, chung lí tưởng chiến đấu, nhiệm vụ : súng bên súng đầu sát bên đầu, cùng mang trong mình tình yêu nước, quyết tâm chiến đấu vì đất nước.

Anh với tôi đôi người xa lạ
Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu.

-> Súng bên súng đầu sát bên đầu làm cho những phương trời xa lạ xích lại gần nhau để cùng bên nhau chung một nhiệm vụ chiến đấu vì Tổ quốc. Cùng nhau trải qua gian khó, chịu sự thiếu thốn, gian khổ của ngươi lính : đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Bài tập 3: Trong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng:

Sẵn sàng hi sinh vì độc lập của đất nước, họ nhờ nhau chăm sóc ruộng vườn, gia đình của nhau.

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Sự cảm thông sâu xa những tâm sự, nỗi lòng của nhau. Chia sẻ gian lao, thiếu thốn cùng nhau :

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày.

-> Trong không gian đầy khắc nghiệt “rừng hoang sương muối”, nhưng họ vẫn kề vai sát cánh đứng bên nhau chờ giặc tới, lạc quan tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, thực hiện hành động bảo vệ tổ quốc, hiện thực hóa lí tưởng hòa bình.

Bài tập 4:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

  • Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu: Cuộc chiến đầy gian khổ, đầy khó khăn và khắc nghiệt. Trong điều kiện nơi rừng núi hoang vu hiểm trở người lính thật dũng cảm, đoàn kết vượt qua sương muối giá buốt. Chẳng có khó khăn nào có thể ngăn cản bước chân của người lính cụ Hồ.
  • Phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy : Vừa gợi lên hình ảnh cuộc sống chân thực vưà gợi lên vẻ đẹp mờ ảo, niềm tin chiến thắng của cuộc cách mạng.

Hiện thực : cảnh rừng hoang vu, ở người lính canh giữ chờ giặc, ở đầu súng nằm trong bàn tay cứng cỏi người bộ đội. Nơi rừng núi hoang vu hiểm trở, những trận sương muối lạnh buốt người chẳng thể nào làm nhụt chí người lính. Họ vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Sức mạnh của tình đồng đội đã giup họ vượt lên trên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn.
Hình ảnh lãng mạn :  Tình đồng chí sưởi ấm không gian giá lạnh, khi mảnh trăng thơ thẩn đi chơi, níu giữ lại trên đầu ngọn súng. Hình ảnh vầng trăng treo trên ngọn súng gợi ra ánh sáng của hòa bình, của tự do. Ánh sáng của niềm lạc quan cách mạng

Bài tập 5 : Tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là " Đồng chí " là vì : Toàn bộ nội dung bài thơ đều tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của những người đồng chí. Gợi nhắc tới tình đồng chí, đồng đội của những người lính nông dân lần đầu ra trận trong những ngày đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Họ chiến đấu không chỉ để bảo vệ quê hương và những người thân yêu của mình mà cao hơn thế, là để bảo vệ dân tộc. Đồng thời ca ngợi tình cảm đồng chí, đồng đội cao cả và bất diệt.

Bài tập 6 : Cảm nhận cuả em về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp

Anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp giản dị mà cao cả, có tinh thần chịu đựng gian khó, dứt khoát ra đi chiến đấu vì Tổ quốc, vì một lí tưởng cao đẹp, vì nền hòa bình tự do của dân tộc, vì niềm tin vào sự thắng lợi của cuộc cách mạng. Họ sẵn sàng dâng hiến cả tuổi xuân cho sông núi quê hương. Bỏ lại sau lưng là gia đình, quê thiếu bàn tay các anh chăm sóc. Họ luôn có ý thức gắn bó, sống đùm bọc, tương trợ nhau không chỉ trong cuộc sống mà cả trong chiến đấu. Đó là hình ảnh những người lính bộ đội cụ Hồ.

Luyện tập : Cảm nhận về đoạn thơ cuối bài thơ “Đồng chí” :

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

Gặp nhau nơi rừng thiên nước độc, nơi rừng hoang sương muối , giữa tiếng đạn bom, giữa những hiểm nguy luôn rình rập, nhưng họ không hề lo sợ, nao núng tinh thần. Họ đã cùng nhau sống, chiến đấu và gắn bó thân thiết như anh em ruột thịt, luôn giữ vững một tinh thần thép là sẵn sàng đối đầu với mọi hiểm nguy qua ba chữ "chờ giặc tới ".

“Đầu súng trăng treo”, câu thơ ngắn gọn mà cô đọng những ý nghĩa sâu xa. Sự đối lập giữa hai hình ảnh súng và trăng, đối lấp giữa hiện tại chiến tranh ác liệt và khát vọng hòa bình tươi sáng. Những người lính chấp nhận gian khổ, xa gia đình, đối đầu với hiểm nguy, cận kề với nòng súng nhưng hơn hết là họ cùng có nhau, luôn sát cánh bên nhau bởi đâu đó trong sâu thẳm tâm can mỗi người  luôn mong muốn bảo vệ nền hòa bình, độc lập dân tộc.

Bài tập 1 - Tham khảo : Các cặp hình ảnh “súng bên súng”, “đầu sát bên đầu”, “anh với tôi” luôn  song hành cùng nhau có ý nghĩa:

  • " Súng bên súng , đầu sát bên đầu" : Những người lính luôn sát cánh bên nhau trong mọi khó khăn, nguy hiểm. Tác giả đã dùng các từ “sát, bên” gợi sự chia sẻ của người lính, ý hợp tâm giao.
  • “Anh với tôi” là sự đồng lòng đồng sức, cùng đồng cam cộng khổ. Đó chính là tình đồng chí trong những ngày tháng chiến đầu vì một li tưởng chung là vì nền hòa bình của dân tộc.

Bài tập 2 - Tham khảo: Viết một đoạn văn ngắn  phân tích ba câu thơ cuối.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Ba câu thơ cuối, tác giả muốn nói về đêm nay, một đêm khuya hoang vắng đầy giá lạnh. Giữa không gian tĩnh lặng về đêm với núi rừng bao la, là hình ảnh của người lính, khẩu súng và vầng trăng. Những người bộ đội cụ Hồ đã luôn sát cánh bên nhau dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Họ luôn vui vẻ, lạc quan và yêu đời dấu biết phía bên kia là lũ giặc cướp nước, là những nòng súng, đầu đạn, là bao hiểm nguy nhưng họ đâu có sợ. Mà trái lại họ còn đứng đó để đón chờ tất cả, đứng đó để nhằm thẳng quaan thù mà đánh. Súng và trăng là hai hình ảnh gần và xa, thực tại và mơ mộng. Súng là biểu tượng cho chiến tranh khốc liệt rồi họ nhìn lên vầng trăng, biểu tượng cho cuộc sống thanh bình. Tác giả đặt hai hình ảnh đó cạnh nhau là có ý đồ, có mục đích. Nếu vượt qua được mọi mối hiểm nguy thì ắt hẳn sẽ chạm tới một tương lai tươi sáng, chạm đến ánh hào quang của nền hòa bình, tự do dân tộc.

Bài tập 3 - Tham khảo: Cảm nhận vẻ đẹp người lính qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

Với Chính Hữu, người lính hiện lên hết sức giản dị, mộc mạc nhưng có một tâm hồn cao đẹp, họ có chung một tình dân tộc, cùng lí tưởng chiến đấu. Hình ảnh người lính hiện lên hết sức chân thực. Họ là những người lính xuất phát từ những người nông dân tảo tần, quanh năm vất vả trên ruộng đồng. Họ từ vùng đất khó khăn, khô cằn quen với việc đồng áng mà nay lại xung phong đi đánh trận. Mỗi người đến từ một vùng quê khác nhau nhưng rồi đã coi nhau như ruột thịt , thổ lộ tâm sự, nói chuyện với nhau đều hết sức dân dã và mộc mạc đúng như cái chất của người nông dân. Họ cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu, chính những điều đó đã mang họ lại nơi đây, họ trở thành những người bạn, người tri kỉ, người đồng đội, đồng chí cùng nhau chia sẻ ngọt bùi và gian khổ. Tuy cuộc sống đầy thiếu thốn, gian khổ nơi chiến trường nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Điều đó thể hiện tinh thần bất khuất, kiên cường chiến đấu. Bài thơ sử dụng các ngôn từ mộc mạc, hình ảnh giản dị nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về hình ảnh những người lính trong kháng chiến chống Pháp. Nhờ có các anh, những người chiến sĩ vô danh đã thầm lặng hi sinh để đem lại bình yên cho dân tộc hôm nay.

Từ khóa tìm kiếm google:

sọan văn 9 siêu hay, soạn đồng chí siêu hay, ngữ văn 9 cồng chí, soạn đồng chí mới nhất
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 9 siêu hay bài: Đồng chí . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 9 tập 1. Phần trình bày do Chu Nguyệt tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận