Danh mục bài soạn

Soạn văn 9 siêu hay bài: Thúy Kiều báo ân báo oán

Bài soạn văn 9 tập 1: Thúy Kiều báo ân báo oán cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trêngoogle hãy gõ: soan sieu hay thuy kieu bao an bao oan tech12h. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào

[toc:ul]

Phần 1. Các câu hỏi trong bài học

Câu 1:  Mười câu đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân

Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người như thế nào? Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều khi nói với Thúc Sinh và khi nói với Hoạn Thư?

Câu 2:  Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán

Những lời đầu tiên khi Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu như thế nào? Thái độ của Kiều thể hiện qua giọng điệu ấy.

Câu 3:  Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao? Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là gỡ tội. Em hãy tìm hiểu: Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư? Các lí lẽ của HT đã tác động tới Kiều như thế nào? Qua lời đối đáp của HT. em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật?

Câu 4:  Vì sao Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư? Việc làm ấy của Kiều có hợp lí không? Những lời cuối của Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là người như thế nào?

Câu 5:  Phân tích tính cách Kiều và Hoạn Thư

Luyện tập : Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư

Câu 1 - Tham khảo : Hãy viết một đoạn văn nêu những suy nghĩ về con người Thúy Kiều qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán.

Phần 2. Soạn siêu ngắn bài Thúy Kiều báo ân báo oán

Câu 1: Thúy Kiều báo ân :

  • Qua lời của Kiều với Thúc Sinh ta thấy Kiều là người nặng tình, nặng nghĩa, nàng rất trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh. Tuy khi bị Hoạn Thư hành hạ, Thúc Sinh không giúp được nhưng nàng vẫn biết ơn và tạ ơn Thúc Sinh.
  • Kiều nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư chứng tỏ vết thương lòng, đau đớn, xót xa mà Hoạn Thư gây ra nàng không quên được.
  • Lời nói với Thúc Sinh trang trọng, dùng nhiều điển cố vì Kiều vẫn luôn coi Thúc Sinh là người có ơn sâu nghĩa nặng với mình.
  • Còn lời nói về Hoạn Thư lại nôm na bình dị, sử dụng lối nói dân gian tỏ thái độ xem thường.

Câu 2 :Thúy Kiều báo oán :

  • Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến. Chào, thưa Hoạn Thư là “tiểu thư” mặc dù vị thế hai người đã đảo ngược.
  • Thái độ Kiều : đay nghiến, quyết liệt trong trả thù, báo trước những điều dữ dội sắp xảy ra cho cuộc đời Hoạn Thư.

Câu 3:

  • Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư : biênj hộ mình là đàn bà nên ghen tuông cũng là chuyện thường tình. → Nhắc đeén việc Kiều từng mang theo một ít chuông vàng khánh bạc nhưng Hoạn Thư đã không cho người đuổi theo. → Bày tỏ thái độ khâm phục ngưỡng mộ của mình đối với nàng Kiều → nhận lỗi và mong tha thứ.
  • Các lí lẽ đó tác động tới Kiều : tác động lầm cho Kiều có phần nguôi ngoai, mắc vào thế khó đành tha bổng cho Hoạn Thư.
  • Tính cách Hoạn Thư : khôn ngoan, lọc lõi, tâm địa mưu mô, thủ đoạn, nham hiểm.

Câu 4:

  • Kiều tha Hoạn Thư vì những lí lẽ của Hoạn Thư và bản tính rộng lượng của Kiều.
  • Việc làm ấy phù hợp với lòng nhân hậu, rất nặng tình nặng nghĩa, giàu lòng cảm thương của Kiều. Vì vậy nó là hơpj tình, hợp lý, không hề đáng trách.

→ Kiều là người giàu lòng vị tha, nặng tình nghĩa.

Câu 5 :

  • Hoạn Thư khôn ngoan, lọc lõi, có tâm địa , mưu mô, xảo quyệt, thủ đoạn. 
  • Thúy Kiều giàu lòng vị tha, tình nghĩa. Đối với Thúc Sinh biết ơn, trân trọng, đối với Hoạn Thư giận nhưng vẫn rộng lượng tha tội.

Luyện tập : Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư

  • Thúy Kiều tình nghĩa, yêu ghét rõ ràng, rộng lượng : vẫn nhớ ơn và báo ơn Thúc Sinh đã cứu mình khỏi lầu xanh. Đã có sự trả nghĩa, đúng hơn là trả cái tình mà Thúc Sinh đã dành cho nàng.
  • Nhớ thù Hoạn Thư nhưng khi nghe lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư thì vẫn rộng lượng tha bổng.
  • Hoạn Thư : khôn ngoan, khéo nói : sợ hãi mà vẫn khéo léo bào chữa tội mình, từ trọng tội thành kẻ không có tội.

Câu 1 - Tham khảo : Viết một đoạn văn nêu những suy nghĩ về con người Thúy Kiều qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán.

  • Thúy Kiều đã phải nếm trải bao đắng cay, tủi nhục
  • Là người có tấm lòng bao dung, đôn hậu, nàng đã đền ơn những người cưu mang giúp đỡ mình
  • Đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác.
  • Là người có longf khoan dung, độ lượng

Phần 3. Soạn chi tiết bài Thúy Kiều báo ân báo oán

Câu 1 : Mười câu đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân.

  • Qua lời của Kiều với Thúc Sinh : “Nghĩa nặng tình non, cố nhân,...”  ta thấy Kiều trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh. Tuy khi bị Hoạn Thư hành hạ, Thúc Sinh không giúp được nhưng nàng vẫn biết ơn và tạ ơn Thúc Sinh -> Kiều là một người rất nặng tình, nặng nghĩa.
  • Kiều nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư chứng tỏ vết thương lòng, đau đớn, xót xa mà Hoạn Thư gây ra nàng không quên được -> Đó là nỗi lòng đau xót, giằng xé đến tột cùng.
  • Lời nói với Thúc Sinh trang trọng, dùng nhiều điển cố vì Kiều vẫn luôn coi Thúc Sinh là người có ơn sâu nghĩa nặng với mình. Còn lời nói về Hoạn Thư lại nôm na bình dị, sử dụng lối nói dân gian tỏ thái độ xem thường -> Đó là sự khác nhau trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh và Hoanj Thư. 

Câu 2: Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán.

Thoắt trông nàng đã chào thưa:
"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
  Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!
  Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều"

Những lời này có giọng điệu mỉa mai, châm biếm. Nàng chào thưa Hoạn Thư và gọi Hoạn Thư là tiểu thư mặc dù vị thế của nàng và Hoạn Thư đã hoàn toàn đảo ngược.

Từng lời nói của Kiều thể hiện sự cay nghiệt, đay nghiến. Câu thơ cứ như dằn ra từng tiếng dễ có mấy tay, mấy mặt, mấy gan, đời xưa, đời này, càng cay nghiệt, càng oan trái thể hiện sự hận thù cực độ trong nàng. Qua lời nói đó,  kiều như ngầm ý báo trước rằng, những gì sắp xảy ra với Hoạn Thư sẽ tương ứng với những gì Hoạn Thư đã làm với Kiều, sẽ là đau đơns, xót xa.

Câu 3 :

Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư "hồn lạc phách xiêu” nhưng vẫn lươn lẹo, xảo quyệt đưa ra được những lí lẽ nhằm bao biện cho mình.

Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư: rất thuyết phục, chặt chẽ, lôgíc.

  • Biện hộ rằng mình là đàn bà nên ghen tuông cũng là chuyện thường tình -> xóa ranh giới kẻ thù, về cùng phía “phận đàn bà”
  • Hoạn Thư ngầm kể công riêng với Kiều, nhắc đến chuyện khi nàng ra khỏi Quan Âm Gác có mang theo một ít chuông vàng khánh bạc nhưng Hoạn Thư đã không cho người đuổi theo -> từ trọng tội biến thành chuyện nhỏ, là kẻ có tình có nghĩa.
  • Hoạn Thư bày tỏ thái độ khâm phục ngưỡng mộ của mình đối với nàng Kiều: Lòng riêng riêng những kính yêu.
  • Cao tay hơn Hoạn Thư đã nhận tất cả những lỗi lầm đó thuộc về mình trót đã gây việc chông gai và mong được Kiều tha thứ còn nhờ lượng trời bể của Kiều

Những lời lẽ này đã tác động tới Kiều: Sự phải lời của Hoạn Thư đã phần nào làm cho cơn giận của Kiều nguôi ngoai, và đặt nàng vào tình thế khó xử là nếu làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen nên buộc lòng đành phải tha bổng cho Hoạn Thư.
Nhận xét tính cách Hoạn Thư: Đó là những lí lẽ rất khôn ngoan mà Kiều khó lòng bác bỏ được. Hoạn Thư là con người khôn ngoan, gian xảo. M
ụ đã vận dụng tất cả sự khôn ngoan, lọc lõi của mình để bao biện cho cơ hội duy nhất để có thể thoát tội.

Câu 4 : Kiều tha bổng Hoạn Thư vì:

  • Những lập luận lí lẽ mà Hoạn Thư đưa ra chặt chẽ, có lí khó mà bắt bẻ được. Nếu như Kiều quyết tâm làm đến cungf thì cung xhoas là nguời nhỏ nhen.
  • Bản tính của Kiều vốn rất nặng tình nặng nghĩa, giàu lòng cảm thương, nàng không chỉ yêu thương mọi người mà còn khoan dung, rộng lượng với kẻ thù.

-> Việc Kiều tha bổng Hoạn Thư là hợp lý là đúng. Vì cách gỡ tội khôn khéo của Hoạn Thư song chủ yếu là vì Bản chất Kiều vốn là người nhân hậu, giàu lòng vị tha.

Câu 5 : Qua đoạn trích ta thấy tính cách của Kiều và Hoạn Thư có những nét khác nhau:

  • Hoạn Thư khôn ngoan, xảo quyệt,tâm địa đầy tính toán, thủ đoạn.
  • Kiều là người trọng ân nghĩa, giàu lòng vị tha. Những ai đã giúp đỡ nàng đều được nhớ tới và đến ơn xứng đáng, với Thúc Sinh nàng sống có trước có sau, ân cần thân mật; đối với Hoạn Thư dù có chì chiết giận dữ lúc ban đầu nhưng đến cuối cùng, nàng vẫn rộng lượng bao dung tha bổng.

Luyện tập : Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư

Thúy Kiều tình nghĩa, yêu ghét rõ ràng, rộng lượng : vẫn nhớ ơn và báo ơn Thúc Sinh đã cứu mình khỏi lầu xanh. Đã có sự trả nghĩa, đúng hơn là trả cái tình mà Thúc Sinh đã dành cho nàng.
“Nghĩa nặng tình non,
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,
Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là.
Nhớ thù Hoạn Thư nhưng khi nghe lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư thì vẫn rộng lượng tha bổng.
Khen cho: Thật đã nên rằng  
 Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời.  
 Tha ra, thì cũng may đời,  
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.  
Đã lòng tri quá thì nên  
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.
Hoạn Thư : khôn ngoan, khéo nói : sợ hãi mà vẫn khéo léo bào chữa tội mình, từ trọng tội thành kẻ không có tội.
Rằng: "Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
Nghĩ cho khi gác viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng riêng những kinh yêu,
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai".

Câu 1 - Tham khảo : Viết một đoạn văn nêu những suy nghĩ về con người Thúy Kiều qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán.

Thúy Kiều đã phải nếm trải bao đắng cay, tủi nhục. Nàng đã trải qua biết bao sóng gió của cuộc đời, phải bán thân cứu cha và sau đó bị bán vào lầu xanh. Nhưng cuộc đời nàng đã có một tia sáng le lói khi được Thúc Sinh chuộc  ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát khỏi cảnh đời ô nhục. Nếu không nhắc đến Hoạn Thư thì so với trước đây, Kiều đã có những tháng ngày tạm thời yên ổn trong cuộc sống. Nhưng rôì nghiệt ngã thay, cuộc đời nàng lại một lần nữa rơi vào cảnh đau khổ bởi chính người vợ của người ân nhân đã cứu vớt đời mình. Nhưng rồi sau tất cả, đến cuối cùng, khi cuộc đời nàng bước sang trang mới tươi đẹp hơn, Bằng tấm lòng bao dung, đôn hậu, Kiều đã đền ơn những người cưu mang giúp đỡ mình, đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác, từng hãm hại mình.

Từ khóa tìm kiếm google:

sọan văn 9 siêu hay, soạn Thúy Kiều báo ân báo oán siêu hay, ngữ văn 9 Thúy Kiều báo ân báo oán, soạn Thúy Kiều báo ân báo oán mới nhất
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 9 siêu hay bài: Thúy Kiều báo ân báo oán . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 9 tập 1. Phần trình bày do Chu Nguyệt tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận